2. 1952年から1973年までの日本

2. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1952 ĐẾN NĂM 1973

Sau khi được phục hồi, từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”.

Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1969 là 10,8% ; từ năm 1970 đến năm 1973, tuy có giảm đi nhưng vẫn đạt bình quân 7,8%, cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vượt Anh, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Italia và Canada, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).

Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tê’ – tài chính lớn của thê’ giới (cùng với Mĩ và Tây Âu).

Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học – kĩ thuật, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế. Tính đến năm 1968, Nhật Bản đã mua bằng phát minh của nước ngoài trị giá tới 6 tỉ USD. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng, đạt được nhiều thành tựu lớn.

Ngoài các sản phẩm dân dụng nổi tiếng thế giới (như tivi, tủ lạnh, ôtô V.V., Nhật Bản còn đóng tàu chở dầu có trọng tải 1 triệu tấn ; xây dựng các công trình thế kỉ như đường ngầm dưới biển dài 53.8 km nối hai đảo Hônsu và Hốccaiđô, cầu đường bộ dài 9.4 km nối hai đảo Hônsu và Sicôcư.

Hình 21. Cầu Sêtô ôhasi nối hai đảo Hônsu và Sicôcư

Nhật Bản nhanh chóng vươn lên thành một siêu cường kinh tế (sau Mĩ) là do một số yếu tố sau :
1. Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu ;
2. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước ;
3. Các công ti Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao ;
4. Nhật Bản biết áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm ;
5. Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp (không vượt quá 1% GDP), nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế;
6. Nhật Bản đã tận dụng, tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển, như nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950 – 1953) và Việt Nam (1954 – 1975) để làm giàu V.V..

Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản vẫn có những hạn chể và gặp phải nhiều khó khăn : 1. Lãnh thổ Nhật Bản không rộng, tài nguyên khoáng sản rất nghèo nàn, nền công nghiệp của Nhật Bản hầu như phụ thuộc vào các nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu từ bên ngoài ; 2. Cơ cấu vụng kinh tế của Nhật Bản thiếu cân đối, tập trung chủ yếu vào ba trung tâm là Tôkiô, Ôxaca và Nagôia, giữa công nghiệp và nông nghiệp cũng có sự mất cân đối; 3. Nhật Bản luôn gặp sự cạnh tranh quyết liệt của Mĩ, Tây Âu, các nước công nghiệp mới, Trung Quốc V.V..

Về chính trị, từ năm 1955 đến năm 1993, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) liên tục cầm quyền ở Nhật Bản. Dưới thời Thủ tướng Ikêđa Hayato (1960 – 1964), Nhật Bản chủ trương xây dựng “Nhà nước phúc lợi chung”, tăng thu nhập quốc dân lên gấp đôi trong vòng 10 năm (1960 – 1970).

Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản vẫn là liên minh chặt chẽ với Mĩ. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (kí năm 1951) có giá trị trong 10 năm, sau đó được kéo dài vĩnh viễn. Tuy vậy, phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản chống Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật, chống chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam, cũng như các cuộc đấu tranh theo mùa (mùa xuân và mùa thu) kể từ năm 1954 trở đi đòi tăng lương, cải thiện đời sống luôn diễn ra mạnh mẽ.
Năm 1956, Nhật Bản bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Cùng nãm đó, Nhật Bản là thành viên của Liên hợp quốc.

Những nhân tô nào thúc đây sự phát triển “thẩn kì” của kinh tê Nhật Bản ?

Hãy nêu những khó khăn đối với sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản.

2. 1952年から1973年までの日本

 

回復後、1952年から1960年にかけて、日本経済は急速に発展し、特に1960年から1973年にかけて、しばしば「奇跡」の発展期と呼ばれました。

 

1960年から1969年までの日本の平均年間成長率は10.8%でした。
1970年から1973年にかけては減少したものの、それでも平均7.8%に達し、他の先進国よりもはるかに高かった。
1968年、日本経済は英国、フランス、ドイツ連邦共和国、イタリア、カナダを上回り、資本主義世界で2番目の位置に上昇しました(米国に次ぐ)。

 

70年代初頭から、日本は(米国や西ヨーロッパとともに)世界の3大経済金融センターの1つになりました。

日本は教育と科学技術を非常に重視しており、常に特許を購入することで開発の加速を目指しています。
1968年までに、日本は最大60億米ドル相当の外国特許を購入しました。
科学、主に土木生産の分野に焦点を当てた日本の工学技術は、多くの大きな成果を達成しました。

日本は世界的に有名な民間製品(テレビ、冷蔵庫、自動車など)に加えて、100万トンの石油タンカーを建造。
本州と北海道を結ぶ長さ53.8kmの海底トンネル、本州と四国を結ぶ9.4kmの長さの瀬戸大橋などを建設しました。

 

図21.本州と四川の2つの島を結ぶ瀬戸大橋。

日本が(米国に次いで)経済大国になるための急速な台頭は、いくつかの要因によるものです。

1.日本では、人は最も貴重な資本であり、主要な決定要因であると考えられています。

2.国家の効果的なリーダーシップと管理の役割。

3.日本企業はダイナミックで、先見の明があり、管理が行き届いているため、高い可能性と競争力を持っています。

4.日本は、現代の科学的および技術的成果を適用して、生産性、品質を向上させ、製品コストを削減する方法を知っています。

5.日本の防衛費は低く(GDPの1%を超えない)、経済のために投資資本を集中させる条件があります。

6.日本は、米国の援助、韓国での戦争(1950〜1953)、ベトナム(1954〜1975)などの外的要因をうまく利用して豊かにしてきました。

 

しかし、日本経済にはまだ限界と多くの困難があります。
1。日本の領土は広くなく、鉱物資源は非常に貧弱であり、日本の産業はほとんど天然資源に依存しています。原材料と燃料は外部から輸入されています。
2.日本の経済構造は、主に東京、大阪、名古屋の3つの中心に不均衡であり、産業と農業の間にも不均衡があります。
3.日本は常に米国、西欧、新興工業国、中国などとの激しい競争に直面しています。

 

政治的には、1955年から1993年まで、自民党(LDP)が日本を統治し続けました。
池田勇人首相(1960〜1964)の下で、日本は「共通福祉国家」の構築を提唱し、10年以内に国民所得を倍増させた(1960〜1970)。

日本の外交政策の基本は、依然として米国との緊密な同盟関係にあります。
日米安保条約(1951年署名)は10年間有効で、その後無期限に延長されます。
しかし、日米安保条約、ベトナムでの米国戦争、1954年以降の季節的闘争(春と秋)に反対する日本人の動きがあります。
給料の引き上げと生活の向上を求めることが強くなるます。

1956年、日本はソビエト連邦との外交関係を正常化した。
その同じ年、日本は国連の加盟国になりました。

 

日本経済の「奇跡」の発展を促進する要因は何ですか?

 

日本の経済発展が直面している困難について説明してください。

コメント