運動「ドンコイ」(1959-1960)

  1. Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960)

a) Hoàn cảnh

Trong những năm 1957-1960, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất.

Tháng 5-1957, Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, ra Luật 10/59, công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại, hàng chục vạn đồng bào yêu nước bị tù đày.
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam đòi hỏi có một biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách.

Lược đồ phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam

  • Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành trung ương Đảng đã quyết định: để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ-Diệm.
    Hội nghị nhấn mạnh: Ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác.
    Phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị Mĩ-Diệm.

Diễn biến:

Phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương như cuộc nổi dậy ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) tháng 2-1959, ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8-1959, đã lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.

Ngày 17-1-1960, cuộc “Đồng khởi” nổ ra ở ba xã điểm là Định Thủy, Phước Hiệp Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre), rồi nhanh chóng lan ra toàn huyện Mỏ Cày và các huyện Giồng Trôm, Thạnh Phú, Ba Tri, Châu Thành, Bình Đại.

Quần chúng nổi dậy giải tán chính quyền địch, thành lập Ủy ban nhân dân tự quản, thành lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.

Phong trào “Đồng khởi” lan ra các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Trung Bộ. Tính đến cuối năm 1960, ta đã làm chủ 600/1298 xã ở Nam Bộ, 904/3829 thôn ở vùng núi các tỉnh Trung Trung Bộ, 3200/ 5721 thôn ở Tây Nguyên.

Ý nghĩa:

Phong trào “Đồng khởi” giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.

Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Chủ tịch Nguyến Hữu Thọ duyệt một đơn vị vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam

Từ trong khí thế đó, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20-12-1960) do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch. Mặt trận chủ trương đoàn kết toàn dân, đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược và chính quyền Ngô Đình Diệm, thành lập chính quyền cách mạng dưới hình thức những ủy ban nhân dân tự quản.

2.運動「ドンコイ」(1959-1960)

a)状況

1957-1960年に、南部革命は多くの困難と損失に直面しました。

1957年5月、Ngô Đình Diệmは、共産主義者を法の外に置く法律を公布し、10-59法を可決し、何千人もの幹部と党員と何万人もの同胞を公然と虐殺しました。愛国者は投獄されます。
南部の人々の闘争には、困難と課題を克服する革命をもたらすための抜本的な対策が必要です。

南の移動スキーム「Đồng khởi」

1959年1月、党中央委員会の第15回会議で、南部の人々に暴力を使う革命で米Diệm政府を鎮圧させました。
会議は次のことを強調しました。南部の人々は革命的な暴力の他に方法がありませんでした。
南部革命の基本的な方向は、主要な政治的闘争と、米国とディエムのルールを打倒するための武装闘争によって、政府を国民に反乱させることでした。

出来事:

1959年2月のVĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận)、1959年8月のTrà Bồng (Quảng Ngãi)での蜂起など、各地域の散発的な場所からの蜂起運動が広がりました。
南部全体で革命的なクライマックス、典型的なのはBến Treの「Đồng khởi」。

 1960年1月17日、「Đồng khởi」はMỏ Cày 県(郡)(Bến Tre)のĐịnh Thủy, Phước Hiệp Bình Khánhの3つの県で発生し、その後すぐにMỏ Cày県とGiồng Trôm, Thạnh Phú, Ba Tri, Châu Thành, Bình Đạiの各県全体に広がりました。

蜂起集団は敵政府を解散させ、自治人民委員会を設立し、軍隊を設立し、家主の土地を没収し、貧しく耕している人々に対して土地を分割しました。

Đồng khởi運動は南部、中央高地、中央ベトナムの地方に広がりました。
1960年末までに、私たちは南部に600/1298の町、中部の山中にある904/3829の村、中央高地に3200/5721の村を所有しました。

意味:

「Đồng khởi」運動は、新しいアメリカ植民地政策に大きな打撃を与えました。

Ngô Đình Diệmの政府権力を揺るがすものです。

南部の革命は、温存した力から攻撃へと発展しました。

Nguyến Hữu Thọ主席は南ベトナムを解放するために武装部隊を承認した

その精神から、弁護士Nguyến Hữu Thọが議長を務める南ベトナム解放民族戦線が誕生した(1960年12月20日)。

前線は、国民全体を団結させ、アメリカ帝国主義の侵略とゴ・ディン・ディエム政府と戦い、自治的な人民委員会の形で革命政府を設立することを提唱しました。

コメント