24.漁業と林業の開発

  1. Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp

Ngành thủy sản

a)Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản

Nước ta có bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. Vùng biển nước ta có nguồn hải sản khá phong phú.
Tổng trữ lượng hải sản biển khoảng 3,9-4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn.
Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế; 1647 loài giáp xác, trong đó có hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao; nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài.
Ngoài ra còn nhiều loại đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò, điệp.

Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có hơn 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định là:
ngư trường Cà Mau-Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan),
ngư trường Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu,
ngư trường Hải Phòng-Quảng Ninh (ngư trường Vịnh Bắc Bộ) và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

Dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn.
Đó là những khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.
Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế.
Ven bờ có nhiều đảo và vụng vịnh tạo điều kiện hình thành các bãi đá cho cá đẻ.

Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.
Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản, trong đó 45% thuộc các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.

Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.
Hoạt động khai thác và nuôi trồng được thuận lợi hơn nhờ phát triển các dịch vụ thủy sản và mở rộng chế biến thủy sản.

Cùng với sự gia tăng dân số thế giới và trong nước, nhu cầu về các mặt hàng thủy sản tăng nhiều trong những năm gần đây.
Các mặt hàng thủy sản của nước ta cũng đã thâm nhập được vào thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kì.

Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đã và đang có tác động tích cực tới sự phát triển ngành thủy sản: nghề cá ngày càng được chú trọng; khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi và giữ vững chủ quyền vùng biển, hải đảo.

Tuy nhiên, việc phát triển ngành thủy sản ở nước ta gặp không ít khó khăn.

Hằng năm, có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30-35 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều khi gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi.

Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới, do vậy năng suất lao động còn thấp.
Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.
Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm.

b)Phát triển và phân bố ngành thủy sản.

Trong những năm gần đây, ngành thủy sản đã có bước phát triển đột phá.
Sản lượng thủy sản năm 2005 là hơn 3,4 triệu tấn, lớn hơn sản lượng thịt cộng lại từ chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Sản lượng thủy sản bình quân trên đầu người hiện nay khoảng 42kg/năm.
Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản.

Khai thác thủy sản:

Sản lượng khai thác hải sản năm 2005 đạt 1791 nghìn tấn, gấp 2,7 lần năm 1990, trong đó riêng cá biển là 1367 nghìn tấn. Sản lượng khai thác thủy sản nội địa đạt khoảng 200 nghìn tấn.
Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ có vai trò lớn hơn.
Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận và Cà Mau. Riêng 4 tỉnh này chiếm 38% sản lượng thủy sản khai thác của cả nước.

Bảng 24.1. Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản qua một số năm.

Nuôi trồng thủy sản:

Hiện nay, nhiều loài thủy sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng, nhưng quan trọng hơn cả là tôm.
Nghề nuôi tôm phát triển mạnh.
Kĩ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi tôm lớn nhất, nổi bật là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh và Kiên Giang.

Bảng 24.2. Sản lượng tôm nuôi, cá nuôi năm 1995 và 2005 phân theo vùng

Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
Tỉnh An Giang nổi tiếng về nuôi cá tra, cá ba sa trong lồng bè trên sông Tiền, sông Hậu, với sản lượng cá nuôi là 179 nghìn tấn (năm 2005).

2.Lâm nghiệp

a)Lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái

Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển. Do vậy, lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ.

b)Tài nguyên rừng của nước ta vốn giàu có, nhưng đã bị suy thoái nhiều

Rừng được chia thành 3 loại: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.

Rừng phòng hộ (gần 7 triệu ha), có ý nghĩa rất quan trọng đối với môi sinh. Dọc theo các lưu vực sông lớn là các khu rừng đầu nguồn, có tác dụng rất lớn đối với việc điều hòa nước sông, chống lũ, chống xói mòn. Dọc theo dải ven biển miền Trung là các cánh rừng chắn cát bay, còn ven biển Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có các dải rừng chắn sóng.

Nước ta còn có một hệ thống rừng đặc dụng. Đó là các vườn quốc gia: Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Cát Tiên…., các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu dự trữ sinh quyển, các khu bảo tồn văn hóa-lịch sử -môi trường.

Cả nước có khoảng 5,4 triệu ha rừng sản xuất, đại bộ phận trong số đó (4,5 triệu ha) đã được giao và cho thuê.

c)Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp

Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng), khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.

Về trồng rừng: Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy (mỡ, bồ đề, nứa…), rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa…, rừng phòng hộ.
Hằng năm, cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung.
Tuy nhiên, mỗi năm vẫn có hàng nghìn ha rừng bị chặt phá và bị cháy, đặc biệt là ở Tây Nguyên.

Về khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: Mỗi năm, nước ta khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 100 triệu cây nứa.

Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán.
Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công.
Công nghiệp bột giấy và giấy đang được phát triển. Các cơ sở lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ) và Liên hiệp giấy Tân Mai (tỉnh Đồng Nai).

Rừng còn được khai thác để cung cấp nguồn gỗ củi và than củi.

