39.南東部における深い領土開拓の問題

  1. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

1.Khái quát chung

Vùng Đông Nam Bộ bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đông Nam Bộ có diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác (23,6 nghìn km2), số dân vào loại trung bình (12 triệu người, năm 2006), nhưng lại dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị hàng xuất khẩu.

Bảng. Một số chỉ của Đông Nam Bộ so với cả nước, năm 2005
các chỉ số
diện tích
số dân
tổng sản phẩm trong nước GDP
Giá trị sản xuất công nghiệp
Số dự án FDI được cấp phép
Tổng số vốn đăng kí FDI
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và daong thu dịch vụ tiêu dùng bình quân đầu nguời

Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển, cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước.
Với những ưu thế về vị trí địa lí, về nguồn lao động lành nghề, cơ sở vật chất kĩ thuật, lại có những chính sách phát triển phù hợp, thu hút được các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.

Đông Nam Bộ đang sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài nguyên, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao.

Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng.
Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu được hiểu là việc nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế-xã hội, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

2.Các thế mạnh và hạn chế của vùng

a) Vị trí địa lí

Đông Nam Bộ có vị trí rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng, nhất là trong điều kiện có mạng lưới giao thông vận tải phát triển.

b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Các vùng đất badan khá màu mỡ chiếm tới 40% diện tích đất của vùng.
Đất xám bạc màu trên phù sa cổ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn chút ít. Đất phù sa cổ tuy nghèo dinh dưỡng hơn đất badan, nhưng thoát nước tốt.
Nhờ có khí hậu cận xích đạo và điều kiện thủy lợi được cải thiện. Đông Nam Bộ có tiềm năng to lớn về phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá….) trên quy mô lớn.

Đông Nam Bộ gồm các ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau-Kiên Giang.
Hơn nữa, ở đây có điều kiện lí tưởng để xây dựng các cảng cá, thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ.

Tài nguyên rừng của vùng không thật lớn, nhưng đó là nguồn cung cấp gỗ dân dụng và gỗ củi, nguồn nguyên liệu giấy.
Ở đây có một số vườn quốc gia, trong đó có Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) nổi tiếng còn bảo tồn được nhiều loài cây, thú quý và Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh).

Tài nguyên khoáng sản của một vùng nổi bật là dầu khí trên vùng thềm lục địa.
Ngoài ra phải kể đến sét cho công nghiệp vật liệu xây dựng và cao lanh cho công nghiệp gốm, sứ.

Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn.

Khó khăn lớn của vùng là do mùa khô kéo dài, tới 4-5 tháng (từ cuối tháng XI đến hết tháng IV), nên thường xảy ra tình trạng thiếu nước cho cây trồng, cho sinh hoạt của dân cư và cho công nghiệp (đặc biệt là mực nước trong các hồ thủy điện hạ xuống rất thấp).

c) Điều kiện kinh tế-xã hội

Đông Nam Bộ là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao, từ công nhân lành nghề tới các kĩ sư, bác sĩ, nhà khoa học, các nhà kinh doanh.
Sự phát triển kinh tế năng động của vùng càng tạo điều kiện cho vùng có được nguồn tài nguyên chất xám lớn.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước về dân số, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước.

Đông Nam Bộ là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.
Vùng có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

3.Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu

a) Trong công nghiệp

Hiện nay, trong cơ cấu công nghiệp của cả nước, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất với vị trí nổi bật của các ngành công nghệ cao như: luyện kim, điện tử, chế tạo máy, tin học, hóa chất, hóa dược, thực phẩm…Việc phát triển công nghiệp của vùng đặt ra nhu cầu lớn về năng lượng.
Cơ sở năng lượng của vùng đã từng bước được giải quyết nhờ phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.

Một số nhà máy thủy điện được xây dựng trên hệ thống sông Đồng Nai như nhà máy thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai (400 MW), thủy điện Thác Mơ (150 MW) và nhà máy thủy điện Cán Đơn trên sông Bé. Dự án thủy điện Thác Mơ mở rộng (75 MW) dự kiến hoàn thành vào năm 2010.

Hình 39.Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

Từ khi đưa được khí đồng hành vào đất liền, các nhà máy điện tuôc bin khí được xây dựng và mở rộng, gồm Trung tâm điện tuôc bin khí Phú Mỹ (Phú Mỹ 1, 2, 3, 4), nhà máy điện Bà Rịa…,trong đó lớn nhất là Trung tâm điện tuôc bin khí Phú Mỹ, với tổng công suất thiết kế hơn 4000 MW.

