南部は敵の「平和化と侵略」に苦しみ、完全な解放に向けた姿勢と力を生み出した。

Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định-lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn

a) Hoàn cảnh lịch sử

Hiệp định Pari 1973, ta đã “đánh cho Mĩ cút”.

Ngày 29-3-1973, toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi nước ta, nhưng Mĩ vẫn giữ lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự, lập ra Bộ chỉ huy quân sự tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.

Quân đội Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam

Được cố vấn Mĩ chỉ huy và nhận viện trợ của Mĩ, chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định.

Chúng huy động gần như toàn bộ lực lượng tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, liên tiếp mở rộng những cuộc hành quân “bình định-lấn chiếm” vùng giải phóng của ta. Đây thực chất là hành động tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Níchxơn.

Việc kí Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam và việc quân Mĩ rút khỏi nước ta đã tạo nên sự thay đổi trong so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng, có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam chống âm mưu, hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

b) Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định-lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn

  • Trong cuộc đấu tranh chống “bình định-lấn chiếm”, chống âm mưu “tràn ngập lãnh thổ” những tháng đầu sau khi kí Hiệp định, quân dân ta đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhưng do không đánh giá hết âm mưu phá hoại Hiệp định, do quá nhấn mạnh đến hòa bình, hòa hợp dân tộc… nên tại một số địa bàn quan trọng, chúng ta bị mất dần.

Chủ trương của Đảng

Tháng 7-1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21. Nhận định:

Kẻ thù: đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.

Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện đại là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và nhấn mạnh trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng, từ cuối năm 1973, quân dân ta ở miền Nam không những kiên quyết đánh trả địch, bảo vệ vùng giải phóng, mà còn chủ động mở những cuộc tiến công địch tại những vùng căn cứ xuất phát các cuộc hành quân của chúng, mở rộng vùng giải phóng.

Cuối năm 1974-đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Quân ta đã giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch đánh Đường 14 – Phước Long (từ ngày 12-12-1974 đến ngày 6-1-1975), loại khỏi vòng chiến đấu 3 000 địch, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long với 50 000 dân.

Sau chiến thắng này của ta, chính quyền Sài Gòn phản ứng mạnh và đưa quân đến hòng chiếm lại, nhưng đã thất bại.
Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa.

Thực tế thắng lợi của ta ở Phước Long, phản ứng của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau đó cho thấy rõ sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của nhân dân ta, sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn, về khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ.

Phối hợp với đấu tranh quân sự, nhân dân ta ở miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chính trị, ngoại giao nhằm tố cáo hành động của Mĩ và chính quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp định, phá hoại hòa bình, hòa hợp dân tộc; nêu cao tính chất chính nghĩa cuộc chiến đấu của nhân dân ta, đòi lật đổ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, thực hiện các quyền tự do dân chủ.

Tại các vùng giải phóng, đồng thời với cuộc đấu tranh bảo vệ quê hương, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam.

Năm 1973, diện tích gieo trồng ở các vùng giải phóng thuộc đồng bằng sông Cửu Long tăng 20% so với năm 1972.
Nhờ sản xuất phát triển, đóng góp của nhân dân cho cách mạng ngày càng tăng.
Năm 1973, nhân dân khu 9 (miền Tây Nam Bộ) đã đóng góp 1,7 triệu giạ lúa (bằng 34 000 tấn) và 6 tháng đầu năm 1974, đóng góp được 2,4 triệu giạ lúa (bằng 48 000 tấn).

Các ngành sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, các mặt hoạt động, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế cũng được đẩy mạnh.

南部は敵の「平和化と侵略」に苦しみ、完全な解放に向けた姿勢と力を生み出した。

a)歴史的状況

1973パリ協定、私たちは「アメリカを叩く」。

1973年3月29日、アメリカ軍は最終的にわが国から撤退しましたが、アメリカは2万人以上の軍事顧問を保持し、サイゴン政府に軍事および経済援助を提供し続ける軍事司令部を設立しました。

アメリカ軍は南ベトナムから撤退した

アメリカの顧問に率いられ、アメリカの援助を受けて、サイゴン政府は露骨に協定を破りました。

彼らは、ほぼすべての部隊を動員して、「領土侵攻」行動を実施し、解放された地域で「平和浸食」作戦を継続的に拡大しました。
これは本質的に、ニクソンの「戦争のベトナム化」戦略の継続です。

1973年のベトナムでの戦争の終結と米国からの撤退に関するパリ協定の署名は、革命と反革命の力の比較したときに、
米国とサイゴン政府の陰謀と新しい行動に対する闘争を支持してきた南部の人々に有利な変化をもたらしました。

b)南部は敵の「平和化侵略」と闘い、完全な解放に向けた姿勢と力を作り出した

協定に署名した後の最初の数ヶ月での「平和侵食」と「領土を洪水氾濫させる」陰謀に対する闘争において、軍隊と人々は特定の結果を達成しました。
しかし、条約を破壊の陰謀については、平和と国家の調和を重視して、いつくかの分野で我々は損失しました。

党のガイドライン

1973年7月、党中央執行委員会は第21回会議を開催しました。

敵:アメリカ帝国主義とNguyễn Văn Thiệuコングロマリット(企業体)。

現状の南部革命の基本的な任務は、国民の民主的革命を継続します。
いかなる状況においても、暴力的な革命の道を継続し、攻撃戦略をしっかりつかむことです。3つの面すべてで断固として戦います。軍事、政治、外交。

1973年の終わり以来、党の第21回中央会議の決議を実施して、南軍と南部の人々は敵と断固として戦い、解放された地域を保護しただけでなく、積極的に敵に対する攻撃を開始しました。
活動を開始した基地エリア、解放されたエリアを拡大します。

1974年後半から1975年初頭に、メコンデルタと南東部で軍事作戦を開始しました。
私たちの軍隊は、14号線-Phước Long(1974年12月12日から1975年6月1日まで)に対する活動で圧倒的な勝利を収め、3,000人の敵を排除し、14号線と沿線の街、人口5万人のPhước Long省全体を解放しました。

この勝利の後、私たちのサイゴン政府は強く反応し、それを取り戻すために軍隊を送りましたが、失敗しました。
米国は弱くしか反応せず、ほとんどが遠方からの脅迫圧力でした。

Phước Longでの私たちの勝利の現実、米国とサイゴン政府の反応は、後に人々の勝利と能力の成長を示し、サイゴン軍の弱さと無力さを明確に示しました。
再び介入する米国の軍事能力は非常に限られています。
 
軍事闘争と協調して、南部の人々は政治的および外交的闘争を強化し、合意に違反した米国およびサイゴン政府の行動を非難し、国民の平和と調和を損います。
国民の闘争の正しい性質を支持し、Nguyễn Văn Thiệu政権の転覆を要求し、民主的な自由を行使する。

解放された地域では、祖国を保護するための闘争と同時に、私たちの人々は生産の回復と向上を図り、南部の解放を完了するための戦いのための戦略的準備金を増やしました。

1973年、メコンデルタの解放された地域の耕作地は1972年と比較して20%増加しました。
生産の発展のおかげで、革命に対する人々の貢献は増加しています。
1973年、区域9(南西部)の人々は170万の稲(34,000トンに相当)を寄付し、1974年の最初の6か月に240万の稲(48,000トンに相当)を寄付しました。

産業、手工芸、商業、活動、文化、社会、教育、衛生などの産業も促進されています。

コメント