17.労働と雇用

  1. Lao động và việc làm

1.Nguồn lao động

Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng số dân.
Với mức tăng nguồn lao động như hiện nay, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.

Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc (đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp….) được tích lũy qua nhiều thế hệ.

Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế.
Tuy nhiên, so với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

17.1. Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, năm 1996 và năm 2005.

2.Cơ cấu lao động

a)Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế

Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật và quá trình đổi mới đang làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng lao động xã hội ở nước ta, nhưng sự phân công lao động xã hội theo ngành còn chậm chuyển biến.

Bảng 17.2a. Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2000-2005

b)Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế

Bảng 17.2b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế 2000-2005
(Đơn vị: %)

c) Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn

Bảng 17.c. Cơ cấu lao động theo thành thị, nông thôn năm 1996 và năm 2005

                                                                                           (Đơn vị:%)

Nhìn chung, năng suất lao động xã hội ngày càng tăng, song vẫn còn thấp so với thế giới.
Phần lớn lao động có thu nhập thấp, làm cho quá trình phân công lao động xã hội chậm chuyển biến.
Mặt khác, quỹ thời gian lao động trong nông nghiệp nông thôn và nhiều xí nghiệp quốc doanh chưa được sử dụng triệt để.

3.Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm

Việc làm là một vấn đề kinh tế-xã hội lớn ở nước ta hiện nay.
Sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất, dịch vụ đã tạo ra mỗi năm gần 1 triệu việc làm mới.
Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt.
Năm 2005, tính trung bình cả nước, tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%, tỉ lệ thiếu việc làm là 8,1%.
Ở khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, ở nông thôn là 1,1%; tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%, ở nông thôn là 9,3%.

Những năm qua, nước ta tập trung giải quyết việc làm cho người lao động theo các hướng:

Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…), chú ý thích đáng đến hoạt động của các ngành dịch vụ.

Tăng cường hợp tác, liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

Mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng, đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo ra công việc hoặc tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng, thuận lợi hơn.

Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

17.労働と雇用

1.労働源

2005年、わが国の経済活動人口は42.53百万人で、総人口の51.2%を占めています。
現在の労働資源の増加に伴い、我が国には毎年100万人以上の従業員がいます。

私たちの労働者は勤勉で創造的であり、国の伝統(特に農業、林業、漁業、家内工業、手工芸など)に関連する豊富な生産経験を持っています。何世代にもわたって蓄積されました。

労働の質は、文化開発、教育、健康の達成によりますます向上しています。
ただし、現在の要求されている管理職や熟練した技術労働者のような、高い資格を持つ労働者は不足です。

17.1。 1996年と2005年の技術的および専門的資格による雇用構造

2.労働構造

a)経済部門別の労働構造

科学技術革命の刷新は、わが国の社会の労働構造を劇的に変化させていますが、業界ごとの労働者は依然として変化が遅いです。

表17.2a。 経済部門別の雇用構造、2000年から2005年の期間

b)経済原資別の労働構造

表17.2b。 経済原資別の労働構造2000-2005
                                                                              (単位:%)

c)都市部と農村部の労働構造

表17.c. 1996年と2005年の都市部と農村部の労働構造

                                                                                                (単位:%)

全体として、社会労働の生産性は向上していますが、それでも世界と比較して低いです。
ほとんどの労働者は低所得であり、社会雇用の変化の対応に遅れています。

一方、農村農業や多くの国有企業の労働時間基金は十分に活用されていません。

3.雇用問題と雇用創出方法

今日、雇用は我が国の主要な社会経済問題です。
経済部門、製造業、サービスの多様化により、毎年100万人近くの新規雇用が創出されています。
しかし、失業と仕事不足は依然として深刻です。
2005年の全国平均では、失業率は2.1%、不足率は8.1%でした。
都市部では、失業率は5.3%、農村部では1.1%です。都市部の不足率は4.5%であり、農村部では9.3%です。
(雇用のミスマッチ、労働者の技術不足)

過去数年にわたり、我が国は次の方向で労働者の雇用を創出することに焦点を合わせてきました。

人口と労働資源の再配分。

健康で生産的な良い人口政策を実現する。

サービス産業の活動に十分な注意を払いながら、生産活動(伝統的な仕事、手工芸品、家内工業、手工芸品など)を多様化する。

外国投資を誘致し、輸出の生産を拡大するための協力と連合を強化する。

すべての階層、職業でトレーニングの種類を拡大および多様化、品質と労働力を向上させて、自分で仕事を作成したり、生産活動に簡単かつ便利に参加できるようにします。

労働力の輸出を促進する。

コメント