1986から2006年の期間

Giai đoạn 1986–2006

Thời kỳ 1986–2000 gọi là thời kỳ chuyển tiếp của nền kinh tế Việt Nam (tiếng Anh: transitional economy), từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường, nhưng không phải là thị trường hoàn toàn tự do mà “có sự quản lý, điều tiết của nhà nước”, theo Chính phủ Việt Nam là để nhằm hạn chế những khuyết tật của kinh tế thị trường.

Giai đoạn 1986–1990, Việt Nam tập trung triển khai Ba Chương trình kinh tế lớn: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
Các hình thức ngăn sông cấm chợ, chia cắt thị trường được xóa bỏ dần, kế hoạch kinh tế của nhà nước được thực hiện trên cơ sở hạch toán.
Đặc biệt, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể được thừa nhận và bắt đầu được tạo điều kiện hoạt động.
Nền kinh tế dần dần được thị trường hóa. Song Đảng chủ trương và thực hiện kinh tế quốc doanh là chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế khác.
Cơ chế quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính dần dần giảm đi.

Kinh tế Việt Nam bắt đầu có những chuyển biến tốt. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ tự cung cấp, có dự trữ và còn xuất khẩu gạo.
Khoán 10 được triển khai từ năm 1988 trên quy mô toàn quốc càng khuyến khích nông dân sản xuất lúa gạo. Hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng, nhiều hơn và đa dạng hơn.
Xuất khẩu tăng mạnh, thâm hụt thương mại giảm. Từ năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô, đem lại nguồn thu xuất khẩu lớn. Lạm phát được kiềm chế dần dần.
Đến năm 1990, GDP bình quân đầu người mới đạt mức 98 USD (Lào là 186 USD, và Campuchia là 191 USD).

Tăng trưởng GDP thực giai đoạn 1980-2010

Tháng 6 năm 1991, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, tại đây một văn kiện quan trọng đã ra đời, đó là “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”.
Cương lĩnh này sau đó liên tục được bổ sung và điều chỉnh trong các kỳ họp của Ban Chấp hành trung ương Đảng và Đại hội Đại biểu toàn quốc tiếp theo.
Cương lĩnh này và các văn kiện có tính chất sửa đổi nó tuyên bố rằng nhiệm vụ trung tâm của xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là: “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa “,”gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện”.
Các văn kiện này nêu phương hướng: “thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu.
Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước” và “phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”

Thời kỳ 1991–1999 được coi là giai đoạn phát triển thành công của Việt Nam, gắn với nhiệm kỳ Tổng Bí thư Đỗ Mười, hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Võ Văn Kiệt (từ tháng 8 năm 1991 – tháng 9 năm 1997).
Việc chuyển sang kinh tế thị trường đã làm thay đổi toàn diện nền kinh tế.
Tăng trưởng trên 9% đạt được vào các năm 1995 (9,54%) và 1996 (9,34%) tuy nhiên phân hóa xã hội và tham nhũng cũng gia tăng.
Giai đoạn 1993-1997 là thời kỳ kinh tế Việt Nam kiềm chế thành công lạm phát đồng thời lại tăng trưởng nhanh chóng.
Sau đó, kinh tế tăng trưởng chậm lại trong 2 năm 1998-1999, sau đó tiếp tục đà tăng nhanh trong những năm đầu 2000 trong hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải.

Thập niên 1990 và đầu 2000 là thời kỳ mà Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế mà đỉnh cao là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (năm 2006) và Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (năm 2001).
Các sách báo trong nước thời kỳ này dùng cụm từ “đổi mới” để mô tả thời kỳ 1986-2000, thời kỳ chuyển biến thực sự về nhận thức tư duy kinh tế, áp dụng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Báo chí nước ngoài khen ngợi Việt Nam, ví Việt Nam như “con hổ” kinh tế trong tương lai gần.
GDP bình quân đầu người đạt mức 396 USD (Lào 328 USD, Campuchia 283 USD) năm 2000.

