3.法と経済、政治と道徳の関係

3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức

Bản chất giai cấp và xã hội của pháp luật được thể hiện sâu sắc trong mối quan hệ chặt chẽ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức.

a) Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế

Được hình thành trên cơ sở các quan hệ kinh tế, pháp luật do các quan hệ kinh tế quy định. Tuy nhiên, trong mối quan hệ với kinh tế, pháp luật có tính độc lập tương đối : một mặt, pháp luật phụ thuộc vào kinh tế ; mặt khác, pháp luật tác động trở lại đối với kinh tế.

Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế thể hiện ở chỗ, chính các quan hệ kinh tế quyết định nội dung của pháp luật. Sự thay đổi các quan hệ kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi về nội dung của pháp luật.

Tuy được hình thành trên cơ sở các quan hệ kinh tế, phụ thuộc vào các quan hệ kinh tế, nhưng pháp luật lại tác động ngược trở lại đối với kinh tế. Sự tác động này có thể là tích cực hoặc có thể là tiêu cực.

Nếu pháp luật phù hợp, phản ánh khách quan các quy luật phát triển của kinh tế thì nó sẽ tác động tích cực, kích thích kinh tế phát triển.

Ví dụ : Các quy định của Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư được ban hành phản ánh đúng đắn nhu cầu khách quan và lợi ích đa dạng của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đã tạo cơ sở pháp lí cho sự ra đời và hoạt động của hàng chục ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
Ngược lại, nếu pháp luật có nội dung lạc hậu, không phản ánh đúng các quan hệ kinh tế hiện hành thì nó sẽ tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội.

b) Quan hệ giữa pháp luật với chính trị

Pháp luật vừa là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, vừa là hình thức biểu hiện của chính trị, ghi nhận yêu cầu, quan điểm chính trị của giai cấp cầm quyền. Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị được thể hiện tập trung trong mối quan hệ giữa đường lối chính trị của đảng cầm quyền và pháp luật của nhà nước.

Đường lối chính trị của đảng cầm quyền có vai trò chỉ đạo trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Thông qua pháp luật, ý chí của giai cấp cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước. Đồng thời, khi thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, pháp luật còn thể hiện ở mức độ nhất định đường lối chính trị của các giai cấp và các tầng lớp khác trong xã hội.

Ở Việt Nam, đường lối của Đảng được Nhà nước thể chế hoá thành pháp luật. Đường lối chính trị một khi đã được thể hiện thành nội dung của pháp luật sẽ được bảo đảm thi hành bằng quyền lực nhà nước. Như vậy, pháp luật là một công cụ hiệu quả để đảm bảo đường lối của Đảng được thực hiện nghiêm chỉnh trong toàn xã hội.

Ví dụ : Hiến pháp năm 2013 khẳng định Nhà nước thực hiện nhất quán phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo đúng đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, với mục tiêu làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân.

c) Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức

Ớ mỗi nước, ngoài quy phạm pháp luật, còn tồn tại các loại quy phạm xã hội khác, trong đó có quy phạm đạo đức. Hai loại quy phạm này có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Đạo đức là những quy tắc xử sự của con người, của tập thể và của cộng đồng, được hình thành trên cơ sở quan niệm về cái thiện, cái ác, về sự công bằng, về nghĩa vụ, lương tâm, danh dự, nhân phẩm và về những phạm trù khác thuộc đời sống tinh thần của xã hội. Đạo đức, một khi đã trở thành niềm tin nội tâm thì sẽ được các cá nhân, các nhóm xã hội tuân theo một cách tự giác.

Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong các quy phạm pháp luật. Như vậy, trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức, nhất là pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, văn hoá, xã hội, giáo dục. Khi đã trở thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị đạo đức không chỉ được tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân hay do sức ép của dư luận xã hội mà còn được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực nhà nước. Do đó, có thể nói, pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.

Sau khi đánh đuổi quân Minh, trước khi lên ngôi, Lê Lợi, tức Lê Thái Tổ đã tuyên bố : Từ xưa tới nay, trị nước phải có pháp luật, không có pháp luật thì sẽ loạn. Cho nên, học tập đời xưa đặt ra pháp luật là để dạy các tướng hiệu, quan lại, dưới đến dân chúng trăm họ biết thế nào là thiện, là ác, điều thiện thì làm, điều chẳng lành thì tránh, chớ để đến nỗi phạm pháp.

