15.環境保護と自然災害防止

15.Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

1.Bảo vệ môi trường

Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là:

Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai bão lụt, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu.

Tình trạng ô nhiễm môi trường:
nước, không khí và đất đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông dân cư và một số vùng cửa sông ven biển.
Ở nhiều nơi, nồng độ các chất gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

Bảo vệ tài nguyên và môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người.

2.Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

a)Bão

Hoạt động của bão ở Việt Nam

Nhìn chung, trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII, nhưng cường độ yếu.
Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII.
Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.

Trung bình mỗi năm có 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm nhiều có 8-10 cơn, năm ít có 1-2 cơn.
Nếu tính số cơn bão có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta thì còn nhiều hơn nữa, trung bình trong 45 năm gần đây, mỗi năm có gần 8,8 cơn bão.

Hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống:

Bão thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một trận bão thường đạt 300-400mm, có khi tới trên 500-600mm.
Trên biển, bão gây sóng to dâng 9-10m, có thể lật úp tàu thuyền.
Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5-2m, gây ngập mặn vùng ven biển.

Nước dâng tràn đê kết hợp nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng.
Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế.
Bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là ở vùng ven biển.

Ngày nay nhờ vào các thiết bị vệ tinh khí tượng, chúng ta cũng đã dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão. Việc phòng chống bão là hết sức quan trọng.
Để tránh thiệt hại.
khi có bão các tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn.
Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân.
Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.

b)Ngập lụt

Hiện nay, vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng do diện mưa bão rộng, lũ lụt tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao bọc. Mật độ xây dựng cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn.
Ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường;
vì vậy, khi tiến hành tiêu nước chống ngập lụt cần tính đến làm các công trình thoát lũ và ngăn thủy triều.

Ngập lụt gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ hè thu ở hai đồng bằng trên.
Còn tại Trung Bộ, nhiều vùng trũng ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn ở Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng IX-X do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

c)Lũ quét

Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống.
Mưa gây ra lũ quét có cường độ rất lớn, lượng mưa tới 100-200mm trong vài giờ.
Lũ quét là thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Kết quả nghiên cứu của Viện Khí tượng-Thủy văn cho thấy, từ năm 1950 trở lại đây, ở nước ta năm nào cũng có lũ quét mà xu hướng ngày càng tăng.

Ở miền Bắc, lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI-X, tập trung ở vùng núi phía Bắc.
Suốt dải miền Trung, vào các tháng X-XII lũ quét cũng đã xảy ra ở nhiều nơi.

Để giảm thiệt hại do lũ quét gây ra, cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét nguy hiểm, quản lý sử dụng đất đai hợp lí; đồng thời, thực hiện các biện pháp kĩ thuật thủy lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.

d)Hạn hán

Khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi. Ở miền Bắc, tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3-4 tháng.
Còn ở miền Nam, mùa khô khắc nghiệt hơn: thời kì khô hạn kéo dài đến 4-5 tháng ở đồng bằng Nam Bộ và vùng thấp Tây Nguyên, 6- 7 tháng ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ.

Hằng năm, hạn hán và cháy rừng gây thiệt hại cho hàng vạn ha cây trồng và thiêu hủy hàng nghìn ha rừng, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống nhân dân.
Nếu tổ chức phòng chống tốt có thể hạn chế bớt thiệt hại do hạn hán gây ra. Để phòng chống khô hạn lâu dài phải giải quyết bằng xây dựng những công trình thủy lợi hợp lí.

đ)Các thiên tai khác

Ở nước ta, Tây Bắc là khu vực hoạt động mạnh nhất, rồi đến khu vực Đông Bắc. Khu vực miền Trung ít động đất hơn, còn ở Nam Bộ động đất biểu hiện rất yếu. Tại vùng biển, động đất tập trung ở ven biển Nam Trung Bộ.

Việc dự báo trước thời gian xảy ra động đất rất khó. Cho đến nay, động đất vẫn là thiên tai bất thường, bởi vậy rất khó phòng tránh.

Các loại thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối tuy mang tính cục bộ địa phương, nhưng xảy ra thường xuyên ở nước ta và cũng gây tác hại lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.

3.Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường

Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam dựa trên những nguyên tắc chung của Chiến lược bảo vệ toàn cầu (WSC) do Liên hiệp quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN) đề xuất.
Chiến lược đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững.

Các nhiệm vụ chiến lược đề ra là:

Duy trì các hệ sinh thái và các quá trình sinh thái chủ yếu có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.

Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của cá nhân loại.

Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể hồi phục được.

Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.

Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các tài nguyên tự nhiên.

Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.

