対外経済関係-経済統合

Kinh tế đối ngoại – hội nhập kinh tế
Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 64.8 tỷ dollar Mỹ, trong đó khoảng 32,1% giá trị xuất khẩu là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, 45.2% là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, 23,5% là hàng nông, lâm, thủy sản.
Trong khi đó cùng năm, giá trị nhập khẩu ước đạt 60,8 tỷ dollar, trong đó ước khoảng 30,2% giá trị nhập khẩu là máy móc, thiết bị, dụng cụ các loại, 63,7% là nguyên, vật liệu, chỉ có 6,1% là hàng tiêu dùng.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp ngày càng tích cực vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, giá trị đầu tư thực tế và giá trị giải ngân thấp hơn nhiều so với giá trị đăng ký.
Tính theo giá trị lũy kế từ năm 1988 đến hết năm 2007, công nghiệp và xây dựng là lĩnh vực thu hút được nhiều FDI nhất – 67% số dự án và 60% tổng giá trị FDI đăng ký.
Sau đó đến khu vực dịch vụ – 22,3% về số dự án và 34,3% về giá trị. Trong 82 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, các nước đầu tư nhiều nhất tính theo giá trị FDI đăng ký lần lượt là Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Nhật Bản.
Còn theo giá trị FDI thực hiện thì Nhật Bản giữ vị trí số một. Các tỉnh, thành thu hút được nhiều FDI (đăng ký) nhất lần lượt là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Riêng năm 2008, chỉ số FDI mới đăng ký (nghĩa là không tính số xin phép tăng vốn phát sinh trong năm) đạt 32,62 tỷ dollar.
Việt Nam cũng đầu tư ra nước ngoài tới 37 quốc gia và lãnh thổ, nhiều nhất là đầu tư vào Lào.
Tính đến hết năm 2007, có 265 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký khoảng 2 tỷ dollar và vốn thực hiện khoảng 800 triệu dollar.
Đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chiếm phần lớn, tiếp theo là nông, lâm nghiệp.

Việt Nam bắt đầu chủ trương hội nhập kinh tế từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), chủ trương này càng được đẩy mạnh.
Hội nhập kinh tế của Việt Nam diễn ra ngày càng nhanh chóng và sâu rộng. Từ chỗ chỉ hợp tác thương mại thông thường đã tiến tới hợp tác kinh tế toàn diện, từ chỗ hợp tác song phương đã tiến tới hợp tác kinh tế đa phương.
Cho đến giữa năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 224 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát triển song phương, 87 hiệp định thương mại, 51 hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần, 81 thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc.
Đỉnh cao về hợp tác kinh tế song phương là việc ký Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản, còn về hợp tác kinh tế đa phương là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới với tiêu chuẩn “WTO Plus”, nghĩa là chấp nhận các đòi hỏi về tự do hóa thương mại (hàng hóa và dịch vụ), đầu tư, mua sắm của chính phủ cao hơn so với mức độ quy định trong các văn kiện có hiệu lực đang áp dụng của WTO.

Việt Nam đã tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Liên bang Nga (2001), Nhật Bản (2006), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Hàn Quốc, Tây Ban Nha (2009), Vương quốc Anh (2010), Đức (2011), Pháp và Ý (2013). Trong số này, một số mối quan hệ như với Đức, Trung Quốc và Liên bang Nga đã được nâng lên tầm “đối tác chiến lược toàn diện”.
Ngoài ra, từ năm 2009, Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ “đối tác toàn diện” với Australia.

対外経済関係-経済統合
2008年、ベトナムは約648億米ドルを輸出し、そのうち輸出額の約32.1%は重工業製品と鉱物。
45.2%は軽工業製品と繊維工芸で23.5 %は農林水産物です。
一方、同年の輸入額は608億ドルと推定されており、そのうち輸入額の約30.2%があらゆる種類の機械、設備、工具であり、63.7%が原材料。消費財はわずか6.1%です。

外国直接投資は、ベトナムの経済成長にますます積極的に貢献しています。
ただし、実際の投資額と支払い額は、登録値よりもはるかに低くなっています。
1988年から2007年の終わりまでの累積値に関して、産業と建設はFDIを最も引き付ける部門です-プロジェクトの67%、登録されたFDI全体の60%。
次にサービス部門が登場しました-プロジェクト数は22.3%、価値は34.3%。ベトナムに投資している82の国と地域のうち、登録されたFDIに関して最も多く投資している国は、それぞれ韓国、シンガポール、台湾、日本です。
実現されたFDIの価値によれば、日本は第1位を占めています。最もFDI(登録)を集めた州と都市は、ホーチミン市、ハノイ、Hải Phòng,Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu でした。
特に2008年には、新たに登録されたFDI指数(つまり、今年発生した増資の申請数を除く)は326.2億ドルに達しました。
ベトナムはまた、ラオスへの投資が最も多い国外37の国と地域に投資しています。
2007年末までに、265件の有効な投資図案があり、登録資本金は約20億ドル、導入済み資本金は約8億ドルでした。
工業部門への投資が大部分を占め、農業と林業がそれに続いています。

ベトナムは、ベトナム共産党の第6回全国大会(1986年)の後、経済統合を始めました。
第8回国民会議(1996年)の後、この政策はさらに強化された。
ベトナムの経済統合はますます急速かつ広範囲に行われています。
通常の貿易協力から包括的な経済協力へ、二国間協力から多国間経済協力へ。
2007年半ばまでに、ベトナムは世界の224の国と地域と経済関係を築いた。
350を超える二国間開発協力協定、87の貿易協定、51の促進協定、投資保護、40の二重税回避協定、81の最恵国待遇。
二国間経済協力のピークは、ベトナム-日本経済連携協定の締結であり、
多国間経済協力は、「WTO」基準を有する世界貿易機関加盟協定の締結です。
政府貿易(商品やサービス)の自由化、投資、調達の要件が、WTOで運用されている効果よりもレベルが高いことを意味します。

ベトナムは、ロシア連邦(2001)、日本(2006)、インド(2007)、中国(2008)、韓国、スペイン(2009)、イギリス(2010)、ドイツ(2011)、フランス、イタリア(2013)。これらの中で、ドイツ、中国、ロシア連邦などとの関係の多くの「包括的な戦略的パートナー」はアップグレードされています。
さらに、2009年以降、ベトナムはオーストラリアとの「包括的なパートナーシップ」も確立しています。

コメント