42.南シナ海と島と群島における経済発展、国防と安全保障

Vấn đề phát triển kinh tế , an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo,quần đảo

1.Vùng biển và thềm lục địa của nước ta giàu tài nguyên

a) Nước ta có vùng biển rộng lớn

b) Nước ta có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển

Nguồn lợi sinh vật: Biển nước ta có độ sâu trung bình, vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan là các vùng biển nông.
Biển nhiệt đới ấm quanh năm, nhiều ánh sáng, giàu ôxi, độ muối trung bình khoảng 30-33%, sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài.
Nhiều loài có giá trị kinh tế cao.
Một số loài quý hiếm, cần phải bảo vệ đặc biệt.
Ngoài nguồn lợi cá, tôm, cua ,mực…., biển nước ta còn nhiều đặc sản như đồi mồi, vích, hải sâm, bào ngư, sò huyết….Đặc biệt là trên các đảo ven bờ Nam Trung Bộ có nhiều chim yến.
Tổ yến (yến sào) là mặt hàng xuất khẩu cao.

Tài nguyên khoáng, dầu mỏ và khí tự nhiên:

Biển nước ta là nguồn muối vô tận.
Dọc bờ biển nhiều vùng có khí hậu thuận lợi để sản xuất muối.
Hằng năm, các cánh đồng muối cung cấp hơn 900 nghìn tấn muối.

Vùng biển nước ta nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp. Một số mỏ sa khoáng ô xit titan có giá trị xuất khẩu.
Cát trắng ở các đảo thuộc Quảng Ninh, Khánh Hòa là nguyên liệu quý để làm thủy tinh, pha lê.

Vùng thềm lục địa nước ta có các tích tụ dầu, khí, với nhiều mỏ tiếp tục được phát hiện, thăm dò và khai thác.

Về điều kiện phát triển giao thông vận tải biển: do nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông, dọc bờ biển lại có nhiều vùng biển kín thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu, nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho xây dựng cảng.

Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển-đảo. Suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt, thuận lợi cho phát triển du lịch và an dưỡng. Nhiều hoạt động du lịch thể thao dưới nước có thể phát triển.
Du lịch biển-đảo đang là loại hình du lịch thu hút nhiều nhất du lịch trong nước và quốc tế.

2.Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ vùng biển

a) Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ

Vùng biển nước ta có những đảo đông dân như Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc.
Có những nơi, đảo cụm lại thành quần đảo như Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà,
quần đảo Hoàng Sa,
quần đảo Trường Sa,
quần đảo Côn Đảo (còn gọi là quần đảo Côn Sơn),
quần đảo Nam Du, quần đảo Thổ Chu.

Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền,
hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển,
hải đảo và thềm lục địa.

Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

b) Các huyện đảo ở nước ta

Đến năm 2006, nước ta có các huyện đảo sau:

-Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh).

  • Huyện đảo Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng).
  • Huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị).
  • Huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng).
  • Huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi).
  • Huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).
  • Huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Bình Thuận).
  • Huyện đảo Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
  • Huyện đảo Kiên Hải và huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).

3.Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo

a) Tại sao phải khai thác tổng hợp

Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: đánh bắt và nuôi trồng hải sản; khai thác các đặc sản, khai thác khoáng sản trong nước biển và trong lòng đất, du lịch biển và giao thông vận tải biển.
Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

Môi trường biển là không chia cắt được.
Bởi vậy, một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh.

Môi trường đảo, do sự biệt lập nhất định của nó, không giống như trên đất liền, lại do diện tích nhỏ, nên rất nhạy cảm trước tác động của con người.
Chẳng hạn, việc chặt phá rừng và lớp phủ thực vật có thể làm mất đi vĩnh viễn nguồn nước ngọt, biển đảo thành nơi con người không thể cư trú được.

b) Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo

Trong tình hình phát triển hiện nay của ngành thủy sản, cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, tránh khai thác quá mức các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao, cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính hủy diệt nguồn lợi.