Một số nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu phục vụ cho các khu chế xuất cũng được dầu tư xây dựng.

Đường dây siêu cao áp 500 kV Hòa Bình-Phú Lâm (TP.Hồ Chí Minh) được đưa vào vận hành từ giữa năm 1994 đã có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu năng lượng cho vùng.
Các trạm biến áp 500 kV và một số mạch 500 kV được tiếp tục xây dựng như tuyến Phú Mỹ-Nhà Bè, Nhà Bè-Phú Lâm.
Hàng loạt công trình 220 kV, các công trình trung thế và hạ thế được xây dựng theo quy hoạch.

Sự phát triển của vùng không tách rời xu thế mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài (giai đoạn 1998-2006), vùng đã thu hút số vốn đăng kí 42019,8 triệu USD, chiếm hơn 50% của cả nước).
Do vậy, những vấn đề môi trường phải luôn luôn được quan tâm. Sự phát triển của công nghiệp cũng cần tránh làm tổn hại đến ngành du lịch mà vùng có nhiều tiềm năng.

3.Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu

a) Trong công nghiệp

Hiện nay, trong cơ cấu công nghiệp của cả nước, vùng Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất với vị trí nổi bật của các ngành công nghệ cao như: luyện kim, điện tử, chế tạo máy, tin học, hóa chất, hóa dược, thực phẩm…Việc phát triển công nghiệp của vùng đặt ra nhu cầu lớn về năng lượng.
Cơ sở năng lượng của vùng đã từng bước được giải quyết nhờ phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.

Một số nhà máy thủy điện được xây dựng trên hệ thống sông Đồng Nai như nhà máy thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai (400 MW), thủy điện Thác Mơ (150 MW) và nhà máy thủy điện Cán Đơn trên sông Bé. Dự án thủy điện Thác Mơ mở rộng (75 MW) dự kiến hoàn thành vào năm 2010.

Hình 39.Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

Từ khi đưa được khí đồng hành vào đất liền, các nhà máy điện tuôc bin khí được xây dựng và mở rộng, gồm Trung tâm điện tuôc bin khí Phú Mỹ (Phú Mỹ 1, 2, 3, 4), nhà máy điện Bà Rịa…,trong đó lớn nhất là Trung tâm điện tuôc bin khí Phú Mỹ, với tổng công suất thiết kế hơn 4000 MW.

Một số nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu phục vụ cho các khu chế xuất cũng được dầu tư xây dựng.

Đường dây siêu cao áp 500 kV Hòa Bình-Phú Lâm (TP.Hồ Chí Minh) được đưa vào vận hành từ giữa năm 1994 đã có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu năng lượng cho vùng.
Các trạm biến áp 500 kV và một số mạch 500 kV được tiếp tục xây dựng như tuyến Phú Mỹ-Nhà Bè, Nhà Bè-Phú Lâm.
Hàng loạt công trình 220 kV, các công trình trung thế và hạ thế được xây dựng theo quy hoạch.

Sự phát triển của vùng không tách rời xu thế mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài (giai đoạn 1998-2006), vùng đã thu hút số vốn đăng kí 42019,8 triệu USD, chiếm hơn 50% của cả nước).
Do vậy, những vấn đề môi trường phải luôn luôn được quan tâm. Sự phát triển của công nghiệp cũng cần tránh làm tổn hại đến ngành du lịch mà vùng có nhiều tiềm năng.

b) Trong khu vực dịch vụ

Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng.
Cùng với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng.
Đó là các hoạt động dịch vụ thương mại, ngân hàng, tín dụng, thông tin, hàng hải, du lịch.
Vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về sự tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ.

c)Trong nông, lâm nghiệp

Vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu. Nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng. Công trình thủy lợi Dầu Tiếng trên thượng lưu sông Sài Gòn (tỉnh Tây Ninh) là công trình thủy lợi lớn nhất của nước ta hiện nay.

Dự án thủy lợi Phước Hòa (Bình Dương-Bình Phước) được thực thi sẽ giúp chia một phần nước sông Bé cho sông Sài Gòn, cung cấp nước giúp cho sinh hoạt và sản xuất.
Nhờ giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà, sẽ làm tăng diện tích đất trồng trọt, tăng hệ số sử dụng đất trồng hàng năm và khả năng đảm bảo lương thực, thực phẩm của vùng cũng khá hơn.

