22.農業開発の問題

  1. Vấn đề phát triển nông nghiệp

1.Ngành trồng trọt

Hình 22.cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt(%)

Ngành trồng trọt hiện nay vẫn chiếm gần 75% giá trị sản xuất nông nghiệp.

a)Sản xuất lương thực

Ở nước ta, việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt, nhằm đảm bảo lương thực cho trên 80 triệu dân, cung cấp thức ăn cho chăn nuoi và nguồn hàng cho xuất khẩu.
Việc đảm bảo an ninh lương thực còn là cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất, nước, khí hậu của nước ta cho phép phát triển sản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.

Tuy nhiên, thiên tai (bão lụt, hạn hán…) và sâu bệnh vẫn thường xuyên đe dọa sản xuất lương thực; có năm thiên tai diễn ra trên diện rộng.

Tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua là:

-Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh, từ 5,6 triệu ha (năm 1980) lên 6,04 triệu ha (năm 1990), 7,5 triệu ha (năm 2002), sau đó giảm nhẹ, còn hơn 7,3 triệu ha (năm 2005).

Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới, nên năng suất lúa tăng mạnh, nhất là vụ lúa đông xuân.
Hiện nay, năng suất lúa đã đạt 49 tạ/ha/năm (năm 1980 mới đạt 21 tạ/ha/năm, năm 1990 là 31,8 tạ/ha/năm).

Sản lượng lúa cũng tăng mạnh từ 11,6 triệu tấn năm 1980 lên 19,2 triệu tấn năm 1990 và hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn.

Từ chỗ sản xuất không đảm bảo đủ nhu cầu lương thực trong nước, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Hiện nay bình quân lương thực có hạt trên đầu người là hơn 470kg/năm. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3-4 triệu tấn/năm.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích và 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực trên đầu người nhiều năm nay là trên 1000kg/năm. Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước.

b) Sản xuất cây thực phẩm

Rau đậu được trồng ở khắp các địa phương, tập trung hơn cả là ở những vùng ven các thành phố lớn (Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng,…).
Diện tích trồng rau cả nước là trên 500 nghìn ha, nhiều nhất là ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích đậu các loại là trên 200 nghìn ha, nhiều nhất là ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

c)Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả

Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp: khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lại có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, có thể phát triển các vùng cây công nghiệp tập trung; nguồn lao động dồi dào; đã có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp.
Tuy nhiên, khó khăn là thị trường thế giới có nhiều biến động, sản phẩm cây công nghiệp của nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính.

Cây công nghiệp ở nước ta chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây có nguồn gốc cận nhiệt. Tổng diện tích gieo trồng cây công nghiệp năm 2005 là khoảng 2,5 triệu ha, trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm là hơn 1,6 triệu ha (chiếm hơn 65%).

Các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta chủ yếu là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.
Sự phát triển mạnh sản xuất các cây công nghiệp chủ lực đã đưa Việt Nam lên vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê, điều và hồ tiêu.
Cà phê được trồng chủ yếu trên đất badan ở Tây Nguyên, ngoài ra còn trồng ở Đông Nam Bộ và rải rác ở Bắc Trung Bộ. Cà phê chè mới được trồng nhiều ở Tây Bắc.
Cao su được trồng chủ yếu trên đất badan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, ngoài ra còn được trồng ở Tây Nguyên, một số tỉnh Duyên hải miền Trung.
Hồ tiêu được trồng chủ yếu trên đất badan Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.
Điều được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ. Dừa được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Chè được trồng nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây nguyên (nhiều nhất là tỉnh Lâm Đồng).

Các cây công nghiệp hàng năm ở nước ta chủ yếu là mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá.
Các vùng chuyên canh mía đường được phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.
Lạc được trồng nhiều trên các đồng bằng Thanh-Nghệ-Tĩnh, trên đất xám bạc màu ở Đông Nam Bộ và Đăk Lak. Đậu tương được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, những năm gần đây được phát triển mạnh ở Đăk Lak, Đồng Tháp.
Vùng trồng đay truyền thống là ở Đồng bằng sông Hồng, còn vùng trồng cói lớn nhất là ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa.

Cây ăn quả được phát triển khá mạnh trong một số năm gần đây. Vùng cây ăn quả lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Ở trung du Bắc Bộ thì đáng kể nhất là tỉnh Bắc Giang.
Những cây ăn quả được trồng tập trung nhất là chuối, cam, xoài, nhãn, vải thiều, chôm chôm và dứa.

