Van Lang 国と Au Lac国

1. Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc
Vào thời gian đầu của văn hóa Đông Sơn,
các công cụ lao động bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt. Nhờ vậy, vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã,
sông Cả được khai phá thành những cánh đồng màu mỡ, có nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày với sức kéo của trâu, bò khá phát triển.
Cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm.
Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện.
Sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội.
Từ thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có hiện tượng phân hoá xã hội giữa giàu và nghèo.
Thời Đông Sơn, mức độ phân hoá xã hội ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên, sự phân hoá giàu, nghèo cũng chưa thật sâu sắc.
Cùng với sự phân hoá xã hội thành các tầng lớp giàu, nghèo và sự giải thể các công xã thị tộc, công xã nông thôn (làng, xóm) và các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ ra đời.
Sự chuyển biến kinh tế – xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phải có các hoạt động trị thuỷ, thuỷ lợi để phục vụ nông nghiệp.
Cùng thời gian này, yêu cầu chống ngoại xâm cũng được đặt ra.
Những điều đó đã dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
Tổ chức nhà nước Văn Lang – Âu Lạc còn rất đơn giản, sơ khai.
Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng, đứng đầu nhà nước Âu Lạc là vua Thục An Dương Vương.
Giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng.
Cả nước chia làm 15 bộ (đơn vị hành chính lớn), do Lạc tướng đứng đầu.
Dưới bộ là các xóm, làng, do Bồ chính (già làng) cai quản.
Kinh đô của nước Âu Lạc đặt ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
Nhà nước Âu Lạc được mở rộng hơn về mặt lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn về tổ chức so với nhà nước Văn Lang (có quân đội mạnh, vũ khí tốt, đặc biệt có thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc).
Nhờ vậy, nhiều lần nhân dân Âu Lạc đã đánh bại các cuộc xâm lược của Triệu Đà.
Trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc có các tầng lớp :
vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.
Cư dân Văn Lang – Âu Lạc có cuộc sống vật chất và tinh thần khá phong phú.
Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ),
ngoài ra còn có khoai, sắn.
Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.
Cư dân Việt cổ có tập quán ở nhà sàn, nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình ; cả nam lẫn nữ đều thích dùng đồ trang sức.
Thường ngày, nữ mặc áo, váy ; nam đóng khố.
Tín ngưỡng phổ biến của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.
Dần dần hình thành một số tục lệ :
cưới xin, ma chay ;
lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.
1.Van Lang 国と Au Lac国
ドンソン文化の始まりでは、真鍮製の労働道具が普及し、鉄の道具が登場し始めました。したがって、song hong川(紅河)とsong ma(ソンマー川)地域は、
各川は水牛を栽培する農業経済で、水牛と牛の強さを持つすきを使って肥沃な畑に利用されています。
農業とともに、ドンソンの住民たちはまた、青銅器の鋳造、陶器作りなどの狩猟、飼育、魚釣りや工芸品も行っています。
農業と手工芸の分業が現れました。
経済の変革は社会変革の舞台を設定しました。
Phung Nguyen時代以来、富裕層と貧困層の間で社会的な差別化が起こっています。
ドンソン時代には、社会的差別化のレベルはますます一般的になりました。しかし、貧富の差はそれほど深くはありません。
社会的な富裕層と貧困層への差別化と都市部族の解散とともに、農村共同体(村集落)と家父長系による小家族が生まれました。
上記の社会経済的変化は、農業用水と灌漑活動を行うために不可欠です。
同時に、対外攻撃も設定されました。
これらの事はVan Lang 国と Au Lac国の早い誕生につながりました。
Van Lang – Au Lac組織はまだ非常にシンプルで原始的です。
Van Langの首長はKing Hung、Au Lacの首長はKing Thuc An Duong Vuongです。
王が持つ公務員と将軍が王を助けます。
全国は、大臣が率いる15部(大きな行政単位)に分割されています。
以下は、Bo(村の家長)によって運営されている村と集落です。
Au Lacの首都はCo Loa(ドンアン、ハノイ)にあります。
Au Lacの状態はVan Langの状態よりもより完全に組織化され、より完全に組織化されました
(特に強力な軍隊、優れた武器、特にCo Loaの城塞は堅実かつ堅実でした)。
このように、何度もAu Lacの人々はTrieu Da(趙佗)の侵略を破った。
(趙佗は南越王。秦が項羽滅ぼされるときに自ら南越王と名乗る)
Van Lang – Au Lac社会にはクラスがあります。王、貴族、自由人、奴隷。
Van Lang – Au Lacの住人は、物質的な豊かな生活をしています。
主な食料源は米(もち米ともち米(餅米の種類違い))です。イモとキャッサバもあります。
食べ物は魚、肉、野菜、茎があります。
ベトナムの古代居住者は、高床式のままでいること、彼らの歯を染色すること、ビンロウの実や入れ墨を食べることの習慣を持っています。
男性も女性もジュエリーを使うのが好きです。毎日、女性はシャツとスカートを着用しています。男はふんどしを着用します。
Van Lang – Au Lac居住者の人気の信条は、自然の崇拝(太陽の神、川の歌、山の神、そして伝統的な習慣の崇拝)です。
先祖の崇拝、英雄への献身、そして村への功績のある人々への献身に対する信念は、古代ベトナムのユニークな特徴です。
次第にいくつかの習慣を形成しました。 結婚、葬儀。祭りは非常に人気があり、一番は季節の祭りです。

コメント