3つの革命的な組織の誕生と運営 1 ベトナム青年革命協会

Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng

1.Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

Sau khi đến Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ. Phần lớn học viên là thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam yêu nước.
Họ học làm cách mạng, học cách hoạt động bí mật.
Phần lớn số học viên đó sau khi “học xong”, họ lại bí mật về nước truyền bá lí luận giải phòng dân tộc và tổ chức nhân dân”.
Một số người được gửi sang họ tại trường Đại học Phương Đông ở Mátxcơva (Liên Xô) hoặc Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc).

Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn (2-1925).

Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghiacs Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hôi là Tổng bộ, trong đó có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Trụ sở của Tổng bộ đặt tại Quảng Châu.

Báo Thanh niên của Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tiên ngày 21-6-1925.

Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh, gồm những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu, được xuất bản.

Báo thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên để tuyên truyền đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam.

Hội đã xây dựng tổ chức, cơ sở của mình ở hầu khắp cả nước. Các kì bộ Trung Kì, Bắc Kì, Nam Kì của Hội lần lượt ra đời vào năm 1927. Năm 1928, Hội có 300 hội viên; đến năm 1929, có khoảng 1700 hội viên và còn xây dựng cơ sở trong Việt Kiều ở Xiêm (Thái Lan).

Tại Quảng Châu, ngày 9-7-1925, Nguyễn Ái Quốc đã cùng một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia, v.v..lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
Tôn chỉ của Hội là liên lạc với các dân tộc bị áp bức để cùng làm cách mạng, đánh đổ đế quốc.

Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, nhiều cán bộ của Hôi Việt Nam Cách mạng thanh niên đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.
Phong trào công nhân vì thế càng phát triển mạnh mẽ hơn và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước.
Đấu tranh của công nhân đã nổ ra ở nhiều nơi.

Đó là các cuộc bãi công của công nhân mỏ than Mạo Khê, đồn điền Lộc Ninh, nhà máy cưa Bến Thủy, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy in Pooctay Sài Gòn, đồn điền cao su Cam Tiêm, hang dầu Nhà Bè, nhà máy tơ Nam Định v.v..

Năm 1929, bãi công của công nhân nổ ra ở nhà máy chai Hải Phòng, nhà máy sửa chữa xe lửa Trường Thi (Vinh), nhà máy Avia (Hà Nội), hãng buôn Sécne Sài Gòn, sở ươm cây Hà Nội, nhà máy điện Nam Định, hang xe hơi Đà Nẵng, xưởng nhuộm nhà máy dệt Nam Định, đồn điền cao su Phú Riềng (nay thuộc tỉnh Bình Phước), hang dầu Hải Phòng, các nhà in ở Chợ Lớn v.v..

Các cuộc bãi công đó không chỉ bó hẹp trong phạm vi một xưởng, một địa phương, một ngành mà đã bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung.

Cùng với việc bãi công của công nhân, các cuộc đấu tranh của nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, học sinh cũng đã diễn ra ở một số nơi.

3つの革命的な組織の誕生と運営

1.ベトナム青年革命協会

広州に来た後、Nguyễn Ái Quốcは幹部トレーニングコースを開きました。学生の大半は愛国者、学生、ベトナムの知識人です。
彼らは革命を起こすこと、ひそかに活動する方法を学びます。
これらの学生の大部分は、「仕上げ」の後、密かに国に戻り、国防と人民組織の理論を広めます」
一部は、モスクワの東部大学(ソビエト連邦)または黄埔軍学校(中国)に送られました。

Nguyễn Ái Quốcは、コミューン中心部で活動的な若者を多数選び、啓発し、共産党連合を設立しました(2-1925)。

1925年6月、Nguyễn Ái Quốcは、ベトナム青年革命協会を設立し、大衆を組織し、統一し、戦ってフランス帝国主義帝国とその部下を倒して自分たちを救うように導きました。
トップのリーダーシップ機関は、Nguyễn Ái Quốc、Hồ Tùng Mậu、Lê Hồng Sơnを含む将軍であり、本部は広州にあります。

協会の若者新聞は、1925年6月21日の最初の号であるNguyễn Ái Quốcによって設立されました。

1927年初頭、広州でのトレーニングクラスでのNguyễn Ái Quốcによる講義で構成されるĐường Kách mệnh(革命方法)が出版されました。

若者新聞とドゥオン・カッハ・パーの作品は、ベトナム青年革命の役人が労働者階級とベトナムの人々に広めるための革命的な解放理論を備えています。

協会は全世界にその組織と施設を建設しました。協会の中央州、北米、南部州はそれぞれ1927年に生まれました。
1928年、協会には300人の会員がいました。 1929年までに、Xiem(タイ)の海外ベトナム人拠点に約1700人のメンバーと建築施設がありました。

1925年7月9日に広州で、Nguyễn Ái Quốcは、多くの北朝鮮の愛国者、インドネシアなどと力を合わせて、アジアの抑圧的な民族グループの協会を設立しました。
協会のモットーは、抑圧された人々に接触して帝国に革命をもたらし、破壊することです。

1928年の終わりに、「無効化」の方針に従って、ベトナム青年革命の多くの職員は、工場、鉱山、プランテーション、生活のために働き、労働者と一緒に宣伝しました。
革命的な活動、労働者階級の政治意識の向上。労働者運動はこのように強く成長し、全国運動の核となっています。
多くの場所で労働者の闘争が勃発しています。

これらには、Mạo Khê炭鉱労働者、Lộc Ninhプランテーション、Bến Thủy製材所、Hải Phòngセメント工場、Pooctay Saigon印刷工場、Cam Tiêmゴム農園、Nhà Bèp石油、Nam Định綿工場などによるストライキが含まれます。

1929年、労働者のストライキがのHải Phòngボトル工場、Trường Thi鉄道修理工場(Vinh)、Avia(セメント繊維会社)工場(Hanoi)、Sécne商社(サイゴン)、木の保育園(ハノイ)、Nam Địnhの電気工場、Đà Nẵngの自動車工場、Nam Định繊維工場、Phú Riềngゴム工場(現在Bình Phước県)、Hải Phòng石油、Chợ Lớnの印刷所などでおきました。

これらのストライキは、工場、地域の産業に限定されただけでなく、共通の運動にリンクされ始めました。

労働者のストライキ、農民、小さな商人、小さな土地所有者の闘争に加えて、学生もいくつかの場所で起こった。

コメント