2.「戦争のベトナム化」と「戦争のインドシナ化」という米国の戦略との戦い

  1. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ

Nhân dân ta chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là chống lại cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện được tăng cường và mở rộng ra toàn Đông Dương.
Ta vừa chiến đấu chống địch trên chiến trường, vừa đấu tranh với địch trên bàn đàm phán.

Ngày 6-6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập.
Đó là chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam.
Vừa ra đời, Chính phủ cách mạng lâm thời đã được 23 nước công nhận, trong đó 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.

Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta ở cả hai miền đang trên đà thắng lợi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời ngày 2-9-1969.
Đó là một tổn thất vô cùng to lớn đối với dân tộc ta, đối với cách mạng ta.

Lế tang Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 9-9-1969

Trước khi đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một bản Di chúc lịch sử.
Trong Di chúc, Người nêu rõ: “Cuộc kháng chiến chống Mĩ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hi sinh nhiều của, nhiều người.
Dù sao chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mĩ đến thắng lợi hoàn toàn.
Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi.
Đế quốc Mĩ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất.
Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Người cũng nhắc nhở “Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.

Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta ở hai miền đẩy mạnh kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

Trong hai năm 1970-1971, nhân dân ta cùng với nhân dân hai nước Campuchia và Lào đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trên mặt trận quân sự và chính trị.

N. Xihanúc, Nguyến Hữu Thọ, Phạm Văn Đồng, Xuphanuvông (từ trái sang phải) tại Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương

Trong hai ngày 24 và 25-4-1970, Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam-Lào-Camphuchia họp, nhằm đối phó với việc Mĩ chỉ đạo tay sai làm đảo chính lật đổ chính phủ trung lập của N.Xihanúc ở Campuchia (18-3-1970), để chuẩn bị cho bước phiêu lưu quân sự mới.
Hội nghị đã biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu chống Mĩ.

Từ ngày 30-4 đến ngày 30-6-1970, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Campuchia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu 17 000 tên địch, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn với 4,5 triệu dân.

Từ ngày 12-2 đến ngày 23-3-1971, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn 719” của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu 22 000 tên địch, buộc quân Mĩ và quân đội Sài Gòn phải rút khỏi Đường 9-Nam Lào, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.

Ở khắp các thành thị, phong trào của các tầng lớp nhân dân nổ ra liên tục.
Đặc biệt ở Sài Gòn, Đà Nẵng, phong trào học sinh, sinh viên phát triển rầm rộ đã thu hút đông đảo giới trẻ tham gia.

Tại khắp các vùng nông thôn, đồng bằng, rừng núi, ven đô thị đều có phong trào của quần chúng nổi dậy chống “bình định”, phá “ấp chiến lược” của địch.
Đến đầu năm 1971, cách mạng giành quyền làm chủ thêm 3 600 ấp với 3 triệu dân.
Chính quyền cách mạng cũng đã cấp cho nông dân trên 1,6 triệu héc ta ruộng đất.

2.「戦争のベトナム化」と「戦争のインドシナ化」という米国の戦略との戦い

私たちの人々は、インドシナ全土で強化され拡大された包括的な侵略戦争に反対する「戦争のベトナム化」戦略と戦っています。
戦場で敵と戦ったと同時に、テーブルでも敵と戦った。

1969年6月6日、南ベトナム共和国の暫定革命政府が設立されました。
それは南部の人々の合法的な政府でした。
生まれたばかりの暫定革命政府は23か国に認められ、そのうち21か国は外交関係を確立しています。

反米抵抗戦争の最中、両地域の国民の救いは勝利の道を歩んでいました。
ホーチミン大統領は1969年9月2日に亡くなりました。
それは、私たちの人々にとって、私たちの革命にとって、とてつもない損失です。

1969年9月9日のホーチミン大統領の葬列

去る前に、ホーチミン大統領は党と人々全員に歴史的な遺言を残しました。
遺言で、彼は次のように述べています。
私たちは、アメリカとの抵抗戦は長引くかもしれない。多くの人々を犠牲にしなければならないかもしれません。
アメリカを撃退して完全に勝利するために戦う決心をしなければなりません。
どんなに困難であっても、私たちは間違いなく勝利します。
アメリカ帝国は私たちの国を去ることになります。私たちは間違いなく団結します。
南北の人々は間違いなく1つの家族と再会するでしょう。
彼はまた、「党は、人々の生活を絶えず改善するために、経済的および文化的発展のための良い計画を立てる必要がある」と言いました。
 
ホーチミン大統領の意志を実行して、2つの地域の人々は米国に対する抵抗を強化し、国を救った。

1970年から1971年の2年間で、私たちの人々は、カンボジアとラオスの人々とともに、軍事的および政治的な面で重要な戦略的勝利を達成しました。

N.シハヌーク、Nguyến Hữu Thọ、Phạm Văn Đồng、シュパヌボン(左から右へ)インドシナ3か国の首脳会談

1970年4月24日と25日、ベトナム・ラオス・カンボジア・サミットは、カンボジアのN.シハヌークの中立政府を転覆するための米国の指揮に対処するための会議を開催しました。
(1970年3月18日)、新しい軍事作戦の準備。会議は、米国と団結し、戦うという三国の人々の決意を表明した。

1970年4月30日から6月30日まで、ベトナム軍は、カンボジア軍と軍の協力により、10万人の米軍とサイゴン軍のカンボジア侵攻を打ち破り、戦闘で撃退しました。
17,000カ所の拠点から敵が排除されて450万人の住民に対して広大な土地を解放します。
 
1971年2月12日から3月23日まで、ベトナム軍は、ラオス人民と軍の協力により、450万人の米軍とサイゴン軍の「Lam Sơn 719」という作戦を打ち破りました。
22,000人の敵を戦いで排除し、アメリカとサイゴン軍を9号線の南ラオスから撤退させ、インドシナ革命の戦略的回廊を維持しました。

都市を越えて、人々の各階層の動きが絶え間なく発生しました。
特に、ダナンとサイゴンでは、学生運動が活発に発達したことにより、多くの若者が参加するようになりました。

すべての農村部、平野、山地、都市部では、大衆が「平和弾圧」に反抗し、敵の「戦略的集落」を破壊する動きがあります。
1971年の初めまでに、革命は300万人の追加の3600の集落を獲得しました。
革命政府は、農民に160万ヘクタール以上の土地を提供しました。

コメント