16.我が国の人口と人口分布の特徴

16.Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta

  1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc

Theo số liệu thống kê, số dân nước ta là 84 156 nghìn người (năm 2006).
Về số dân, nước ta đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin) và đứng thứ 13 trong hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Với số dân đông, nước ta có nguồn lao động dồi dào, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Song trong điều kiện của nước ta hiện nay, số dân đông lại là một trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Nước ta có 54 dân tộc sống ở khắp các vùng lãnh thổ của đất nước, nhiều nhất là dân tộc Việt (Kinh), chiếm 86,2% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 13,8% dân số cả nước.

Trong lịch sử, các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế- xã hội giữa các vùng còn có sự chênh lệch đáng kể, mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp.
Vì vậy, phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng này.

Ngoài ra còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung nhiều nhất ở Hoa Kì, Ôxtrâylia, một số nước châu Âu.
Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội ở quê hương.

2.Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ

Dân số nước ta tăng nhanh , đặc biệt là vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số.
Tuy nhiên, sự bùng nổ dân số diễn ra giữa các giai đoạn, các vùng lãnh thổ, các thành phần dân tộc với tốc độ và quy mô khác nhau.

tỉ lệ gia tăng dân số trung bình văn qua các giai đoạn

Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nên thời gian qua mức gia tăng dân số có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.

Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế-xã hội của đất nước,
với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên,
môi trường và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.

Dân số nước ta thuộc loại trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.

3.Phân bố dân cư chưa hợp lí

Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2006), nhưng phân bố chưa hợp lí giữa các vùng.

a)Giữa đồng bằng với trung du, miền núi

Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước.

Bảng 16.2. Mật độ dân số một số vùng nước ta, năm 2006
(Đơn vị: người/km2)

Phân bố dân cư

b)Giữa thành thị với nông thôn
Bảng 16.3.Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn
(Đơn vị: %)

Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên.
Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.

4.Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta

Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạp người lao động xuất khẩu có tay nghề, có tác phong công nghiệp.

Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi. Phát triển công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

16.我が国の人口と人口分布の特徴

1.人口密度が高く、多くの民族がいる

統計によると、我が国の人口は84,156,000人です(2006年)。
人口では、わが国は東南アジア(インドネシアとフィリピンに次ぐ)で3位、世界の200以上の国と地域で13位です。

人口は国の経済発展にとって重要な資源です。人口が多いため、我が国には豊富な労働力があり、また大きな消費市場でもあります。
しかし、私たちの国の現在の状況では、人口の多さは経済発展にとって大きな障害であり、人々の物質的および精神的な生活を改善します。

わが国には、国土全体に54の民族が住んでおり、そのほとんどがベトナム人(キン)で、人口の86.2%を占め、他の民族は国民の13.8%しか占めていません。

歴史上、民族グループは常に団結し、生産の伝統、文化、習慣を促進し、地域間で強力な社会経済的発展を生み出してきました。
少数民族グループの生活水準は低いです。したがって、これらの地域の社会経済的発展により多くの注意を払う必要があります。

また、海外には約320万人のベトナム人が住んでおり、そのほとんどが米国、オーストラリア、一部のヨーロッパ諸国に集中しています。
海外に住むベトナム人は一様に祖国に向いており、祖国の社会経済的な建設と発展に貢献しています。

2.人口も急速に増加しており、若い人口構造

わが国の人口は、特に20世紀後半に急速に増加し、人口の爆発的な増加につながりました。
しかし、人口の爆発は、異なる速度、規模の異なる期間、地域、民族グループの間で発生しました。

長期にわたる平均人口増加率

人口政策と家族計画の実施の結果、時間の経過とともに人口増加率は低下しましたが、それでもなおゆっくりであり、我が国の人口は毎年平均100万人以上増加しています。

急速な人口増加は、国の社会経済発展に大きな圧力をかけています。
天然資源の保護により、
環境と社会の各メンバーの生活の質を向上させます。

わが国の人口は若く、年齢層ごとに人口構造が急速に変化しています。

3.不均衡な人口分布

我が国の平均人口密度は254人/ km2(2006年)ですが、地域間の分布は合理的ではありません。

a)平野とミッドランド(中流丘陵)、山地の間

デルタでは、人口の約75%が集中しており、人口密度が高くなっています。
ミッドランドと山では、人口密度はデルタよりもはるかに低く、この地域は国の多くの重要な天然資源を集中させています。

表16.2。 2006年、わが国の一部地域の人口密度
(単位:人/ km2)

人口分布

人口分布

b)都市部と農村部の間
表16.3。都市部および農村部の人口構造
                                                                   (単位:%)

不合理な人口分布は、労働力の使用と天然資源の開発に大きく影響します。
したがって、全国の人口と労働力の再配分が非常に必要です。

4.合理的な人口開発戦略とわが国の労働資源の有効利用
 
人口増加を抑制し、人口と家族計画に関する政策を促進するため、対策を引き続き実施します。

地域間の人口と労働力の分配を促進するために、適切な移住政策を策定する

農村部と都市部の人口を再構築する傾向に合わせて、適切な計画とポリシーを策定します。

労働力輸出市場を拡大するための強力な解決策と具体的な政策を備える。労働力輸出を大きくすること。
産業の熟練した技術を身につけた輸出労働者の訓練方法を大幅に改革する。

ミッドランドおよび山岳地域の産業開発への投資を促進します。
資源を活用し、国の労働雇用を最大限に活用するための農村産業開発。

コメント