戦争の終結、インドシナの平和の回復に関する1954年ジュネーブ協定

Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương

1.Hội nghị Giơnevơ

Bước vào đông-xuân 1953-1954, đồng thời với cuộc tiến công quân sự, ta đẩy mạnh cuộc chiến tranh ngoại giao, mở ra khả năng giải quyết bằng con đường hòa bình cuộc chiến tranh ở Đông Dương.

Ngày 26-11-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Nếu thực dân Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam tiếp tục cuộc chiến tranh ái quốc đến thắng lợi cuối cùng.
Nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết các vấn đề Việt Nam theo đường lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó”.

Tháng 1-1954, Hội nghị Ngoại trưởng bốn nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp họp ở Béclin đã thỏa thuận về việc triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơnevơ để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Ngày 8-5-1954, một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Hội nghị Giơnevơ bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Phái đoàn Chính phủ ta, do Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn, chính thức mời được họp.

Toàn cảnh Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương

Cuộc đấu tranh trên hội nghị diễn ra gay gắt và phức tạp do lập trường thiếu thiện chí và ngoan cố của Pháp-Mĩ.
Lập trường của Chính phủ ta là đình chỉ chiến sự toàn Đông Dương, giải quyết vấn đề quân sự và chính trị cùng lúc cho cả ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước ở Đông Dương.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cuộc kháng chiến cũng như so sánh lực lượng giữa ta với Pháp trong chiến tranh và xu thế chung của thế giới là giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng.
Việt Nam đã kí Hiệp định Giơnevơ ngày 21-7-1954.

Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp, ngày 21-7-1954, hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia được kí kết.
Bản tuyên bố cuối cùng về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương đã được đại diện các nước Hội nghị kí chính thức. Đại diện Mĩ ra tuyên bố riêng cam kết tôn trọng Hiệp định; nhưng không chịu sự ràng buộc của Hiệp định.

戦争の終結、インドシナの平和の回復に関する1954年ジュネーブ協定

1.ジュネーブ会議

1953年から1954年の冬から春に入り、軍事攻撃と同時に、外交を強化し、インドシナでの戦争の平和的な解決の可能性を開きました。

1953年11月26日、ホーチミン主席は次のように宣言しました。
「フランスの植民地主義者が侵略戦争を続ければ、ベトナム人は愛国戦争を続けて最終的な勝利を収めます」
しかし、フランス政府が長年戦争でその教訓を学び撤収する場合、ベトナム政府と人民は平和的な方法で解決することによって、停戦したいと思っています。
その意志を受け入れる用意があります」

1954年1月、ベルリンで開催されたソビエト連邦、米国、英国、フランスの外相会議は、韓国とインドシナの問題を解決し平和を回復するためにジュネーブで国際会議を開催することに同意しました。

1954年5月8日、Điện Biên Phủの勝利の翌日。ジュネーブ会議は、インドシナの平和を回復する問題について議論し始めました。
副首相、兼外相Phạm Văn Đồng達政府代表団が正式に招待されました。

インドシナに関する1954年のジュネーブ会議の概要

この会議での闘争は、フランスとアメリカは頑固で親善が欠けていたため、激しくて複雑でした。
私たちの政府の姿勢は、独立、主権、団結、統一の尊重に基づいて、ベトナム、ラオス、カンボジアの3か国すべてについて各国の領土保全、インドシナ全土の戦争を中断し、軍事的および政治的問題を同時に解決することです。

抵抗戦争の特定の条件に加え、戦争でのフランス軍と世界の一般的な傾向の比較に基づいて、交渉によって紛争を解決することです。
ベトナムは1954年7月21日にジュネーブ協定に署名しました。

1954年7月21日に、8回の全体会議と23回の小規模会議の後、ベトナム、ラオス、カンボジアでの軍事停止に関する協定が調印されました。
インドシナの平和の回復に関する最終宣言は、会議参加国の代表者によって正式に署名されました。米国代表は、契約を尊重することを誓約する別の声明を発表しました。
ただし、契約は同意拘束されるものではありません。

コメント