2.Ngành chăn nuôi

Tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta từng bước tăng khá vững chắc.
Xu hướng nổi bật là ngành chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
Các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi.

Những điều kiện thúc đẩy chăn nuôi phát triển là: cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn nhiề, từ hoa màu lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp; các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.

Tuy nhiên, giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít, chất lượng chưa cao (nhất là cho yêu cầu xuất khẩu).
Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn đe dọa lan tràn trên diện rộng. Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn định.

a)Chăn nuôi lợn và gia cầm

Lợn và gia cầm là hai nguồn cung cấp thịt chủ yếu. Đàn lợn hơn 27 triệu con (năm 2005) cung cấp trên ¾ sản lượng thịt các loại.
Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh, với tổng đàn trên 250 triệu con (năm 2003), nhưng do dịch bệnh nên năm 2005 tổng đàn gia cầm còn khoảng 220 triệu con.
Chăn nuô gà công nghiệp đã phát triển mạnh ở các tỉnh giáp các thành phố lớn (Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh) và ở các địa phương có các cơ sở công nghiệp chế biến.
Theo quy luật, chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

b) Chăn nuôi gia súc ăn cỏ

Chăn nuôi gia súc ăn cỏ chủ yếu dựa vào các đồng cỏ tự nhiên. Đàn trâu ổn định ở mức 2,9 triệu con, trong khi đàn bò từ chỗ chỉ bằng 2/3 đàn trâu (đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX), đến năm 2005 đã là 5,5 triệu con và có xu hướng tăng mạnh.
Trâu được nuôi nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (hơn ½ đàn trâu cả nước) và Bắc Trung Bộ.
Bò được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Chăn nuôi bò sữa đã phát triển khá mạnh ở ven TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội. với tổng đàn khoảng 50 nghìn con.
Chăn nuôi dê, cừu cũng tăng mạnh trong những năm gần đây (540 nghìn con, năm 2000; tăng lên 1314 nghìn con, năm 2005).

sản lượng cà phê (nhân) và khối lượng cà phê xuất qua một số năm

sản lượng thịt các loại

22.農業開発の問題

1.栽培農業

図22:作物生産額の構造(%)

現在、栽培農業は生産価値の75%近くを占めています。

a)食料生産

私たちの国では、8000万人以上の人々の食料を確保して、家畜や輸出源の食料を供給するために、食料生産の促進が特に重要です。
食料安全保障の確保は、農業生産の多様化の基盤でもあります。

我が国自然条件、土地資源、水、気候は、農業生態学的地域に適した食料生産の開発を可能にします。

ただし、自然災害(暴風雨、洪水、干ばつなど)および害虫は、しばしば食糧生産を脅かします。
大規模に発生する5つの自然災害があります。

近年のわが国の食料生産の状況は次のとおりです。

稲作面積は560万ヘクタール(1980年)から604万ヘクタール(1990年)、750万ヘクタール(2002年)に急増し、その後わずかに減少して730万ヘクタール(2005年)です。
300万ha(2005年)。

集中的な農業方法の普及と新しい品種の導入により、特に冬春の稲作で、米の収量が急激に増加しました。
現在、米の生産性は49kg/ ha /年に達しています(1980年には21kg/ヘクタール/年、1990年には31.8kg/ヘクタール/年です)。

米の生産も1980年の1160万トンから1990年には1920万トンに急増し、現在では約3,600万トンに達しました。

ベトナムは、国内の食料需要を満たすことができないことから、世界の主要の米輸出国となっています。
現在、一人当たりの平均穀物量は470kg /年以上です。輸出された米の量は、年間300〜400万トンです。

メコンデルタは最大の食料生産地域であり、収穫面積の50%以上と生産の50%を占め、長年の1人当たりの平均食料生産は現在1000kg /年以上です。
Hồng川デルタは2番目に大きい食料生産地域であり、国内で米の生産性が最も高い地域です。

b)食用植物の生産

マメ科植物は地域全体で栽培されており、ほとんどが大都市(ハノイ、ホーチミン市、ハイフォンなど)の周辺に集中しています。
全国の野菜栽培地域は50万ヘクタールを超え、そのほとんどはHồng川デルタとメコンデルタにあります。
各種類の豆類の面積は200,000 haを超え、そのほとんどは南東部および中部高地にあります。

c)商品作物と果樹の生産

わが国には商品作物の生産を促進するための多くの有利な条件があります。
高温多湿の熱帯気候、多くの商品作物に適した多くの種類の土壌があり、集中した商品作物樹木の地域を開発できます。
豊富な労働源があり、産業用原材料を処理する関連施設を持っています。
しかし、世界市場には多くの変動があり、わが国の産業用製品は市場の要求をまだ満たしていないです。

