ベトナム経済

Kinh tế Việt Nam

Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển, phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đây là nền kinh tế lớn thứ 6/11 ở khu vực Đông Nam Á; lớn thứ 44 trên thế giới xét theo quy mô GDP danh nghĩa hoặc lớn thứ 35 nếu xét GDP theo sức mua tương đương (theo các số liệu thống kê của năm 2019), đứng thứ 130 xét theo thu nhập bình quân đầu người hoặc đứng thứ 122 nếu tính GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương.
Tổng sản phẩm nội địa GDP năm 2019 đạt 261,6 tỷ USD theo danh nghĩa hoặc 647,3 tỷ USD tính theo sức mua tương đương.

Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tính đến tháng 11 năm 2007, đã có Trung Quốc, Nga, Venezuela, Nam Phi, ASEAN và Ukraina tuyên bố công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ, đến năm 2013, đã có 37 quốc gia công nhận Việt Nam đạt kinh tế thị trường (VCCI) trong đó có Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc.
Đến năm 2017, sau những nỗ lực đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và quốc tế, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã thông báo đã có 69 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường tại một phiên họp Chính phủ.
Nhưng Hoa Kỳ vẫn chưa công nhận Việt Nam là một kinh tế thị trường.
Xét về mặt kinh tế, Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, ASEAN.
Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước khác.
Việt Nam cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phương.

ベトナム経済

ベトナムの経済は、成長する社会主義志向の市場経済であり、農業、原油輸出、海外直接投資に大きく依存しています。
これは東南アジアで11国中6番目の経済です。
名目GDPで世界第44位、購買力平価で第35位(2019年の統計による)、一人当たり所得で第130位、1人あたりのGDPが購買力平価に従って計算された場合、122番目。
2019年のGDPは、名目で2,616億米ドル、または購買力平価に基づいて6,473億米ドルに達しました。

ベトナム共産党は、ベトナムで社会主義志向の市場経済システムを構築することを提唱しています。
2007年11月の時点で、中国、ロシア、ベネズエラ、南アフリカ、ASEAN、ウクライナは、ベトナムに完全な市場経済があると宣言し、2013年までに37か国がベトナムを承認しました。
日本、ドイツ、韓国を含む市場経済(VCCI)の獲得。
2017年までに、二国間および国際自由貿易協定(FTA)の交渉に努めた後、Phạm Bình Minh副首相は、69か国がベトナムを市場経済として認識していることを発表しました。
しかし、米国はまだベトナムを市場経済として認識していません。
経済的には、ベトナムは国連、世界貿易機関、国際通貨基金、世界銀行グループ、アジア開発銀行、経済協力フォーラムの加盟国です。
アジア-太平洋、環太平洋パートナーシップ、ASEANに関する包括的かつ進歩的な合意しています。
ベトナムはASEAN諸国、韓国、日本、中国、その他の国との多国間自由貿易協定に参加しています。
ベトナムはまた、日本との二国間経済連携協定に署名しました。

コメント