19世紀前半の社会情勢と国民の闘争運動 1.社会情勢と人々の生活

Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
1. Tình hình xã hội và đời sống nhân dân
Cuộc khủng hoảng xã hội ở nửa sau thế kỉ XVIII đã khiến nhà nước quân chủ phong kiến thời Nguyễn tăng thêm tính chuyên chế, củng cố quan hệ sản xuất phong kiến.
Xã hội chia thành hai giai cấp : giai cấp thống trị bao gồm vua quan và địa chủ, cường hào ; giai cấp bị trị bao gồm các tầng lớp nhân dân lao động mà tuyệt đại đa số là nông dân.
Nhà Nguyễn cố gắng hoàn chỉnh bộ máy thống trị nhằm ổn định tình hình xã hội nhưng không ngăn chặn được sự phát triển của tệ tham quan ô lại.
Nhân dân có câu :
Con ơi, mẹ bảo con này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
Không chỉ có nhân dân than thở :
“Muốn nói gian làm quan mà nói” hay “quan tha, nha bắt”… mà cả vua Minh Mạng cũng bất bình,
đã từng nhận xét: bọn quan lại “xem pháp luật như hư văn, xoay xở nhiều vành, chỉ cốt lấy tiền, không được thì buộc tội”.
(Đại Nam thực lục)
Ở nông thôn, địa chủ cường hào lại tiếp tục hoành hành, ức hiếp nhân dân.
Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã tâu với vua : “Cái hại quan lại là một, hai phần, còn cái hại cường hào đến 8, 9 phần”.
Nhà nước chia vùng để đánh thuế, mức thuế khá nặng.
Tô tức của địa chủ cũng khá cao. Mỗi năm người dân đinh phải chịu 60 ngày lao dịch.
Bên cạnh đó, các vua Nguyễn còn tập trung sức dân, của cải xây dựng kinh thành, cung điện ở Phú Xuân, phá dỡ cung điện vua Lê ở Hà Nội chuyển vào,
điều động hàng nghìn dân đinh, binh lính Thanh Hoá, Nghệ An, Bắc thành vào làm trong hàng chục năm.
Theo sử cũ, trong một lần tuần du ra Bắc, vua Thiệu Trị đã bắt nhân dân xây dựng 44 hành cung ở dọc đường để vua nghỉ.
Không những thế, thiên tai, mất mùa, đói kém lại thường xuyên xảy ra. Có năm bão lụt lớn làm đổ hàng vạn nhà dân, hàng ngàn người chết.
Có năm nạn dịch lan tràn làm hàng chục vạn người chết.
Một bài vè đương thời có câu :
Xúc đầy nghĩa địa
Thây thối bên cầu
Trời ảm đạm u sầu
Cảnh hoang tàn đói rét.
19世紀前半の社会情勢と国民の闘争運動
1.社会情勢と人々の生活
18世紀後半の社会危機により、Nguyen王朝の封建的君主国は専制政治を強めた。
封建的生産関係を強化する。
社会は2つの階層に分けられます。支配階級には官史と地主が含まれます。
被支配階級には、ほとんど農民で、労働者階級の人々が含まれます。
Nguyen王朝は社会情勢を安定させるために支配的な組織を完成させようとしたが、悪い欲望官史を防ぎませんでした。
人民の文句があります:
赤ちゃん、私はこの子に言った、
夜の強盗は敵です、
昼の強盗は官史です。
人々だけが文句を言うわけではありません:
「物事について話し、言いたい」そして「気をつけて、捕まる」…
Minh Mang(明命帝)(Nguyen朝の第2代皇帝)もまた不満を抱いていた、
かつてコメントしたもの:官史は「小説として法律を見て、多くの財宝を管理し、お金を受け取るだけ、告発されることはない」
(Dai Nam thuc luc 大南寔録)
農村部では、地主、家主が暴れ続け、人々をいじめた。
起業家のNguyen Cong Truは、王に提言しました。
「官史の害は1.2割、重税の害は8.9割です。州から地域への課税はかなり重いです。
家主の負担もかなり高いです。毎年人々は60日間の労働に苦しまなければなりません。
そのうえ、Nguyen王は、城塞、Phu Xuan宮殿を建設するために人々と富に集中し、ハノイのLe王の宮殿を撤去し、
何千人もの人々、Thanh Hoa、Nghe An、Bac Thanhの兵士を数十年で動員させる。
古い歴史によると、北への旅行中にThieu Tri王は、王が休むための44の家を建てるよう強制した。
それだけでなく、自然災害、作物の失敗、飢餓はしばしば起こります。
何万もの家を襲った何年もの嵐と洪水がありました、何千人もの人々が死にました。
流行が広がり、何万人もの人々が死亡した年がありました。
当時の詩があります。
墓地がいっぱい
橋の上は腐敗している
空は暗い
野原が寒い情景

コメント