わが国の商品作物樹木は主に熱帯の植物であり、その他に亜熱帯起源の植物もあります。
2005年の商品作物の総栽培面積は約250万ヘクタールであり、そのうち多年生の面積は160万ヘクタール(65%以上を占める)でした。
 
私たちの国の多年生作物は、主にコーヒー、ゴム、コショウ、カシュー、ココナッツ、茶です。
主要な商品作物の強力な発展により、ベトナムはコーヒー、カシューナッツ、コショウの輸出で世界をリードしています。
コーヒーは、南東部で栽培され、北中部海岸に散在することに加えて、主に中央高地の玄武岩土壌で栽培されます。
北西部では新しくアラビカコーヒーノキが栽培されています。
ゴムは主に南東部の古生代沖積土の玄武岩土壌と灰色土壌で栽培されています。その他に、いくつかの中部海岸地域の中部高地で栽培されています。
コショウは主に、中部高地、南東部、中部海岸の玄武岩土壌で栽培されています。
カシューは南東部で最も栽培されています。ココナッツはメコンデルタで最も栽培されています。
茶は、北部ミッドランズと山地および中部高地で最も栽培されています(ほとんどがLâm Đồng省にあります)。

私たちの国の年次産業植物は、主にサトウキビ、ピーナッツ、大豆、綿、ジュート、ラッシュ、桑、タバコです。
メコン川デルタ、南東部、中央海岸には、特殊なサトウキビ栽培地域が開発されています。
ピーナッツは、タン・ゲ・ティン平原、南東部とダック・ラックの灰色の土壌で栽培されています。
大豆はノーザンミッドランドとマウンテンズで栽培されており、近年、ダックラックとドンタップで強く開発されています。
伝統的なジュート栽培地域はHồng川デルタにあり、最大の海草栽培地域はNinh BìnhとThanh Hóaの沿岸地域にあります。

果樹は近年非常によく成長しています。最大の果樹エリアはメコン川デルタと南東部です。
北部ミッドランドで最も重要なのはBắc Giangです。
最も濃縮された果樹は、バナナ、オレンジ、マンゴー、リュウガン、ライチ、ランブータン、パイナップルです。

2.家畜産業

我が国の農業生産価値における畜産業のシェアは着実に増加しています。
傾向としては畜産業が商品の生産を増やし、産業の形で家畜を育てていることです。
非肉製品(卵、牛乳)は、家畜生産価値の増加する割合を占めています。

畜産開発を促進するための条件は次のとおりです。
食用作物はより多く保証されています。牧草地、水産の副産物、産業用食品の優れた飼料。
繁殖と獣医は大きな進歩を遂げ、広く発展しました。

ただし、生産性が高く、品質が低い(特に輸出要件の)牛および家禽の品種はまだほとんどありません。
牛および家禽の伝染病は依然として大規模に広がる恐れがあります。繁殖効率はそれほど高くなく安定していません。

a)豚と家禽の飼育

豚と家禽は肉の2つの主要な供給源です。
2500万頭以上の豚(2005年)は、全肉生産の4分の3以上を占めています。
家禽の生産量は急激に増加し、合計で2億5千万羽を超えました(2003年)が、病気流行のため、2005年の家禽の総個体数は約2億2000万人でした。
商業的な鶏の養殖は、大都市(ハノイ、ホーチミン市)に隣接する州や、加工産業が所在する地域で繁栄しています。
原則として、養豚および養鶏は、Hồngデルタとメコンデルタに最も集中しています。

b)放牧する繁殖牛

放牧は、主に自然の牧草地に基づいています。
牛の群れは290万頭で安定していました。約3分の2(20世紀の80年代の初め)でしたが、2005年には550万頭でした。急激に増加します。
水牛は、北部ミッドランドと山岳地帯(国の4分の1以上)と北中部です。牛は北中部と南中部沿岸および中部高原で最も多く飼育されています。
酪農はホーチミン市とハノイの近郊で大きく発展しました。約50,000頭います。
ヤギとヒツジの生産も近年急増しています(2000年に54万頭、2005年に131万4千頭に増加)。

コーヒー生産量(中核)と長年にわたって輸出されたコーヒーの量

各種類の肉生産量

コメント