北ベトナムは破壊的な戦争と戦ったばかりでなく、後部での生産を実行している

  1. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương

Ngay từ đầu Mĩ mở rộng chiến tranh, miền Bắc đã kịp thời chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, thực hiện quân sự hóa toàn dân, đào đắp công sự chiến đấu, hầm hào phòng tránh, triệt để sơ tán, phân tán những nơi đông dân để tránh thiệt hại về người và của.

Chống lại những hành động phá hoại của địch là nhiệm vụ của các lực lượng phòng không, không quân, hải quân với vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, của cả lực lượng tự vệ, dân quân và toàn dân với vũ khí thông thường.
Địch đến là đánh, ai không trực tiếp chiến đấu thì phục vụ chiến đấu, bình thường thì toàn dân sản xuất.

Trong chiến đấu và sản xuất, trên miền Bắc Bộ dấy lên phong trào thi đua chống Mĩ, cứu nước, thể hiện sáng ngời chân lí “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Qua phong trào thi đua, quân dân ta tỏ ra sức mạnh của một dân tộc giàu truyền thống, lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu thông minh, dũng cảm, đã lập được nhiều thành tích to lớn trong chiến đấu và sản xuất.

Trong hơn 4 năm (từ ngày 5-8-1964 đến ngày 1-11-1968), miền Bắc bắn rơi,
phá hủy 3 243 máy bay, trong đó có 6 máy bay B52, 3 máy bay F111; bắn cháy, bắn chìm 143 tàu chiến.
Ngày 1-11-1968, Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc.

Trên mặt trận sản xuất, miền Bắc cũng lập được những thành tích quan trọng.

Trong nông nghiệp, diện tích canh tác được mở rộng, năng suất lao động không ngừng tăng lên, ngày càng có nhiều hợp tác xã, nhiều địa phương đạt “ba mục tiêu” (5 tấn thóc, 2 đầu lợn, 1 lao động trên 1 héc ta gieo trồng trong 1 năm).

Năm 1965, miền Bắc có 7 huyện, 640 hợp tác xã đạt mục tiêu 5 tấn thóc/1 héc ta gieo trồng trong hai vụ; đến năm 1967, tăng lên 30 huyện và 2 485 hợp tác xã.

Trong công nghiệp, năng lực sản xuất ở một số ngành được giữ vững.
Các cơ sở công nghiệp lớn đã kịp thời sơ tán, phân cách, sớm đi vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của chiến đấu, sản xuất và đời sống.
Công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng đều phát triển. Mỗi tỉnh trở thành một đơn vị kinh tế tương đối hoàn chỉnh.

Giao thông vận tải, một trong những trọng điểm bắn phá của địch, được quân và dân ta bảo đảm thường xuyên thông suốt.

Là hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, miền Bắc luôn hướng về miền Nam.
Vì miền Nam ruột thịt, miền Bắc phấn đấu “mỗi người làm việc bằng hai”.
Vì tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sẵn sàng đáp lại “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

Những thửa ruộng vì miền Nam của nhân dân xã Hòa Lạc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc – Nam mang tên Hồ Chí Minh trên bộ (dọc theo dãy núi Trường Sơn) và trên biển (dọc theo bờ biển) bắt đầu khai thông từ năm 1959, dài hàng nghìn cây số, nối liền hậu phương tiền tuyến.

Qua hai tuyến đường vận chuyển chiến lược đó, trong 4 năm (1965-1968) miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hóa tại các vùng giải phóng, cùng hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều vật dụng khác.
Tính chung, sức người, sức của từ miền Bắc chuyển vào miền Nam trong 4 năm đã tăng gấp 10 lần so với giai đoạn trước.

2.北ベトナムは破壊的な戦争と戦ったばかりでなく、後部での生産を実行している

米国の戦争拡大に対して、北ベトナムはすべての活動を同時に実行した。国民全体の軍事化を実施し、要塞を掘り出す。
徹底的に避難して、財産と人命の損害を避けるために場所を分散させます。

敵の破壊的な行動に対して、防空戦として、空軍、海軍、戦車、民兵、および武器を備えたすべての人々の任務があります。
みんな戦うようになりました。直接戦わなかった人々は生産活動をしました。

戦いと生産において、北部では、米国を相手として自国を救う動きがあり、「独立と自由ほど貴重なものはない」という真実を表明しました。
活動を通して、私たちの軍隊と人々は、戦闘と生産で大きな成果を上げた。勤勉、創造的、知的、勇敢な戦いに伝統に富んだ国の強さを示しました。

4年以上(1964年8月5日から1968年11月1日まで)、北は爆撃されました。
6機のB52機、3機のF111機を含む243機を破壊した。 143隻の軍艦を沈めました。
1968年11月1日、米国は北ベトナムへの爆撃停止を発表しました。

生産面でも、北ベトナムは重要な成果を上げました。

農業では、耕作地が拡大し、労働生産性が絶えず増加し、多くの協同組合と地域が「3つの目標」に達しました
(5トンの稲作、2頭の豚。1ヘクタールあたり1人の労働者で1年で植えられます)

1965年、北部には7つの地区と640の協同組合があり、米5トンの水稲/ 1ヘクタールを2つの作物で栽培するという目標を達成しました。
1967年までに、30の地区と2485の協同組合に増加しました。
 
産業界では、一部の業界の生産能力が維持されています。
大規模な産業施設はすぐに避難し、分離され、すぐに生産に入り、戦闘、生産、および生活の本質的なニーズを満たしました。
地元産業と防衛産業の両方が発展しています。各省は、比較的完全な経済単位になりました。
敵の攻撃の重要なポイントの1つである輸送は、軍隊と人々によって定期的に保証されています。

アメリカに対する抵抗戦争の大後部として、国を救うために、北は常に南を見た。
南部は腸肉、北部は「働くみんなは二つに基づく」(北と南は一心同体という意味)と努力しています。
後衛には前線の要求に対して「必要な米には不足がなく、軍は人手が不足しない」と反応する準備ができていた。

南部Ninh Bình省、Kim Sơn地区のHòa Lạc村の収穫する様子

ホーチミンと名付けられた北と南の戦略的輸送ルートは、陸上(Trường Sơn山脈に沿って)および海上(海岸沿い)に1959年に開通し始め、数千キロの長さで後部と最前線につながっています。
 
これらの2つの戦略的輸送ルートを通じて、4年間(1965-1968)に、北ベトナムは30万人以上の幹部と兵士を戦闘に参加させました。
数万トンの武器、弾薬、軍事装備、軍事装備、ガソリン、食料、医薬品、その他多くの物資とともに、解放された地域でその他、経済的、文化的建造物を提供しています。
一般的な計算で北から南への4年間の人力とエネルギーは、前の期間に比べて10倍に増加しています。

コメント