b)法律の特徴

b) Các đặc trưng của pháp luật

Đặc trưng của pháp luật thể hiện ở tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Trước hết, pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bởi lẽ pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây chính là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.

Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành một quy phạm pháp luật. Tính quy phạm phổ biến này làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật, vì bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định.

Ví dụ :
— Luật Giao thông đường bộ quy định : Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường… là quy tắc mà mọi người tham gia giao thông đường bộ đều phải tuân theo, dù là người đi bộ, đi xe đạp, xe gắn máy, điều khiển ô tô hay xe súc vật kéo. Ai không tuân thủ quy tắc này đều là vi phạm pháp luật.

— Luật Hôn nhân và gia đình quy định các điều kiện kết hôn giữa nam và nữ : phải đạt độ tuổi nhất định, tự nguyện kết hôn ; không bị mất năng lực hành vi dân sự ; không vi phạm các trường hợp cấm kết hôn. Các điểu kiện này áp dụng cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ. Những trường hợp vi phạm, dù chỉ một trong các điểu kiện trên, đều là kết hôn trái pháp luật.

Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung, vì pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. Pháp luật có tính bắt buộc chung tức là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật. Đây là đặc điểm phần biệt sự khác nhau giữa pháp luật với quy phạm đạo đức. Những người xử sự không đúng với quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết, kể cả cưỡng chế, để buộc họ phải tuân theo hoặc để khắc phục hậu quả do việc làm trái pháp luật của họ gây nên.

Ví dụ : Người không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông thì bị xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, bởi vì hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Các văn bản này được gọi là văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản này đòi hỏi diễn đạt phải chính xác, một nghĩa để người dân bình thường đọc cũng hiểu được đúng và thực hiện chính xác các quy định pháp luật; cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành những hình thức văn bản nào đều phải được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành (có hiệu lực pháp lí thấp hơn) không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành (có hiệu lực pháp lí cao hơn). Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái Hiến pháp vì Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất. Yêu cầu này nhằm tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật.

Ví dụ : Hiến pháp quy định nguyên tắc “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập” (Điều 39). Phù hợp với Hiến pháp, Luật Giáo dục khẳng định quy tắc chung “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập” (Điều 10) và nhiều quy định cụ thể khác để đảm bảo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ học tập của mọi công dân.

b)法律の特徴

法の特徴は、共通の規範性、権力、一般的な強迫観念、そして形式の観点からの厳格な決定に反映されています。

まず第一に、法律は普遍的な規範的性格を持っています。
なぜなら、法律は一般的な行動規則であり、社会生活のあらゆる分野のすべての人に、多くの場所で何度も適用される共通形式だからです。
これは、法律を他の社会規範と区別する境界です。

各行動規範は通常、法規範として表現されます。
特定の条件や状況にある人は誰でも法律で規定された共通形式に従って行動しなければならないため、この共通の規範性は法律の公正で平等な価値を構成します。

例えば ​​:
—道路交通法は、次のように規定しています。
歩行者、自転車、オートバイのドライバー、動物の引き手にかかわらず、交通管制官の命令または信号灯、標識、道路標示などの指示に従う必要があります。
この規則に従わない人は誰でも法律に違反しています。

—結婚と家族に関する法律は、男性と女性の結婚の条件を規定しています。
一定の年齢に達し、自発的に結婚する必要があります。
公民権法の能力を失わなず、結婚禁止に違反していない。
これらの条件は、例外なくすべての人に適用されます。
上記の条件の1つでも違反は、違法な結婚です。

法律は国によって公布され、国の権力によって実施されることが保証されているため、法は強力であり、普遍的に拘束力があります。
法律は普遍的に義務付けられています。
つまり、すべての個人および組織が法律に従って行動することが義務付けられています。
これは、法と道徳規範の違いの際立った特徴です。
法律の規定に反する行動をとる者は、強制を含む管轄の州機関によって必要な措置を講じられ、法律によって引き起こされた違法行為の結果を遵守または是正するように強制されます。

例:車掌の命令や信号機、標識、道路標示の指示に従わず、交通秩序や安全に関する規則に違反した者は、道路輸送の分野で法律違反に対処するものとします。

法の表現形式は、管轄の州機関によって公布された法規範を含む文書であるため、法は形式の観点から厳密に定義されています。
これらの文書は法的文書と呼ばれます。この文書には、正確な表現が必要です。
これは、一般の人々が法律の規定を読み、正しく理解し、正しく実施するための意味です。
あらゆる形式の文書を発行する権限を持つ州の機関は、憲法および法的文書の公布に関する法律で厳格に規制されている必要があります。

下位の機関(法的効力が低い)によって発行された文書の内容は、上位の機関(法的効力が高い)によって発行された文書の内容と矛盾してはなりません。
憲法は国の基本法であり、法的効力が最も高いため、すべての文書の内容は、憲法に反するものではなく、一貫している必要があります。
この要件は、法制度の統一を実現することを目的としています。

例:憲法は、「市民は勉強する権利と義務を持っている」という原則を規定しています(第39条)。
憲法に従い、教育法は「教育は市民の権利と義務である。
すべての市民は、民族、宗教、信念、男性または女性、家族の出身、場所に関係なく、社会的地位、経済状況は平等である」という原則を定めています。
学習機会の条件」(第10条)およびすべての市民の学習の権利と義務の平等を確保するための他の多くの規定があります。

コメント