3.Dong kinh(東京)義塾。ハノイでのフランスへの最終反乱活動

  1. Đông Kinh nghĩa thục. Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế

Trong khi Phan Bội Châu đang đẩy mạnh cuộc vận động vũ trang giải phóng dân tộc và các tỉnh Trung Kì đang sôi sục với cuộc vận động Duy tân, ở Hà Nội,
các sĩ phu tiến bộ như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền…cùng nhau mở một trường học tư lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục. Trường bắt đầu hoạt động từ tháng 3-1907.
Đây là một kiểu trường học được xây dựng theo mô hình của Nhật Bản, xuất hiện từ thời Duy tân Minh trị.

Nội dung học bao gồm các môn Lịch sử, Địa lí, Cách trí, Vệ sinh…

Trường còn tổ chức biên soạn, dịch thuật một số sách báo thấm đượm tinh thần duy tân và yêu nước.
Ngoài việc giảng dạy chính thức, nhà trường còn tổ chức những buổi diễn thuyết, bình văn để cổ động học chữ Quốc ngữ, hô hào mở hội kinh doanh công thương,
kịch liệt lên án bọn quan lại hủ bại, chống việc học và thi cử theo lối cũ, bài trừ mê tín, hủ tục….
Các buổi bình văn còn là cơ hội giới thiệu công khai thơ văn yêu nước, kêu gọi đoàn kết đấu tranh.

Không bó hẹp trong phạm vi một trường học,
những hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục đã vươn ra ngoài xã hội, làm cho nhà trường nhanh chóng trở thành một trung tâm của phong trào Duy tân ở Bắc Kì.

Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục khiến thực dân Pháp lo ngại. Tháng 11-1907,
chúng ra lệnh đóng cửa trường. Hầu hết giáo viên Đông Kinh nghĩa thục bị bắt, sách báo bị cấm hoặc bị tịch thu, các tổ chức có liên quan với nhà trường đều bị giải tán.

Mặc dù Đông Kinh nghĩa thục mới hoạt động được 9 tháng (từ tháng 3 đến tháng 11-1907), nhưng đã có những đóng góp lớn trong cuộc vận động văn hóa đầu thế kỉ XX.

Bên cạnh cuộc vận động yêu nước do các sĩ phu tiến bộ khởi xướng, vào thời gian này còn có phong trào đấu tranh của binh lính người Việt trong quân đội Pháp và sự tiếp diễn của khởi nghĩa Yên Thế.

Mở đầu là vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội năm 1908. Vụ đầu độc này nằm trong kế hoạch khởi nghĩa của binh lính người Việt ở Hà Nội kết hợp với nghĩa quân Yên Thế.

Sau nhiều lần kế hoạch đánh úp thành Hà Nội bị hoãn lại, những người cầm đầu quyết định khởi sự vào đêm 27-6-1908,
mở đầu bằng việc tổ chức đầu độc lính Pháp đóng trong thành. Hơn 200 binh sĩ Pháp bị trúng độc. Sự việc bị phát giác,
thực dân Pháp một mặt cho thầy thuốc cứu chữa những binh sĩ bị trúng độc, mặt khác tước hết khí giới và giam binh lính người Việt trong trại.
Trong khi đó, các toán nghĩa quân ở vòng ngoài chờ mãi không thấy ám hiệu tấn công nên đã rút lui để khỏi sa vào tay giặc.

Tuy thất bại, vụ “Hà thành đầu độc” đã đánh dấu cuộc nổi dậy đầu tiên của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
Điều này chứng tỏ họ là một lực lượng cần được tập hợp trong cuộc đấu tranh chống đế quốc.

Trong quá trình điều tra vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội , thực dân Pháp đã phát hiện được nhiều chứng cứ chứng tỏ Đề Thám tham gia tích cực vào vụ này.
Chúng mở cuộc tấn công quy mô vào tháng 1-1909, nhằm tiêu diệt căn cứ Yên Thế.

Cuối tháng 1-1909, quân Pháp gồm 15 000 lính Âu-Phi, lính khố xanh, khố đỏ với đủ các binh chủng pháo bình, công binh, kị binh…,
dưới sự chỉ huy của Ba-tay, tấn công vào căn cứ Phồn Xương.

Để tránh sức mạnh quân sự của địch, nghĩa quân thực hiện chiến dịch di chuyển,
đánh một số trận khi có điều kiện thắng lợi và đã giành được một số thắng lợi như các trận chợ Gồm Sơn Quả, rừng Phe (tháng 2-1909 ở Bắc Giang),
đặc biệt là trận núi Sáng (Lập Thạch, Vĩnh Phúc, ngày 5-10-1909), tiêu diệt 50 sĩ quan và lính Pháp.

