戦争の結果を克服し、国の2つの地域で社会経済を回復し発展させる

Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở hai miền đất nước

a) Ở miền Bắc

Cuộc chiến tranh phá hoại của Mĩ đã chấm dứt sau Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, nhưng do bị tàn phá nặng nề nên đến giữa năm 1976, mới căn bản hoàn thành nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế.

Trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước 6 tháng cuối năm 1975 và 6 tháng đầu năm 1976, miền Bắc có những tiến bộ đáng kể.
Diện tích trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp năm 1976 đều tăng hơn năm 1975.
Nhiều công trình, nhà máy được mở rộng và xây dựng mới. Sản lượng phần lớn các sản phẩm quan trọng đều đạt và vượt mức trước chiến tranh. Sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế phát triển mạnh.

Miền Bắc còn làm nghĩa vụ của căn cứ địa cách mạng cả nước và nghĩa vụ quốc tế đối với Lào, Campuchia trong thời kì mới.

b) Ở miền Nam

Công việc tiếp quản vùng mới giải phóng từ thành thị đến nông thôn, từ đất liền đến hải đảo, từ căn cứ quân sự đến các cơ sở sản xuất, hành chính, văn hóa được tiến hành khẩn trương.

Ở những vùng mới giải phóng, việc thành lập chính quyền cách mạng và đoàn thế quần chúng các cấp nhanh chóng được thực hiện. Tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng..chính quyền cách mạng tuyên bố thành lập ngay sau khi được giải phóng.

Với sự hướng dẫn và giúp đỡ của Nhà nước, hàng triệu đồng bào ta, trong thời gian chiến tranh bị dồn vào các “ấp chiến lược” hay bỏ chạy vào các thành phố, không có việc làm, được hồi hương, chuyển về nông thôn tham gia sản xuất hoặc đi xây dựng vùng kinh tế mới.

Chính quyền cách mạng tịch thu toàn bộ tài sản và ruộng đất của bọn phản động trốn ra nước ngoài, tuyên bố xóa bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, tiến hành điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc hữu hóa ngân hàng, thay đồng tiền cũ bằng đồng tiền mới của cách mạng.

Chính quyền cách mạng chú trọng khôi phục sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cấp bách và lâu dài của nhân dân về lương thực.
Các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp, cả những cơ sở bị gián đoạn quan hệ với nước ngoài, đều trở lại hoạt động.

Các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế v.v được tiến hành khẩn trương từ những ngày đầu mới giải phóng.

戦争の結果を克服し、国の2つの地域で社会経済を回復し発展させる

a)北部

米国の破壊的戦争は、1973年のベトナムとのパリ協定の後に終了しましたが、壊滅的な状況により、戦争の結果を克服し経済を回復する作業が基本的に完了したのは1976年の中頃でした。

1975年の最後の6か月と1976年の最初の6か月の国家計画の実施において、北ベトナムは大きな進歩を遂げました。
1976年の米、野菜、林業作物の面積は1975年より増加しました。
多くの建設と工場が拡張され、新しく建設されました。主要な製品の生産は、戦前の域に到達して、それを超えました。文化、教育、衛生が発展します。

北ベトナムはまた、新時代にラオスとカンボジアに対する国家革命基盤の国際的な義務を果たした。

b)南部

新たに解放された地域の都市部から農村部、本土から島までの軍事基地、各種の基本生産、行政、文化施設の引継ぎが行われました。

新しく解放された地域では、すべての階層で革命的な政府と大規模な組合の設立が迅速に実施されました。
サイゴン、フエ、ダナンなどの大都市では、革命政府は解放された直後に設立を発表しました。

省(県)の指導と支援により、戦争中の何百万人もの同胞が「戦略的集落」に集中するか、仕事をせずに都市に逃げました。
新しい経済圏を建設するか農村地域に参加します。

革命政府は、海外に逃れた反動者の資産と土地をすべて没収し、封建的搾取の廃止を宣言し、農民の間で土地の調整を行い、銀行を国有化しました。
古い通貨を革命の新しい通貨に置き換えます。

革命政府は、食料に対する人々の緊急かつ長期的なニーズを満たすために、農業生産の回復に焦点を合わせました。
外国との関係を中断したものを含む、工業、手工業、商業生産施設が営業に戻りました。

文化活動、教育、保健などは、解放の最初の日から緊急に行われます。

コメント