国の統一を完了する(1975-1976)

Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975-1976)

a) Hoàn cảnh lịch sử

Sau đại thắng mùa Xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.

Thực tế đó trái với nguyện vọng, tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Bắc – Nam là sớm được sum họp trong một đại gia đình, mong muốn có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước.

Đáp lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, đồng thời cũng phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.
Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975) để ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Nghị quyết của Đảng nêu rõ: “Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam”.

b) Quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước

  • Từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn.
    Hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền tham dự.
    Hội nghị nhất trí hoàn toàn các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Ngày 25-4-1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước.
Hơn 23 triệu cử tri (chiếm 98,8% tổng cử tri) đi bỏ phiếu và bầu cử ra 492 đại biểu.

Nhân dân thành phố Huế bỏ phiếu bầu đại biểu quốc hội khóa VI

Từ ngày 24-6 đến ngày 3-7-1976, Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại Hà Nội.

Quốc hội thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt Nam thống nhất, quyết định tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ ngày 2-7-1976), quyết định Quốc huy mang dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca, thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn-Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

Quốc hội bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu Ban dự thảo Hiến pháp.

Ở địa phương, Quốc hội quyết định tổ chức thành ba cấp chính quyền: cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương.
Ở mỗi cấp chính quyền có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Với kết quả của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI, công việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã hoàn thành.
Từ đây, việc tiếp tục hoàn thành thống nhất trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội sẽ gắn với việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước.

Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa thành lập đã có 94 nước chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.
Ngày 20-9-1977, nước ta trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

国の統一を完了する(1975-1976)

a)歴史的状況

1975年春の大勝利の後、ベトナムの祖国は領土的に統一されましたが、省(県)ごとに異なる形態の国家組織が存在していました。

その現実は願望に反しており、北と南の人々の感情はすぐに家族と再会することです。統一された政府で人々の共通の代表を望んでいます。

同時に、全国の人々の正当な願望に応えることは、「ベトナム国は1つ、ベトナム人は1つ」という国の歴史の現実と一致しています。
第24回党中央委員会(1975年9月)の責務は国の統一を達成するためのものでした。

党の決議は、「国を統一することは、全国民の真剣な願望であり、ベトナムの革命と発展の歴史的規則である」と述べた。

b)国家統一のプロセス

1975年11月15日から11月21日まで、統一政治会議がサイゴンで開催されました。
2つの地域を代表する2つの代表団が参加しました。
会議は、国を統一するためのガイドラインと措置の問題について全会一致で合意しました。

1976年4月25日に、国会の総選挙が全国で開催されました。
2,300万人以上の有権者(総有権者の98.8%を占める)が492人の代議員に投票し、選出した。

フエ市の人々は、第6回国会選挙で投票します

1976年6月24日から7月3日まで、ベトナムの第6回国民会議がハノイでの最初の会議を統一しました。

国会は、ベトナム連合国の国内および外交政策を採択し、その国の名前をベトナム社会主義共和国と決定し(1976年7月2日から)、国の紋章には「共産主義」という言葉が付いていると決定した。
ベトナム社会主義共和国、国旗は赤い星と黄色の星、国歌は3月の歌、首都はハノイ、サイゴンはホーチミン市に改名されました。

国民議会は、ベトナム社会主義共和国の最高の指導的機関とリーダーシップを選出し、憲法草案委員会を選出します。

地方レベルでは、国会は3つのレベルの政府に編成することを決定します:省(県)と市、県(郡)と同等地区、町(村)と同等地区。
政府の各階層には、人民評議会と人民委員会があります。

第6回国会第1回会合の結果、国民統一の作業が完了しました。
ここから、政治、経済、文化、社会のあらゆる分野での統一の継続は、全国の社会主義革命の実施に関連する作業です。

国家の面での統一を完了することは、祖国を保護し、世界の国々との関係を拡大するために国の包括的な力、有利な条件を促進するための基本的な政治的条件を作り出しました。

新しく設立されたベトナム社会主義共和国には、94か国が公式に外交関係を認め、確立しています。
1977年9月20日、私たちの国は149番目の国連加盟国になりました。

コメント