15.環境保護と自然災害防止

1.環境保護

私たちの国の環境保護には2つの最も重要な問題があります。

生態学的および環境的不均衡の状態:
自然災害、洪水、干ばつ、など天候と気候変化の増加が見られます。

環境汚染:
水、大気、土壌は、大都市、工業地帯、人口密度の高い地域、各沿岸で深刻な問題になっています。
多くの場所で、汚染物質の濃度は許容基準を何度も超えています。

資源と環境の保護には、資源の合理的かつ永続的な使用と人間の生活環境が含まれます。

2.大規模な自然災害と予防策
 
a)台風

ベトナム台風の活動

一般に、全国では、台風の季節は6月から11月に終わり、5月に早い台風が発生し、12月にも遅く来ることがありますが、強度は低いです。
台風は8月から10月に集中して9月に最も集中します。
この3か月間の台風の総数は、シーズン全体の台風の数の70%を占めます。
ベトナムの台風シーズンは北から南へと減速します。

平均して、毎年3〜4回の台風がわが国の海岸を襲い、年間8〜10回の強い台風と1〜2回の少ない台風があります。
我が国の天気に影響を与える台風の数は過去45年間の平均で毎年8.8近くの台風があります。

ベトナムでの台風の影響と予防策:

台風はしばしば強風と大雨を伴います。暴風雨の降雨量は通常300〜400mm、場合によっては500〜600mmに達します。
海上では、台風は波を9〜10m上昇させ、ボートを転覆させる可能性があります。
暴風雨により、海面が1.5〜2m上昇し、沿岸の塩分濃度が上昇します。

豪雨と流れる水を結合した洪水は、大規模な浸水を引き起こします。
激しい嵐、強風は、家、建物、橋、高電圧柱などの頑丈な建物さえも破壊します。
暴風雨は、特に沿岸地域で生産と人々の生活に大きな損害を与える自然災害です。

現在、気象衛星のおかげで、形成プロセスと台風の移動の方向についてかなり正確な予測ができています。
台風対策は最も重要です。
損傷を避けるためとして。
暴風雨の場合、船および海上の船は本土に急いで戻るか、避難所を探す必要があります。
沿岸地域では、堤防の強化が必要です。強い台風が発生した場合は、緊急に避難させてください。
対策は常に、洪水防止、平地の洪水、山の洪水防止と浸食と組み合わせなければなりません。

b)洪水

現在、最も深刻な洪水が発生しやすい地域は、大規模な暴風雨と洪水に起因するhồng(紅河)デルタであす。
大規模な河川流域が低地に集中し、河川堤防と海堤防に囲まれています。
高い建設密度は、洪水をより深刻にします。
メコンデルタの洪水は、大雨だけでなく、満潮によっても引き起こされます。
そのため、洪水に対する排水を行う際には、洪水排水工事と高潮防止工事を検討する必要があります。

洪水は、これら2つの平野の夏秋の作物に深刻な結果をもたらします。
中部ベトナムでは、北部中央海岸の多くの低平地と南部中央海岸の大河川の下流平野も、激しい嵐、暴風雨、洪水のために9月から10月に大洪水に見舞われます。

c)鉄砲水

鉄砲水は、急激に分割された地形、急な斜面、栄養被覆の喪失を伴う山岳河川流域で発生し、大雨が降ると土壌表面が容易に侵食されます。
雨は高強度の鉄砲水を引き起こし、数時間で最大100-200mmの雨が降ります。
鉄砲水は異常な自然災害であり、非常に深刻な結果をもたらします。
気象水文学研究所の研究結果は、1950年以来、毎年わが国で鉄砲水が発生していることを示していますが、その傾向は増大しています。
 
北部では、通常、6月と10月に鉄砲水が発生し、北部の山に集中しています。
中部地域全体で10-12の数か月の間に多くの場所で鉄砲水も発生しました。

鉄砲水による被害を減らすためには、住宅地の計画で危険な鉄砲水が発生する可能性のある地域を避け、土地利用を合理的に管理する必要があります。
同時に、地表の流れを制限し、土壌侵食を防ぐために、傾斜地で灌漑技術、植林、農業技術を実施します。

d)干ばつ

長引く干ばつと乾季の干ばつは多くの場所で発生します。
北部では、Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang)などの風の強い谷では、乾季は3〜4か月続きます。
南部では、乾季がより厳しくなります。
干ばつの期間は、南部デルタと中央高地で最大4〜5ヶ月続き、ベトナム中部の最南端の沿岸地域で6〜7ヶ月続きます。

毎年、干ばつと山火事は何万ヘクタールの作物に損害を与え、何千ヘクタールの森林を焼却し、日常生活と人々の生活に大きな影響を与えています。
よく組織化された予防策は、干ばつによる被害を減らすことができます。
長期的な干ばつを防ぐためには、合理的な灌漑施設を建設して解決する必要があります。

đ)その他の自然災害

私たちの国では、北西が最も活発な地域であり、次に北東です。
中部地域では地震が少なく、南部では地震が非常に弱いです。
海では、地震は南中央海岸に集中しています。

地震の前に予測することは困難です。これまでのところ、地震は未だに異常な災害であるため、予防することは困難です。
竜巻、あられ、霧氷などの他の種類の自然災害は、局地的ですが、私たちの国では頻繁に発生し、生産と人々の生活に大きな損害をもたらします。

3.天然資源と環境保護のための国家戦略

ベトナムの天然資源と環境を保護するための国家戦略は、国際自然保護連合(IUCN)によって提案されたグローバル保護戦略(WSC)の共通原則に基づいています。
保護戦略は持続可能な開発と結びついています。

設定される戦略は次のとおりです。

人間の生活に不可欠な生態系と主要な生態を維持します。

ベトナムの人々と個々の人類の長期的な利益に関して、栽培種と野生種の遺伝資源と国の富を確保する。

天然資源の合理的な使用を確保し、回復可能な範囲で制限します。

人間の生活の要件に応じた環境品質の確保。

天然資源を適切に使用する安定した人口を達成するよう努める。

環境汚染の防止、環境の制御と改善。

コメント