Tuy nhiên, đến thời điểm kết thúc nhiệm kỳ cuối của Thủ tướng Phan Văn Khải (2006), theo ông Khải phát biểu chia tay tại Quốc hội, nền kinh tế Việt Nam đã và vẫn còn nhiều tồn tại mà ông Khải vẫn chưa giải quyết được.
Công tác cán bộ chậm được đổi mới là nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến những sai lầm và khuyết điểm trong lãnh đạo quản lý kinh tế, xã hội.
Nền kinh tế còn chậm phát triển chiều sâu, tình trạng lãng phí thất thoát vốn và tài sản công còn nghiêm trọng nhất là trong các dự án đầu tư vốn nước ngoài.

1986から2006年の期間

1986年から2000年の期間は、ベトナムの移行経済(英語: transitional economy)と呼ばれ、
中央計画経済から市場メカニズム下での運営でしたが、完全な市場ではありませんでした。
ベトナム政府によると、「国家の管理と規制」という市場経済の障害となることを制限することです。

1986年から1990年の間に、ベトナムは3つの主要な経済プログラムの実施に焦点を合わせました:
食品-日用品、消費財の輸出。
河川輸送貿易を禁止や市場分割する形態は段階的に廃止され、国の経済計画は会計基準に基づいて作成されています。
特に、非国家および集団経済が認識され、促進され始めた。
経済は徐々に市場に出されています。しかし、党は国有経済を経済部門として擁護し、実施しています。
行政命令で経済を管理するメカニズムは徐々に減少しています。

ベトナム経済は良い変化を始めました。ベトナムは食料を輸入しなければならないことから、自給自足に十分な量を生産しており、備蓄があり、米も輸出しています。
セクション10は1988年から全国規模で実施され、農家に米の生産を奨励しています。商品、特に消費財はますます多様化しています。
輸出は急増し、貿易赤字は減少した。 1989年以来、ベトナムは原油の輸出を開始し、輸出収入の主要な供給源となっています。インフレは徐々に制御されます。
1990年までに、一人当たりのGDPはわずか98米ドルでした(ラオス:186米ドル、カンボジアは191米ドル)。

1980-2010年の実質GDP成長率

1991年6月、ベトナム共産党は第7回全国大会を組織し、そこで重要な文書が発行されました。
「移行期間中に社会主義国を建設するプラットフォーム」

このプラットフォームは、党中央委員会および次回の全国代表会議の会議中に継続的に追加および調整されました。
このプラットフォームとその改訂された文書は、ベトナムで社会主義インフラストラクチャを構築する中心的な作業は次のとおりであると述べています
「工業化と近代化の促進」、「包括的な農業の発展」。

これらの文書は方向性を定めています:
「所有形態の多様性に対する低から高への社会主義関係生産の確立。
国家主導の市場システムの下で社会主義志向の多種商品経済を発展」
そして「社会主義志向の市場経済を発展させる」

1991年から1999年までの期間は、ベトナムの成功した開発期間と見なされ、
Đỗ Mười書記長の任期とVõ Văn Kiệt首相の2つの任期(1991年8月から1997年9月)に関連していました。
市場経済への移行は経済を完全に変えました。
1995年(9.54%)および1996年(9.34%)に9%以上の成長が達成されましたが、社会的分裂と汚職も増加しました。
1993年から1997年の期間は、ベトナムの経済が急速に成長しながらインフレ抑制に成功した期間でした。
その後、1998年から1999年までの2年間で経済は減速し、Phan Văn Khải首相の2期の間に2000年代初頭に急速な成長を続けた。

1990年代と2000年代初頭は、ベトナムが経済に積極的に統合し、世界貿易機関への加盟に関する協定(2006年)とベトナムと米国の貿易協定(2001年)の署名で最高潮に達した時期でした )。
この時期の国内の本や新聞は「刷新」という言葉を使って、1986年から2000年の期間、つまり経済的思考の認識、市場経済の応用、国際統合の真の変化の期間を説明していました。
外国の新聞はベトナムを称えて経済的な「虎」に例えました。
1人あたりのGDPは、2000年に396米ドル(ラオス328米ドル、カンボジア283米ドル)に達しました。

しかし、Phan Văn Khải首相の最後の任期(2006年)の終わりまでに、国会でのKhải氏の別れのスピーチによると、
ベトナムの経済は、Khải氏がまだ解決していない多くの問題があります。
幹部の遅い仕事は、欠陥や間違いの原因です。社会経済管理のリーダーシップの弱点です。
経済は依然として非常に未発達であり、資本および公共資産の浪費は、特に外国投資プロジェクトにおいて、依然として最も深刻です。

コメント