21.わが国の農業の特徴

  1. Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
    Nền nông nghiệp nhiệt đới

a)Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa rất rõ rệt theo chiều Bắc-Nam và theo chiều cao của địa hình, nên có ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.

Sự phân hóa của các điều kiện địa hình, đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. Ở trung du và miền núi, thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
Ở đồng bằng, thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thủy sản.

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên nước ta làm tăng thêm tính bấp bênh vốn có của nông nghiệp.
Việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn là nhiệm vụ quan trọng.

b)Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới

-Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.

-Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt hay hạn hán.

-Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản.
Việc trao đổi nông sản giữa các vùng, nhất là giữa các tỉnh phía bắc và các tỉnh phía nam nhờ thế mà ngày càng mở rộng và có hiệu quả.

-Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hoa quả…) là phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới.

2.Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới

Một đặc điểm khá rõ của nền nông nghiệp nước ta hiện nay là sự tồn tại song song nền nông nghiệp tự cung tự túc, sản xuất theo lối cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa, áp dụng tiến bộ kĩ thuật hiện đại, đồng thời là chuyển nền nông nghiệp tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp hàng hóa.

a)Nền nông nghiệp cổ truyền

Nền nông nghiệp cổ truyền được đặc trưng bởi sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp.
Trong nền nông nghiệp cổ truyền, mỗi cơ sở sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm, và phần lớn sản phẩm là để tiêu dùng tại chỗ. Đó là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp, tự túc.

Nền nông nghiệp cổ truyền còn rất phổ biến trên nhiều vùng lãnh thổ ở nước ta.

b)Nền nông nghiệp hàng hóa

Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra.
Mục đích sản xuất không chỉ là tạo ra nhiều nông sản, mà quan trọng hơn là tạo ra nhiều lợi nhuận.
Sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hóa là đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa, sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghiệp mới (trước thu hoạch và sau thu hoạch), nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.

Nông nghiệp hàng hóa đang ngày càng phát triển, cả trong sản xuất lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Nông nghiệp hàng hóa có điều kiện thuận lợi để phát triển ở những vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa, các vùng gần các trục giao thông và các thành phố lớn.

3.Kinh tế nông thôn nước ta đang dịch chuyển rõ nét

a)Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn

Khu vực kinh tế nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Kinh tế nông thôn dựa chủ yếu vào nông-lâm –ngư nghiệp, nhưng xu hướng chung là các hoạt động phi nông nghiệp (công nghiệp-xây dựng, dịch vụ) ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn.

Tỉ lệ hộ nông thôn có thu nhập chủ yếu từ nông, lâm,thủy sản năm 2006

Bảng21-3. Cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất chính

b)Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế

Cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay gồm:

Các doanh nghiệp nông-lâm nghiệp và thủy sản.

Các hợp tác xã nông-lâm nghiệp và thủy sản.

Kinh tế hộ gia đình.

Kinh tế trang trại.

c)Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất dàng hóa và đa dạng hóa

Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp thể hiện rõ nét ở sự đẩy mạnh chuyên môn hóa nông nghiệp, hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa, kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến, hướng mạnh ra xuất khẩu.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn không chỉ thể hiện ở sự thay đổi tỉ trọng của các thành phần tạo nên cơ cấu, mà còn thể hiện rõ rệt ở các sản phẩm chính trong nông-lâm nghiệp và thủy sản và các sản phẩm phi nông nghiệp khác.

số lượng các loại trang trại của cả nước, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long,năm 2006

21.わが国の農業の特徴
熱帯農業の背景

a)自然条件と天然資源により、我が国は熱帯農業を発展させることができます

熱帯モンスーン気候は、南北方向と地形の高さにおいて明確な区別があるため、作物と農産物の構造に非常に大きい影響を及ぼします。

地形条件の差によって違う土壌になります。それは同時に各地域の耕地で異なる農業システムの適用を可能にします。
ミッドランドと山岳地帯での強みは多年生作物と大きな家畜です。
平野での強みは短期的、集約的作物と水産養殖です。

私たちの国の熱帯モンスーンは、農業の固有の不確実性を増します。
自然災害、植物の害虫、動物の病気の予防は常に重要な課題です。

b)我が国はますます効果的に熱帯農業を活用している

-植物と動物のグループは、農業生態学的地域に従って分布しています。

-作物構造は重要な変化があります。短期作物で害虫に強いものであることと、暴風雨、洪水、干ばつの前に収穫できるものです。

-流通を促進し、農産物の加工と保存を広く適用することにより、より良い収穫が活用されます。
地域間、特に北部と南部間の農産物の交換は、ますます拡大され、効果的になっています。

-輸出農産物(米、コーヒー、ゴム、果物など)の生産を促進することは、熱帯農業の強みを促進するための重要な方法です。

2.商品を生産するための近代的な農業の開発、熱帯農業の効率改善に貢献

わが国農業の明確な特徴は、自給自足農業です。伝統的な生産および商品農業の存在は現代の技術の進歩を応用しています。
同時に、自給自足農業はコモディティ農業に変わります。

a)伝統的な農業

伝統的な農業の特徴は、小規模生産、手作業、多くの労働力で低い労働生産性です。
伝統的な農業では、各地方でさまざまな製品が生産されており、製品のほとんどは地元で消費されています。
それは自作農であり、自給自足の農業です。
わが国の多くの地域では、伝統的な農業が依然として非常に人気があります。

b)商業的農業

商品農業は、生産者が生産する製品の市場により多くの注意を払うという事実によって特徴付けられます。
生産の目的は、より多くの農産物を生産することだけでなく、多くの利益を生み出すことが重要です。
コモディティ農業の方向での生産は、集約的な農業です。
多くを近代化で新しい産業(収穫前と収穫後)、加工産業および農業サービスを専門化します。

食料生産は、食品、果樹、商品作物、家畜および水産養殖すべてで、商業的農業が成長しています。
コモディティ農業は、商品作物生産の伝統がある地域、主要道路や主要都市に近い地域で発展するのに有利な条件を備えています。

3.農村経済は明らかに変化しています

a)農業活動は農村経済の主要な部分です

広い農業経済部門には、農業、林業、漁業が含まれます。
農村経済は、農林漁業に大きく依存しているが、一般的な傾向は、非農業活動(産業建設、サービス)が大きなシェアを占めている。

2006年に農業、林業、漁業から主に収入を得ている農村の割合

表21-3。 農村の生産部門割合

b)農村経済には多くの部門を含みます

今日のわが国の農村経済には以下が含まれます。

アグロフォレストリーと漁業。
農林水産協同組合。
家族経済。
農場経済。

c)農村の経済構造は、容易な生産と多様化に向けて徐々にシフトしている

農業における商品の生産は、農業の専門化の促進、農業地域の形成、農業と加工産業の組み合わせ、および輸出の強力な指導が明白にされています。

農村部の経済構造の変化は、構成する割合の変化に反映されるだけでなく、農業、林業、漁業、水産物、その他非農産物などの主要製品に現れています。

全国、南東部、メコンデルタの農場の種類数、2006年。

コメント