Đại Việt sử kí toàn thư, t. 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985, tr. 292.

Pháp luật là khuôn mẫu chung cho cách xử sự của mọi người trong hoàn cảnh, điều kiện như nhau, là thể hiện cụ thể của công lí, công bằng và giới hạn tự do của mỗi người trong việc thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chính những giá trị cơ bản nhất của pháp luật – công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải, cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.

3.法と経済、政治と道徳の関係

法の階級と社会的性質は、法と経済学、政治、道徳との密接な関係に深く反映されています。

a)法と経済の関係

経済関係に基づいて形成された法律は、経済関係によって規制されています。
しかし、経済に関しては、法律は比較的独立しています。
一方で、法律は経済に依存しています。一方、法律は経済に影響を与えます。

法の経済への依存は、法の内容を決定するのは経済関係であるという事実に反映されています。
遅かれ早かれ経済関係の変化も法の内容の変化につながるでしょう。

経済関係に基づいて形成され、経済関係に依存しますが、法律は経済に反対の影響を及ぼします。
この影響は、プラスにもマイナスにもなり得ます。

法律が適切であり、経済の開発法を客観的に反映している場合、それはプラスの影響を及ぼし、経済発展を刺激します。

たとえば、憲法、企業法、投資法の公布された条項は、社会主義志向の市場経済における経済部門の客観的な要求と多様な利益を適切に反映しています。
数万の中小企業の運営は、国の経済発展に貢献しています。
逆に、法律の内容が古く、現在の経済関係を適切に反映していない場合、社会経済の発展に悪影響を及ぼし、阻害することになります。

b)法と政治の関係

法は、支配階級の政治的路線を実行する手段であると同時に、支配階級の要件と政治的見解を認める政治的表現の一形態でもあります。法と政治の関係は、与党の政党と国家の法との関係に反映されている。

与党の政党は、法の制定と実施において指導的役割を果たしている。
法律により、支配階級の意志は国家の意志になります。
同時に、支配階級の意志を表明するとき、法律はまた、社会の他の階級や階級の政治的境界線をある程度表現しています。

ベトナムでは、党の路線は国によって法制化されています。
法の内容に一度表明された政治的路線は、国家権力によって執行されることが保証されます。
このように、法律は党の路線が社会全体で厳格に実施されることを確実にするための効果的な手段です。

例:2013年憲法は、ベトナム共産党のガイドラインに沿って、国民を物質的、精神的に豊かにし、国を強くすることを目的として、国家が社会主義志向の市場経済の発展を一貫して実施していることを確認しています。

c)法と道徳の関係

各国には、法規制に加えて、道徳的規範を含む他の種類の社会規範があります。
これらの2つのタイプのルールは密接に関連しています。

倫理は、善、悪、公正、義務、良心、名誉、尊厳、および社会の精神的生活の他のカテゴリーの概念に基づいて形成された、人々およびコミュニティの行動規範です。
倫理は、一度内部の信念になると、個人や社会集団が自発的に従うことになります。

立法の過程で、国家は常に社会の発展と進歩に沿って人気のある道徳的規範を法規範に入れようとします。
したがって、一連の法規制では、特に民事、結婚、家族、文化、社会、教育の分野で、倫理的概念が常に表現されています。
それらが法規範の内容になると、道徳的価値観は、個人の信念や良心、または世論の圧力によって遵守されるだけでなく、国家の権力によっても保証されます。したがって、法は道徳的価値観を表現し保護するための特定の手段であると言えます。

明軍を追い出した後、王位に就く前に、レ・ロイ(黎利 (Lê Thái Tổ))は次のように宣言しました。
古代から現在まで、国の支配には法がなければなりません。法がなければ、混乱が生じるでしょう。
したがって、昔の法律を勉強することは、将軍、官史、そして数百人以下の人々に、善と悪を知り、善を行い、悪いことを避けるように教えることでした。

大越の完全な歴史、t。 2、社会科学出版社、ハノイ、1985年、p。 292。

法律は、人々が同じ状況や条件でどのように行動すべきかについての一般的なパターンであり、正義、公正さの具体的な表現であり、権利と利益の行使における各人の自由を制限します。
それは法の最も基本的な価値観です-正義、平等、自由、そして理性、そしてそれは人々が常に目指している高貴な道徳的価値観でもあります。

コメント