Những cuộc chiến đấu quyết liệt và kéo dài đã làm suy kiệt lực lượng nghĩa quân. Đầu tháng 11-1909,
lực lượng của Đề Thám chỉ còn vài chục người. Nhiều chỉ huy tài giỏi như Cả Trọng, Cả Huỳnh, Ba Biều…đã tử trận, một số người khác buộc phải ra hàng như Cả Dinh, Cai Sơn…
Cuối cùng, Đề Thám quyết định trở lại khu vực Yên Thế. Tại đây, được sự che chở chở của nhân dân, ông vẫn tiếp tục chiến đấu. Tháng 2-1913,ông bị tay sai của Pháp giết hại tại một khu rừng gần chợ Gồ (Yên Thế).
Nghĩa quân Yên Thế đã duy trì cuộc chiến đấu ngót 30 năm, ghi một dấu son trong lịch sử chống Pháp của dân tộc ta thời cận đại.

3.Dong kinh(東京)義塾。ハノイでのフランスへの最終反乱活動
(Dong kinh(東京)はハノイの地名なので中国や日本の東京とは違う)

Phan Boi Chauは国を解放する活動を加速しており、Truong Ki州はDuy Tan活動で活気づいていましたが、
ハノイではLuong Van Can、Nguyen Quyenなどの進歩的な学者達は、Dong kinh(東京)義塾という私立学校を開校しました。学校は1907年3月に開始しました。
これは、日本のDuy Tan Minh tri(明治維新)モデルで建てられた学校の一種です。
研究の内容には、歴史、地理、治療、衛生などが含まれます。
学校には革新と愛国心を染み込ませた多くの本と新聞と翻訳を編集しています。
正式な教育に加えて、学校は講義と議論を開催し、Quoc Ngu(ベトナム湖国語)の研究を奨励。貿易と産業のビジネス協会を設立することも奨励。
腐敗した役人を激しく非難しました。昔ながらの試験、迷信、慣習は愛国的な詩を一般に紹介する機会でもあり、戦うための連帯を呼びかけます。
Dong kinhの活動は学校に限らず、社会を通じて北部のDuy Tan運動の中心になりました。
Dong kinhの活動は、フランスの入植者を懸念させました。 1907年11月、彼らは学校の閉鎖を命じました。
ほとんどのDong kinh教師は逮捕され、出版物は禁止または没収され、学校に関連するすべての組織は解散しました。
Dong kinh(東京)義塾は9か月間(1907年3月から11月まで)しか運営していませんでしたが、20世紀初頭の文化活動に多大な貢献をしました。
進歩的な学者によって開始された愛国的な活動に加えて、フランス軍のベトナム兵士の動きかけと蜂起の継続がありました。
最初の事件は、1908年にハノイでフランス兵が毒殺になったことです。
毒殺は、蜂起計画の一部です。Yen The蜂起と組み合わせて、ハノイでベトナム人兵士を反乱させる計画の一部でした。

ハノイを攻撃する計画が何度も延期された後、指導者たちは1908年6月27日の夜に、市内に駐留しているフランス人組織の毒殺から始めることを決めました。
200人以上のフランス兵が毒殺をされました。
事件が発見され、フランスの植民地主義者が一方では毒殺された兵士を治療し、他方では根拠地から武器を奪い、ベトナム人兵士を投獄した。
その間、周辺の部隊は攻撃の兆候を待たずして敵の手に落ちないように撤退しました。
敗北にもかかわらず、「ハノイ毒殺」事件は、フランス軍におけるベトナム人兵士の最初の蜂起を示した。
これは、彼らが帝国との闘いに集結する力であることを証明した。

ハノイでのフランス人兵士の毒殺の調査中、フランスの植民地主義者は、De Thamがこの事件に積極的に関与していることを証明する多くの証拠を発見しました。
彼らは1909年1月に大規模な攻撃を開始し、Yen Theの根拠地を破壊しました。
1909年1月末、フランス軍は15,000人のユーラシア兵、インドシナ兵で構成され、Ba-Tayの指揮下でPhon Xuong基地を攻撃するのに十分な工兵、大砲、騎兵隊がいます。

敵の軍事力を回避するために、反乱軍は状況が良好で、Son QuaやPheの森(2月)を含むいくつかの勝利が得られたときに、戦闘して移動して戦う活動を実施しました。
Pheの森(1909年2月、Bac Giang)、特にSang山の戦い(Lap Thach、Vinh Phuc、1909年10月5日)、50人のフランス軍将校と兵士を倒しました。

激しい戦いが長引いたため、反乱軍は激減しました。
1909年11月初旬、De Thamの部隊はわずか数十人でした。 Ca Trong、Ca Huynh、Ba Bieuなどの多くの才能ある司令官は戦いで死にました。
最後に、De ThamはYen Theに戻ることにしました。ここで、人々の保護の下で、彼は戦い続けました。
1913年2月、彼はGo市場(Yen The)の近くの森でフランス兵に殺されました。

Yen The反乱軍はほぼ30年間の戦いを続けており、現代のベトナムの反フランスの歴史の印です。

コメント