Việc phát triển đánh bắt xa bờ không những giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, mà còn giúp vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa của nước ta.

c) Khai thác tài nguyên khoáng sản

Nghề làm muối là nghề truyền thống, phát triển mạnh ở nhiều địa phương của nước ta, nhất là ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đã được tiến hành và đem lại năng suất cao.

Công tác thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã được đẩy mạnh cùng với việc mở rộng các dự án liên doanh với nước ngoài. Việc khai thác các mỏ khí thiên nhiên và thu hồi khí đồng hành, đưa vào đất liền đã mở ra bước phát triển mới cho công nghiệp làm khí hóa lỏng, làm phân bón, sản xuất điện.
Trong tương lai, các nhà máy lọc, hóa dầu được xây dựng và đi vào hoạt động sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của công nghiệp dầu khí.
Một vấn đề đặt ra là phải hết sức tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí.

d) Phát triển du lịch biển

Cùng với sự phát triển khá mạnh của ngành du lịch trong những năm gần đây, các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp, nhiều vùng biển, đảo mới được đưa vào khai thác.
Đáng chú ý là các khu du lịch Hạ Long-Cát Bà-Đồ Sơn (ở Quảng Ninh và Hải Phòng), Nha Trang (Khánh Hòa). Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu)…

e) Giao thông vận tải biển

Để tạo thế mở cửa cho các tỉnh duyên hải và cho nền kinh tế cả nước, hàng loạt cảng hàng hóa lớn đã được cải tạo, nâng cấp như cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng.
Một số cảng nước sâu đã được xây dựng như cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Dung Quất (Quảng Ngãi), Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu).
Hàng loạt cảng nhỏ hơn đã được xây dựng.
Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng.

Các tuyến vận tải hàng hóa và hành khách thường xuyên đã nối liền các đảo với đất liền góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế-xã hội ở các tuyến đảo.

4.Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa

Biển Đông là biển chung giữa Việt Nam và nhiều nước láng giềng. Vì vậy, việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.

Việt Nam là nước Đông Nam Á lục địa có nhiều lợi ích ở Biển Đông.
Vì vậy mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước, cho hôm nay và cho các thế hệ mai sau.

42.南シナ海と島と群島における経済発展、国防と安全保障

1.我が国の領海と大陸棚には豊富な資源がある

a)私たちの国には広大な海域があります

b)私たちの国には、一般的な海洋経済を発展させる条件があります

生物資源:ベトナムの海は中程度の深さで、トンキン湾とタイランド湾は浅い海です。
海は一年中暖かく、たくさんの光が入り酸素が豊富で、平均塩分が約30〜33%で、海洋生物構成が豊富です。
多くの種が高い経済的価値を持っています。
いくつかの珍しい種は、特別な保護を必要とします。
魚、エビ、カニ、イカなどの資源に加えて国にはタイマイ(亀)、カメ、ナマコ、アワビ、貝などの多くの希少生物があります。
特に南中央海岸の島では、多くの鳥がいます。
つばめの巣(つばめの巣)は高輸出品です。

鉱物資源、石油、天然ガス:

私たちの海は無限の塩産地です。
沿岸に沿って、多くの地域は塩を生産するのに好ましい気候を持っています。
毎年、塩田は90万トン以上の塩を提供しています。

ベトナムの水域には工業地帯が豊富にあります。一部の酸化チタン砂金は、輸出価値があります。
Quảng Ninh島とKhánh Hòa島の白い砂は、ガラスや水晶を作るための貴重な素材です。

私たちの国の大陸棚には石油とガスが蓄積されており、多くの分野が発見、探索、開発され続けています。

海上輸送の開発条件について:
南シナ海の国際海路に近接しているため、海岸沿いには、深海港の建設に適した深い水域が数多くあります。
多くの河口も港の建設に便利です。
私たちの国には、海島観光を発展させるための多くの有利な条件があります。
北から南にかけて、多くの大きなビーチ、美しい景観、良い気候があり、観光開発とリラクゼーションに適しています。
多くのウォータースポーツ観光活動を展開できます。
海島観光は国内で最も人気のある観光です。