Việc thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao vị trí của vùng như là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.
Những vườn cây cao su già cỗi, năng suất mủ thấp, được thay thế bằng các giống cao su cho năng suất cao và ứng dụng công nghệ mới, nhờ thế mà sản lượng cao su của vùng không ngừng tăng lên. Đông Nam Bộ cũng đang trở thành vùng sản xuất chủ yếu cà phê, hồ tiêu, điều.
Cây mía và đậu tương vẫn chiếm vị trí hàng đầu trong các cây công nghiệp ngắn ngày.

Cần bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu của các sông để tránh mất nước ở các hồ chứa, giữ được mực nước ngầm.
Cần phục hồi và phát triển các vùng rừng ngập mặn.
Các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển cũng cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

d) Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển

Vùng biển và bờ biển Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển: khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thác khoáng sản thềm lục địa, du lịch biển và giao thông vận tải biển.
Việc phát hiện dầu khí ở vùng thềm lục địa Nam Biển Đông của nước ta và việc khai thác dầu khí (từ năm 1986) với quy mô ngày càng lớn, có sự hợp tác đầu tư của nhiều nước, đã tác động mạnh đến sự phát triển của vùng, nhất là ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Vũng Tàu là nơi nghỉ mát lí tưởng cho vùng Nam Bộ và cả nước, nay còn là cơ sở dịch vụ lớn về khai thác dầu khí.

Việc phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ.
Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ

39.南東部における深い領土開拓の問題

1.一般的な概要

南東地域には、ホーチミン市、Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàuの各省(県)が含まれます。
南東部は他の地域(23.6千km2)、平均人口(1,200万人、2006年)と比べると面積は小さいですが、
GDP、工業、輸出額で国内をリードしています。

南東部、全国との比較表。2005年

南東地域は、早い商品経済の発展、国の他の地域よりも発達した産業、農業およびサービス経済構造を持つ地域です。
地理的位置、熟練労働力、技術設備の利点により、適切な開発政策があり、国内外の投資を呼び込んでいます。

南東は資源を効果的に使用しており、経済は高い成長率を持っています。

深い領土開拓の問題は、地域の発展における主要な問題です。
領土開拓の深さは、自然および社会経済資源を最大限に活用するために、資本投資、科学技術を促進することに基づいて領土開拓の効率を改善すると理解されています。
高度経済成長の維持を確保すると同時に、社会問題を解決し、環境を保護します。

2.地域の長所と制限

a)地理的な場所

南東部は、特に開発された輸送ネットワークにおいて、地域の社会経済的発展にとって非常に有利な立場にあります。

b)自然条件と天然資源

肥沃な玄武岩の土地が面積の40%を占めています。
古代の沖積層の色あせた灰色土壌は少し小さいです。古い沖積土は、玄武岩質土よりも栄養価は低くなりますが、水はけがよくなります。
赤道気候と改善された灌漑条件のよい条件があります。
南東部は、多年生の産業作物(ゴム、コーヒー、カシューナッツ、コショウ)、果樹、短期の産業作物(大豆、サトウキビ、タバコなど)を開発する大きな可能性を秘めています。

南東部地域には、主要な漁場、すなわちNinh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng TàuとCà Mau-Kiên Giang漁場があります。
さらに、汽水域の養殖に便利な漁港を建設するには理想的な条件があります。

この地域の森林資源はそれほど大きくはありませんが、木材や薪、紙の原料となっています。
多くの貴重な貴重な動植物が保存されているCần Giờ(ホーチミン市)、有名なCát Tiên 国立公園(Đồng Nai)など、いくつかの国立公園があります。

主要な鉱物資源は、大陸棚の石油とガスです。
さらに、建材用の粘土セラミック、磁器用のカオリナイトがあります。

Đồng Nai川水系は、大きな水力発電の可能性を秘めています。

この地域の主な困難は、乾季が4〜5か月(11月の終わりから4月の終わりまで)と長く続くためです。
そのため、作物、人々の日常生活、産業で水不足が発生することがよくあります。 (特に水力発電湖の水位は非常に低いです)。

c)社会経済状況

南東地域は、熟練労働者からエンジニア、医者、科学者、そしてビジネスマンまで、非常に熟練した労働力を引き付ける省(県)です。
地域のダイナミックな経済発展は、地域のホワイトカラー資源をさらに促進しました。
ホーチミン市は人口の点で国内最大の都市であり、国内で最大の産業、輸送、サービスの中心でもあります。

