2.注目すべき成果

2.Những thành tựu tiêu biểu

Trải qua hom nửa thế kỉ, nhất là từ sau những năm 70, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã thu được những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu.

Trong lĩnh vực khoa học cơ bản, loài người đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn, những bước nhảy vọt chưa từng thấy trong lịch sử các ngành Toán học, Vật lí học, Hoá học, Sinh học V.V.. Dựa vào những phát minh lớn của các ngành khoa học cơ bản, con người đã ứng dụng cải tiến kĩ thuật, phục vụ sản xuất và cuộc sống của mình.

Hình 25. Cừu Đôli, động vật đầu tiên ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính

Sự kiện gây chấn động lớn trong dư luận thế giới là tháng 3 – 1997, các nhà khoa học đã tạo ra được con cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính , từ một fế bào lấy từ tuyến vú của một con cừu đang có thai.
Tháng 6 – 2000, sau 10 năm hợp tác nghiên cứu, các nhà khoa học của các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc đã công bố “Bản đồ gen người”. Đến tháng 4 – 2003, “Bản đồ gen người” mới được giải mã hoàn chỉnh.

Những thành tựu này đã mở ra một kỉ nguyên mới của Y học và Sinh học, với những triển vọng to lớn, đẩy lùi bệnh tật và tuổi già. Tuy nhiên, những thành tựu này lại gây nên những lo ngại về mặt pháp lí và đạo lí như công nghệ sao chép con người hoặc thương mại hoá công nghệ gen.

Hình 26. Con người đặt chân lên Mặt Trăng

Trong lĩnh vực công nghệ, đã xuất hiện những phát minh quan trọng, đạt được những thành tựu to lớn : những công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử. máy tự động và hệ thống máy tự động, rôbốt v.v.) ; những nguồn năng lượng mới (năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nhất là năng lượng nguyên tử v.v.) ; những vật liệu mới (như chất pôlime – chất dẻo với nhiều loại hình khác nhau, các loại vật liệu siêu sạch, siêu cứng, siêu bền, siêu dẫn,…); công nghệ sinh học với những đột phá phi thường trong công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh và công nghệ enzinri,… dẫn tới cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp với những giống lúa mới có năng suất cao, chịu bệnh tốt; những tiến bộ thần kì trong thông tin liên lạc và giao thông vận tải (cáp sợi thuỷ tinh quang dẫn, máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hoả tốc độ cao v.v.); chinh phục vũ trụ (vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ V.V.).

Trong những thập niên gần đây, công nghệ thông tin đã phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay, máy tính, đặc biệt là máy vi tính, đang được sử dụng ở khắp mọi nơi và có khả năng liên kết với nhau bởi các mạng truyền dữ liệu, hình thành mạng thông tin máy tính toàn cầu (Internet). Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng sâu rộng trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội. Có thể nói, ngày nay nền văn minh nhân loại đã sang một chương mới – “văn minh thông tin”.

Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ có những tác động tích cực về nhiều mặt như tăng năng suất lao động, không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Từ đó dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hoá.

Tuy nhiên, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ cũng gây nên những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do chính con người tạo nên) như tình trạng ô nhiễm môi trường trên hành tinh cũng như trong vũ trụ, hiện tượng Trái Đất nóng dần lên, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới v.v. và nhất là việc chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và huỷ diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh.

Hãy nêu đặc điểm và những thành tựu chính của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa sau thế kỉ XX.

2.注目すべき成果

 

半世紀以上、特に70年代以降、科学技術革命は驚異的な進歩と奇跡的な成果を達成しました。

 

基礎科学の分野では、人類は数学、物理学、化学、生物学などの分野の歴史において大きな成果、前例のない飛躍を達成しました。
基礎科学の偉大な発明、人々は彼らの生産と生活に役立つために技術的改善を適用しました。

 

図25.無性生殖によって生まれた最初の動物である羊のドリ

世界の世論に大きな衝撃を与えたのは、1997年3月に科学者が妊娠中の羊の乳腺から採取した細胞からクローン法で羊のドリーを作成したときでした。

2000年6月、10年間の研究協力の後、英国、フランス、米国、ドイツ、日本、中国の科学者が「ヒトゲノムマップ」を発表しました。
「ヒトゲノムマップ」が完全に解読されたのは2003年4月のことでした。

 

これらの成果は、病気と老年期を逆転させるための大きな展望を持った医学と生物学の新時代の到来を告げました。
しかし、これらの成果は、人間のクローン技術や遺伝子工学の商業化などの法的および倫理的な懸念を引き起こします。

 

図26.人間が月に足を踏み入れる

 

技術の分野では、重要な発明が登場し、大きな成果が達成されました。
新しい生産ツール(電子コンピューター、自動機械および自動機械システム、ロボットなど)。
新しいエネルギー源(太陽エネルギー、風力エネルギー、特に原子力など)。
新しい材料(ポリマーなど-さまざまな形状のプラスチック、超清浄、超硬、超強力、超伝導材料など);
遺伝子技術、細胞技術、微生物技術、酵素技術に驚異的なブレークスルーをもたらしたバイオテクノロジー…
高収量、優れた耐病性を備えた新種のイネによる農業の「緑の革命」につながります。
通信と輸送の奇跡的な進歩(光ファイバーケーブル、巨大な超音速航空機、高速列車など)。
宇宙を征服する(人工衛星、宇宙旅行など)。

ここ数十年で、情報技術は世界規模で成長しました。
現在、特にコンピュータは至る所で使用されており、データ伝送ネットワークによって相互に接続する機能を備えており、グローバルなコンピュータ情報ネットワーク(インターネット)を形成しています。
情報技術は、すべての経済部門および社会活動にますます広く適用されています。

今日、人類の文明は「情報文明」という新しい章に入ったと言えます。

科学技術革命は、労働生産性の向上、生活水準の向上、人々の生活の質の向上など、多くの面でプラスの効果をもたらします。
それにより、人口構造、人材の質、教育と職業訓練の新たな要件、グローバル化傾向にある世界市場の形成に大きな変化をもたらします。

 

しかし、科学技術革命はまた、地球や宇宙の環境汚染、地球の高温現象、労働災害や交通事故、新たな病気などの悪影響(主に人間によって)を引き起こします。
特に、恐ろしい破壊力と破壊を備えた現代の兵器の作成は、地球上の生命を何度も破壊する可能性があります。

 

20世紀後半の科学技術革命の主な特徴と成果を述べてください。

コメント