2.島と群島は、経済発展と海の保護において戦略的に重要です

a)私たちの国の水域には、大小の4,000以上の島があります

私たちの国には、Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốcなどの人口の多い島々があります。
Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bàなど群島があります。
Hoàng Sa,諸島、Trường Sa諸島、Côn Đảo諸島(Côn Sơn諸島とも呼ばれる)、Nam Du諸島、Thổ Chu諸島。

島、群島は、国と海の防衛、海と海域、大陸棚と島の資源開拓を行う基地として機能します。

島々の周りの海域や大陸棚に対する我が国の主権を主張する根拠です。

b)私たちの国の郡島地区

2006年までに、私たちの国には次の群島地区があります。

Vân ĐồnとCô Tô(Quảng Ninh省)

Cát HảiとBạch Long Vĩ(Hải Phòng市)

Cồn Cỏ(Quảng Trị省)

Hoàng Sa(Đà Nẵng市)

Lý Sơn(Quảng Ngãi省)

Trường Sa(Khánh Hòa省)

Phú Quốc(Bình Thuận省)

Côn Đảo(Bà Rịa-Vũng Tàu省)

Kiên HảiとPhú Quốc(Kiên Giang省)

3.海洋と島の資源の複合利用

a)なぜ一般的な利用が必要なのですか?

海洋の経済活動は多様です。
漁業と養殖業。
特産品の開発、海水や地下での鉱物の開発、
海洋観光、海上交通輸送。
統合した開拓で効果が高い経済と環境保護をもたらすでしょう。

海洋環境は不可分です。
したがって、汚染された海域は、沿岸域全体、周囲の水域や島々に被害を与えます。

島の環境は、土地とは異なり、その隔離されているため、人間の行動に敏感であるために小さいです。
たとえば、森林破壊と植生は、真水、島、人々が住むことができない島を永久に失う可能性があります。

b)海洋資源と島の利用

漁業の開発状況では、沿岸資源の過剰利用を回避し、経済的に漁業の資源破壊を禁止する必要があります。
沖合での漁業の発展は、海洋資源のより良い利用に役立つだけでなく、私たちの国の空、海、大陸棚の開発にも役立ちます。

c)鉱物資源の利用

製塩は伝統的な職業であり、我が国の多くの地方、特に南中部海岸で繁栄しています。
現在、工業用塩の生産が行われており、高い生産性をもたらしています。

大陸棚での石油とガスの探査と開発は、外国との合弁事業の拡大とともに促進されてきました。
天然ガス田の開拓と関連ガスの回収により、液化ガスの製造、肥料の製造、発電の産業に新たな開発が開かれました。
将来的には、製油所と石油化学プラントが建設されて稼働すると、石油産業の経済効率がさらに向上します。
1つの問題は、石油とガスの探査、開発、輸送、処理における事故を回避することです。

d)海観光の開発

近年の観光産業の強力な発展に伴い、海の観光が強化され、多くの新しい海域と島々が運用されています。
特に、Hạ Long-Cát Bà-Đồ Sơn(Quảng NinhとHải Phòng)とNha Trang(Khánh Hòa)の観光地。Vũng Tàu(Bà Rịa-Vũng Tàu)…

f)海上輸送

沿岸部と国の経済を解放するために、サイゴン港、ハイフォン港、クアンニン港、ダナン港などの一連の大型貨物港が改装され、アップグレードされました。
Cái Lân (Quảng Ninh), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Dung Quất (Quảng Ngãi), Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu)などのいくつかの深海港が建設されました。
一連の小さな港が構築されています。ほとんどの沿岸省(県)には港があります。

島と本土を結ぶ頻繁な貨物と旅客のルートは、島の社会経済的発展に大きく貢献しています。

4.海や大陸棚の問題を解決するために近隣諸国との協力強化

南シナ海は、ベトナムと多くの近隣諸国の間の共有海です。
したがって、ベトナムと関連国との間の対話と協力を強化することは、地域の安定した発展を生み出し、国と国民の正当な利益を保護するための要素となります。
私たちの国の主権と領土保全を維持します。

ベトナムは東南アジアで南シナ海に利益をたくさん持つ国です。
したがって、すべてのベトナム国民は、今日と将来の世代のために、国土と海域を保護しなければなりません。

コメント