3.ベトナムの経済と社会階級の新しい変化

3.Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam

Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới.
Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế.
Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối.
Sự chuyến biến ít nhiều về kinh tế chỉ có tính chất cục bộ ở một số vùng, cong lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu, nghèo nàn. Kinh tế Đông Dương vẫn bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.

Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.

Giai cấp nông dân bị đế quốc, phong kiến thống trị tước đoạt ruộng đất bị bần cùng, không có lối thoát.
Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt.
Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng.
Họ có tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai. Đặc biệt bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức là tầng lớp thường nhạy cảm với thời cuộc và tha thiết canh tân đất nước, nên hăng hái đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.

Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã bị tư sản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít thế lực kinh tế yếu, không thể đương đầu với sự cạnh tranh của tư bản Pháp.
Dần dần, họ phân hóa thành hai bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng phát triển.
Đến năm 1929, trong các doanh nghiệp của người Pháp ở Đông Dương, chủ yếu là ở Việt Nam, số lượng công nhân có trên 22 vạn người.
Giai cấp công nhân Việt Nam bị giới tư sản, nhất là bọn đế quốc thực dân, áp bức, bóc lột nặng nề, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuyên hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diên ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xa hội, văn hóa, giáo dục.
Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc chống đế quốc với thực dân Pháp và phản động tay sai.
Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc tay sai diễn ra với nội dung và hình thức phong phú.

3.ベトナムの経済と社会階級の新しい変化

二度目の植民地開発により、インドシナのフランス資本の経済は新たな発展を遂げました。
資本投資と植民地開発の拡大の過程で、フランスの植民地主義者は技術と人的資源に投資したが、大きい限界がありました。
ベトナムの経済構造は依然として不均衡です。
経済変革は一部の地域でのみであり、依然として全体的には後進的で劣悪な状況です。
インドシナ経済は依然としてフランス経済と結びついており、依然としてフランス資本の独占市場でした。

植民地の搾取政策の影響により、ベトナムの階級は新しい変化を遂げました。
封建的な地主は差別化し続けました。中小地主のごく一部は、フランス植民地主義者の権力に対する民主主義運動に参加しました。

農民は帝国と封建の支配者によって支配され土地を奪われ貧しくて逃げ場がありません。
ベトナムの農民とフランス帝国主義者の紛争は非常に激しいものでした。
農民は国民の偉大な革命的勢力です。

中産階級は急速に増えています。
彼らはフランスの植民地主義者に対する国民の精神を持っています。
特に時代に敏感で、国を真剣に改革する生徒、学生、知識人の一部は、国の独立と自由のために積極的に戦います。

新しく生まれたベトナムブルジョアジーはフランスブルジョアに挟まれ拘束されているため、少数の弱い経済勢力がフランスの資本の競争に対処することはできません。
徐々に、彼らは2つのに分かれました。帝国主義に興味を持っている資本主義ブルジョアジーで、帝国主義者と密接に結びついていました。
民族的ブルジョアジーは独立したビジネスである傾向があり、多かれ少なかれ民族的で民主的である傾向があります。

ベトナムの労働者階級は成長しています。
1929年までに、主にベトナムを中心とするインドシナのフランス企業の労働者数は22,000人を超えました。
ベトナム人の労働者階級はブルジョア階級に抑圧され、特に植民地主義者にひどく搾取されます。
労働者階級は農民と密接な関係があり、国の愛国的な伝統を受け継ぎ、すぐに影響を受けました。
プロレタリア革命のために、それは急速に上昇し、時代の高度な革命的指示に従って、国民民主運動の原動力となった。

したがって、第一次世界大戦後、20年代の終わりまで、ベトナムでは、経済、社会、文化、教育に大きな変化がありました。
ベトナム社会における紛争、主にフランス全土とフランスの植民地主義者に対しての紛争が深刻化しています。
帝国主義勢力に対する国家的闘争は、多くの内容と形態で行われました。

コメント