南東部は、資本と技術が豊富に集積している地域であり、国内外の投資を引き付け続けています。
この地域には、特に交通と通信の面で、インフラが十分に発達しています。

3.国土を深く開拓

a)産業界の中で

現在、国全体の産業構造では、南東部が最も高い割合を占めており、冶金、電子、機械製造、情報学、製薬化学、食品などのハイテク産業の卓越した地位を占めています。
この地域の産業発展はエネルギーに大きな需要をもたらします。
この地域のエネルギー基盤は、電源と電力網の開発によって徐々に解決されてきました。
Đồng Nai川のTrị An水力発電所(400 MW)、Thác Mơ水力(150 MW)、Bé川のCán Đơn水力発電所などはĐồng Nai川水系に建設されています。
活用されているThác Mơ水力発電プロジェクト(75 MW)は、2010年に完了する予定です。

図39.南東部における深い領土開拓

天然ガスの導入以来、ガスタービン発電所が拡張されてきました。
Bà RịaのPhú Mỹ(Phú Mỹ1、2、3、4)を含む発電所の集積地などです。
最大のものはPhú Mỹで、総設計容量は4000 MWを超えます。

輸出加工区に石油火力発電所も建設されました。

Hòa Bình-Phú Lâm500 kV超高圧送電線(1994年半ばに稼働)は、地域のエネルギー需要を確保する上で重要な役割を果たしてきました。
500 kV変電所といくつかの500 kV回路は、Phú Mỹ-Nhà Bè, Nhà Bè-Phú Lâm√など、引き続き建設されます。
一連の220 kV作業、中および低電圧作業が計画の下で構築されました。

この地域の発展は、外国投資関係の拡大傾向(1998年から2006年)と切り離せないものであり、資本は4201億980万ドルに達し、国全体の50%以上を占めています。
したがって、環境問題を常に考慮する必要があります。
産業の発展はまた、地域が大きな可能性を秘めている観光産業へのダメージを避けるべきです。

b)サービス業

サービス産業は、地域の経済構造の増加する割合を占めています。
インフラ整備に伴い、サービス活動はますます多様化しています。
それらは商業サービス、銀行、信用、情報、海事および観光である。
東南地域は急速な成長とサービス産業の効果的な発展で国をリードしています。

c)農林業

灌漑の問題は最も重要です。多くの灌漑施設が建設されました。
サイゴン川上流(タイニン省)でのDầu Tiếng 灌漑事業は、現在我が国で最大の灌漑事業です。

Phước Hòa灌漑プロジェクト(Bình Dương-Bình Phước)の実施は、Bé川の水の一部をサイゴン川に分割し、日常生活と生産に水を供給するのに役立ちます。
乾季に灌漑地域に取り組み、Đồng Nai川とLa Ngà川沿いの低地地域を排水することで、耕地の面積が増加し、
年間の土地利用能力が高いです。地域の食料安全保障と食料品はより良いものです。

作物構造の変化により、この地域は国全体の主要な専門的な作物生産地域としての地位を高めています。
古いゴムの木、低ラテックス収量は、高収量のゴム品種と新しい技術に置き換えられているため、地域のゴム生産量は常に増加しています。
南東部はまた、コーヒー、コショウ、カシューナッツの主要な生産国になりつつあります。
サトウキビと大豆は、依然として短期耕作の工業作物として主導的地位を占めています。

貯水池の水を失うことや地下水面を保つことを避けるために、川の上流にある森林を保護する必要があります。
マングローブ地域の回復と開発が必要です。
国立公園や生物生態系保護区も厳しく保護する必要があります。

d)海洋を含めた経済発展

南東部の海と沿岸地域には、海洋資源の開発、大陸棚の鉱物開発、海洋観光、海上輸送など、海洋経済を発展させる多くの有利な条件があります。
Bà Rịa-Vũng Tàuで南シナ海の大陸棚での石油と天然ガスの発見と、石油と天然ガスの開発(1986年以降)は、多くの国々の投資協力により、拡大を続けています。

ブンタウは南部地域と国にとって理想的なリゾート地であり、現在は石油とガスの開発のための主要なサービス拠点となっています。

精製、石油化学産業、石油・ガス開発サービス産業の発展は、東南部の経済構造と格差を大きく変えました。
ただし、石油の採掘、輸送、処理など環境汚染への対処に特別な注意を払う必要があります。

コメント