24.漁業と林業の開発

水産業

a)水産業を発展させるための有利かつ困難な条件

ベトナムの海岸線は3260 kmで、大きな排他的経済水域があります。わが国の水域には魚介類が豊富にあります。
水産物の総埋蔵量は約390〜400万トンで、年間約190万トンの搾取が可能です。
我が国には、約100種の経済的価値を含む、2000種以上の魚がいます。 100種を超えるエビを含む1647種の甲殻類。その多くは輸出価値が高い。オキアミは2500種以上、海藻は600種以上あります。
また、ナマコ、アワビ、カキ、ホタテなど多くの専門料理があります。

わが国には多くの漁場があり、そのうち4つ以上の主要な漁場が次のように特定されています。
Cà Mau-Kiên Giang漁場(タイランド湾)
Ninh Thuận、Bình Thuận、Bà Rịa-Vũng Tàu漁場
Hải Phòng-Quảng Ninh漁場(トンキン湾漁場内)およびHoàng Sa群島とTrường Sa群島。

私たちの国の海岸沿いには、干潟、ラグーン、マングローブがあります。
これら汽水域は養殖に適した地域です。
いくつかの島では、多くの貴重な海洋生物が集中しているサンゴ礁があります。
海岸に沿って、産卵を促進する多くの島と湾があります。

私たちの国では、多くの川、運河、湖があります。デルタ地域には淡水魚やエビを養殖することができる。
この国は、水産養殖に85万ヘクタール以上の水面を使用しており、そのうち45%がカマウ州とバクリュウ州に属しています。

人々には、漁獲と養殖の経験、伝統があります。船と釣り道具はより良く装備されています。
漁業サービス業の開発と水産物加工の拡大により養殖活動が促進されます。

世界および国内人口の増加に伴い、水産物の需要は近年大幅に増加しています。
わが国の水産物は、ヨーロッパ、日本、米国の市場にも浸透しています。

政府の改革は、漁業の発展にプラスの影響を与えました。
漁業はますます注目されています。海と島の主権防衛、資源を確保します。

しかし、わが国の水産業の発展は多くの困難に直面しています。

毎年、東シナ海で最大9〜10回の台風と約30〜35回の北東モンスーン風が発生、漁師の命と財産の損失を引き起こし、海での活動日数を制限します。

船と各漁業施設の近代化は遅いため、労働生産性は低いままです。
漁港のシステムはまだ十分ではありません。
魚介類の加工、市販製品の品質向上はまだ多くありません。
一部の沿岸地域では、環境が悪化し、水産資源が減少します。

b)水産業の発展と流通

近年、漁業は画期的な発展を遂げました。
2005年の漁業生産量は340万トンを超え、牛と家禽の飼育による肉の生産量を上回りました。
現在の一人当たりの平均水生生産量は約42kg /年です。
養殖は水産業においての生産数と生産額価値の割合が増加してきています。

2005年の漁獲量は1791千トンで、1990年の2.7倍であり、そのうち海産物は1367千トンでした。
国内の漁獲量は約20万トンに達しました。
海に接するすべての省(県)は漁業が盛んですが、南中部海岸と南部の省(県)の漁業はより大きな役割を果たしています。
漁獲量の面で主要な省(県)は、 Kiên Giang、Bà Rịa-Vũng Tàu 、Bình Thuận 、Cà Mau.です。
これら4つの省(県)だけで、国の漁業生産の38%を占めています。

表24.1。長年にわたる漁業生産の生産量と価値。

水産養殖: 
現在、多くの水産物が養殖の対象になっていますが、もっと重要なのはエビです。エビの養殖は盛んです。
エビの養殖技術は、広範囲に改良されています。半集約的および産業集約的になります。
メコンデルタは最大のエビ養殖場であり、特にCà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh , Kiên Giang各省(県)です。

表24.2。 地域別の1995年と2005年の養殖エビと魚の総生産量

特にメコンデルタとHồngデルタでは、淡水魚の養殖も発展しています。
AN Giang省(県)は、Tiền川とHậu川のいかだゲージでナマズ目パンガシウス科バサを飼育することが盛んです。
養殖魚の生産量は17.9万トン(2005年)です。

2.林業

a)わが国の林業は、経済的および生態学的に重要な役割を担っています

私たちの国全体の4分の3の面積は丘と山です。沿岸にはマングローブ林があります。
したがって、林業はほとんどの地域の経済において重要な役割を果たしています。

b)わが国の森林資源は本質的に豊かですが、大きく劣化しています

森林は、保護林、特殊用途林、生産林の3種類に分類されます。
保護林(約700万ha)は、環境にとって非常に重要です。
大河流域に沿った上流の森林は、川の水量調整、洪水と侵食の防止に大きな影響を与えます。
中央の海岸沿いには砂防林があり、Hồngデルタとメコンデルタの沿岸地域には防波堤があります。

わが国には、特殊用途の森林制度もあります。
それらは各国立公園です:Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Cát Tiên。
各種の自然保護区、生物圏保護区、文化史的環境保護地域 です。

わが国には約540万ヘクタールの生産林があり、そのほとんど(450万ヘクタール)が取引と貸出に割り当てられています。

c)森林の開発と配布

林業活動には、林業(植林、森林ゾーニングおよび保護)、木材および林産物の伐採と加工が含まれます。
植林について:
全国に約250万haの集中植林があり、そのうち森林は主に紙の材料として使用されています(マグノリア針葉樹(Magnolia conifera)、インドボダイジュ、竹類…)。
その他は柱木林、ナンヨウマツ林、保護林などに使用されています。

毎年、全国約20万ヘクタール以上森林に集中して植林されています。
しかし、特に中央高地では、毎年数千ヘクタールの森林が伐採されたり燃やされています。

木材と林産物の開発と加工に関して:
我が国は毎年、約250万㎥の木材、約1億2000万㎥の竹、約1億の竹類を利用しています。

最も重要な木材製品は、丸太、製材、フローリング用、家具、ベニヤ、合板です。
国には、400以上の製材工場と数千の手動製材工場があります。
紙パルプ産業は開発中です。最大の施設は、Bãi Bằng製紙工場 (Phú Thọ省)とTân Mai製紙組合(Đồng Nai省)です。

森林はまた、薪や木炭を供給するために開発されています。

コメント