革命政府を保護し、外国の反撃と戦う

Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng

1.Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ

Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, Chính phủ Đờ Gôn đã quyết định thành lập một đạo quân viễn chinh dưới quyền chỉ huy của tướng Lơcơléc, đồng thời cử Đô đốc Đácgiăngliơ làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương.

Ngày 2-9-1945, khi nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng “Ngày độc lập”, thực dân Pháp đã xả súng vào dân chúng, làm 47 nguời chết và nhiều người bị thương.

Ngày 6-9-1945, quân Anh, với danh nghĩa Đồng minh vào giải giáp phát xít Nhật, đến Sài Gòn, kéo theo sau là một đại đội quân Pháp. Vừa đến Sài Gòn, quân Anh yêu cầu giải tán lực lượng vũ trang, thả hết tù binh Pháp do Nhật giam giữ sau ngày 9-3-1945, trang bị vũ khí cho số tù binh này và cho quân Pháp chiếm đóng những nơi quan trọng trong thành phố.

Đêm 22 rạng sáng 23-9-1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.

Quân dân Sài Gòn-Chợ Lớn cùng với quân dân Nam Bộ đã nhất tề đứng lên chiến đấu chống quân xâm lược. Các chiến sĩ lực lượng vũ trang của ta đột nhập sân bay Tân Sơn Nhất, đốt cháy tàu Pháp vừa cập bến Sài Gòn, đánh phó kho tàng, phá nhà giam.

Phối hợp với các lực lượng vũ trang, nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn đấu tranh phá nguồn tiếp tế của địch, không hợp tác với chúng, dựng chướng ngại vật và chiến lũy trên đường phố. Các công sở, trường học, nhà máy, hãng buôn,….đóng cửa. Chợ không họp, tàu xe ngừng chạy, điện nước bị cắt. Quân Pháp trong thành phố bị bao vây và luôn bị tấn công.

Ngày 5-10-1945, tướng Lơcơléc đến Sài Gòn, cùng với nhiều đơn bị bộ binh và xe bọc thép mới từ Pháp sang tăng viện.
Với lực lượng được tăng cường, lại có sự hỗ trợ của quân Anh và quân Nhật, quân Pháp phá vòng vây Sài Gòn-Chợ Lớn, rồi mở rộng đánh chiếm Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ.

Đoàn quân “Nam tiến” lên đường vào Nam chiến đấu

Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết tâm lãnh đạo kháng chiến, huy động lực lượng cả nước chi viện cho Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Hàng vạn thanh niên hăng hái gia nhập quân đội, sung vào các đoàn quân “Nam Tiến”, sát cánh cùng với nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ chiến đấu.
Những cán bộ và chiến sĩ hăng hái, có kinh nghiệm chiến đấu, những vũ khí, trang bị tốt nhất của ta lúc đó đều dành cho đoàn quân “Nam tiến”.
Nhân dân Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ còn thường xuyên tổ chức quyên góp tiền, gạo, áo quần, thuốc men v.v..ủng hộ nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến.

革命政府を保護し、外国の反撃と戦う

1)フランスの植民地主義者は南部に侵入するために再び戻ってきた

日本のファシストが連合国に降伏した直後に再び侵略するつもりで、Đờ Gôn政府はLơcơléc将軍の指揮の下に遠征軍を設立することを決定し、同時にĐácgiăngliơ提督をインドシナのフランス高等弁務官に任命した。

1945年9月2日、Sài Gòn-Chợ Lớnの人々が「独立記念日」を祝う集会を開いたとき、フランスの植民地主義者は人々に発砲し、47人の死と多くの負傷を引き起こしました。

1945年9月6日、連合国の名の下にイギリス軍が日本のファシストを武装解除し、サイゴンに到着し、フランス軍が続きました。
サイゴンに到着すると、イギリス軍は軍隊の解散、1945年3月9日以降のすべてのフランス人捕虜の釈放、フランス軍が重要な都市の占領を許可するよう要求しました。

1945年9月23日早、の22日の夜明けに、イギリス軍の助けを借りたフランスの植民地主義者は、南部人民委員会の本部とサイゴン市防衛軍を破り、わが国への第二次戦争を開始した。
Sài Gòn-Chợ Lớn軍と南軍はすべて立ち上がって侵略者と戦った。
兵士がタンソンニャット空港に侵入。サイゴンに到着したばかりのフランス船に火を放つ。倉庫を打ち壊して刑務所を破壊しました。

Sài Gòn-Chợ Lớnの人々は軍隊と連携して敵の供給ラインを破壊するために戦います。
人々は敵軍と協力せず、障害物を立て、路上で戦いました。
オフィス、学校、工場、市場などを閉鎖。市場は満たされず、列車は停止し、電気と水が切れました。市内のフランス軍は包囲され、常に攻撃されていました。

1945年10月5日に、Lơcơléc将軍はフランスからの多くの新しい歩兵と装甲車で補強しました。
イギリス軍と日本軍の支援により、フランス軍はSài Gòn-Chợ Lớn包囲戦を突破し、その後、南および南部、中部を占領するために拡大した。

「南進」軍は戦うために南に行った

党中央委員会、政府およびホーチミン主席は抵抗を率いて、南および南中部地域を支援するために国力全体を動員することを決意した。
何万人もの若い男性が精力的に軍隊に加わり、「Nam Tiến」軍隊に加わり、南および南中部の人々と並んで働いた。
将校と兵士は熱狂的で経験豊富な戦闘であり、「南進」軍は当時の最高の武器と装備でした。
北と北中部の人々は南と南中部の人々を支援するために、定期的にお金、米、衣服、薬などの寄付を組織しました。

コメント