2.法律の性質

2. Bản chất của pháp luật

Nói đến bản chất của pháp luật tức là đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi : Pháp luật là của ai, do ai và vì ai ?

Các đặc trưng của pháp luật cho thấy pháp luật vừa mang bản chất giai cấp, vừa mang bản chất xã hội.

a) Bản chất giai cấp của pháp luật

Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện.

Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện. Nhă nước ban hành các quy định để định hướng cho xã hội, phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền, nhằm giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước. Vi phạm pháp luật là xâm hại đến lợi ích của nhà nước – lợi ích của giai cấp cầm quyền. Trong những trường hợp đó, nhà nước sẽ sử dụng quyền lực có tính cưỡng chế để buộc người vi phạm phải chấm dứt việc làm trái pháp luật.

Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kì kiểu pháp luật nào. Tuy nhiên, mỗi kiểu pháp luật lại có biểu hiện riêng của nó : pháp luật tư sản quy định cho nhân dân được hưởng các quyền tự do, dân chủ, nhưng về cơ bản vẫn thể hiện ý chí và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản ; pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, mà đại diện là nhà nước của nhân dân lao động.

Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động : “Bao nhiêu lợi ích đều Vỉ’ dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân… Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do dân cử ra…”

Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 5, tr. 698.

Pháp luật do Nhà nước ta xây dựng và ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của đa số nhân dân lao động, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định : “Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động…”

Hồ Chí Minh, Bài nói tại Hội nghị học tập của cán bộ ngành Tư pháp (1950), trong : Nhà nước và pháp luật, NXB Pháp lí, Hà Nội, 1985, tr. 187.

b) Bản chất xã hội của pháp luật

Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.

Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sôhg xã hội, phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp trong xã hội, được các cá nhân, các cộng đồng dân cư, các tầng lớp khác nhau trong xã hội chấp nhận, coi là chuẩn mực, là quy tắc xử sự chung.

Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội. Các hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư phù hợp với những quy định của pháp luật làm cho xã hội phát triển trong vòng trật tự, ổn định, quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người đều được tôn trọng.

Ví dụ : “Thuận mua, vừa bán” và giữ chữ “tín” là quy tắc xử sự hợp lí được hình thành trong đời sống dân sự hằng ngày giữa người mua và người bán, được xã hội chấp nhận. Nhà nước đã thừa nhận các quy tắc này và quy định thành những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự : tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng (Bộ luật Dân sự năm 2005). Việc tuân thủ các quy tắc này sẽ đảm bảo sự bình đẳng và an toàn của các bên trong quan hệ pháp luật dân sự (mua bán, tặng cho, vay mượn, thừa kế…), đồng thời góp phần bảo vệ lợi ích và trật tự công cộng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

2.法律の性質

法の性質について話すことは、質問に対する答えを見つけることを意味します:
それは誰の法であり、誰によって、そして誰のためですか?

法の特徴は、法が階級的性質と社会的性質の両方を持っていることを示しています。

a)法の階級的性質

法は支配階級を代表する国家によって公布され、実施されることが保証されているため、法には深い階級の性質があります。

国家によって公布された法規範は、国家を代表する支配階級の意志と一致しています。
国家は、社会秩序を維持し、国家の権利と利益を保護するために、支配階級の意志に従って社会を方向付けるための規則を公布します。
法律を破ることは、国家の利益、つまり支配階級の利益を侵害しています。
そのような場合、国家は強制力を使って違反者に違法な仕事をやめさせるでしょう。

階級の性質は、あらゆる種類の法の一般的な表現です。しかし、それぞれの種類の法律には独自の表現があります。
ブルジョアの法は、人々が自由と民主主義を享受することを規定していますが、基本的にはそれでも意志を表現し、人々の利益に貢献しています。
社会主義法は労働者階級の性質を持っており、それは労働者の状態によって表されます。

ベトナム国は労働者階級と労働者の利益を代表しています:
「どれだけの利益が人々に等しいか。どれだけの権力が人々に属するか…地域から中央政府までの政府は選出された人々によって同じである。…」

ホーチミン、全巻、国立政治出版社、ハノイ、2000年、t。 5、p。 698。

ホーチミン大統領が次のように断言したように、私たちの国によって制定され公布された法律は、大多数の働く人々のために意志、要求、利益を表しています…」

ホーチミン、司法官の研究に関する会議での講演(1950)、国家と法律、法務出版社、ハノイ、1985年、p。 187。

b)法律の社会的性質

法は社会の発展のために社会の構成員によって作られた社会に由来するので、法には社会的性質があります。

法規範は、社会生活の現実に由来し、社会における階級と階級の要求と利益を反映し、個人、地域、および他の階級によって共有されます。
社会における相互は、標準として、共通の行動規範を受け入れ、考慮します 。

法規範は、社会の発展のための社会生活の実践において実施されます。
法律の規定に従った個人、組織、地域社会の行動は、社会を秩序ある安定した方法で発展させ、各人の正当な権利と利益が保護されます。

例:「売買」という言葉を守り、「信頼性」という言葉を守ることは、社会によって受け入れられている、買い手と売り手の間の日常の市民生活で形成される合理的な行動規範です。
国家はこれらの規則を認識し、それらを民法の基本原則に規定している:
自由、自主性、平等、善意、協力、誠実さおよび正直さ(2005年民法)。
これらの規則を遵守することにより、民事上の法的関係(購入、販売、寄付、貸付、相続など)における当事者の平等と安全が確保され、同時に、社会経済的発展、利益および公序良俗の保護に貢献し、促進します。

コメント