19世紀後半のベトナム人のフランス人に対する愛国運動 I. Can Vuong決起の運動 1.Hueの城塞のフランス軍への反撃とCan Vuong運動のブーム

Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
I. Phong trào Cần Vương bùng nổ
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ hiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương
Với các hiệp ước Hácmăng và Patơnốt, thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam.
Chúng bắt đầu xúc tiến việc thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân trên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì.
Nhưng chúng đã vấp phải sự kháng cự của một số quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân các địa phương, cả trong Nam, ngoài Bắc.
Phong trào phản đối hai hiệp ước 1883 và 1884 diễn ra rất sôi nổi.
Nhiều toán nghĩa quân hoạt động mạnh ở các vùng xung quanh Hà Nội như Bắc Ninh, Sơn Tây, Hải Dương…., khiến cho quân Pháp ăn không ngon, ngủ không yên.
Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết (Thượng thư Bộ Binh), mạnh tay hành động.
Họ phế bỏ những ông vua có biểu hiện thân Pháp, đưa Ưng Lịch còn nhỏ tuổi lên ngôi (hiệu là Hàm Nghi), trừ khử những người không cùng chứng kiến,
bổ sung thêm lực lượng quân sự, bí mật liên kết với sĩ phu, văn thân các nơi, xây dựng hệ thống sơn phòng và tuyến đường thượng đạo,
ra sức tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.
Trước tình hình đó, thực dân Pháp phải tăng thêm lực lượng quân sự, thiết lập bộ máy kìm kẹp và tìm mọi cách để loại phái chủ chiến ra khỏi triều đình.
Biết được âm mưu của Pháp, đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến đã ra tay trước.
Trong khi viên Toàn quyền về chính trị và quân sự Pháp tại Việt Nam là Đờ Cuốc-xi đang tổ chức yến tiệc tại tòa Khâm sứ Pháp ở Huế,
Tôn Thất Thuyết đã hạ lệnh cho các đạo quân của mình tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và tòa Khâm sứ.
Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, song do chuẩn bị vội vã, thiếu chu đáo nên sức chiến đấu của quân ta nhanh chóng giảm sút.
Rạng sáng 5-7, quân Pháp phản công.
Chúng cướp bóc và tàn sát nhân dân ta vô cùng man rợ.
Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi ra khỏi Hoàng thành, rồi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).
Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.
Chiếu Cần Vương đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân tạo thành một phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục kéo dài hơn 10 năm mới chấm dứt.
19世紀後半のベトナム人のフランス人に対する愛国運動
I. Can Vuong決起の運動
1.Hueの城塞のフランス軍への反撃とCan Vuong運動のブーム
HaomangおよびPatatotの条約により、フランスの植民地主義者は基本的にベトナムの侵略を完了しました。
彼らは、北および中州の領土での保護体制と植民地政府の装置の確立を促進し始めました。
しかし、彼らは南と北の両方で、一部の官史、家長、愛国者、地元の人々の抵抗に直面しました。
1883年と1884年の2つの条約の抗議運動は非常に刺激的でした。
Ban Ki、Son Tay、Hai Duongなど、ハノイ周辺の地域で多くの軍隊が活動していたため、フランス軍はよく食べられず、不安で眠れませんでした。
人々の抵抗運動に基づいて、Ton That Thuyet(歩兵大臣)に代表されるHue宮廷の過激派が強力な行動をとりました。
彼らはフランス人が王を廃止し、若いUng Lichを王位に導いた(王名はHam Nghi)、一緒に同調しなかった人々を除いて、僧と密かに結びついて軍隊を加えた。
軍とひそかに結びついて、防衛線と流通のシステムを構築し、戦いに備えるために食料と武器を保管しようとしています。
これらの状況下で、フランスの植民地主義者は、軍事力を増強し朝廷から戦争の組織を取り除く方法を見つけなければなりませんでした。
フランスの陰謀を知って、1885年7月4日の深夜から5日早朝、Ton That Thuyetと過激派軍が最初に出てきました。
ベトナムのフランスの政治および軍の知事はHueのフランス大使館でミサ、宴会を主催していました。Ton That ThuyetはMang CaとKham suの教会のフランス軍を攻撃するよう命令しました。
戦闘は非常に激しいものでしたが、準備不足と思慮のなさに、部隊の戦闘力はすぐに減少しました。
7月5日の朝、フランス軍は反撃しました。彼らは野蛮に略奪し虐殺しました。
Ton That Thuyetは、Ham Nghi王から城塞から連れ出さなければならなくなりました。
次にTan So(Quang Tri)に撤退します。
1885年7月13日、Ton That ThuyetはHam Ngh王の称号をCau Vuongで降ろし、全国の将校、兵士、人々に王のために立ち上がって戦うよう呼びかけた。
Can Vuong決起は、人々の愛国的な心を震え立たせて、10年にわたって活発で継続的な反フランス運動を形成しました。

コメント