2。北の中華民国軍と反革命者との戦い。

  1. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền bắc.

Trong hoàn cảnh phải đối phó với cuộc xâm lược trở lại của thực dân Pháp ở Nam Bộ, sự uy hiếp của quân Trung Hoa Dân quốc ở ngoài Bắc nhằm lật đổ chính quyền cách mạng, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch rõ: tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, từ đó chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc.

Với danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật, quân Trung Hoa Dân quốc không dám ra mặt công khai, mà dùng bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách phá hoại cách mạng nước ta từ bên trong.
Dựa vào quân Trung Hoa Dân quốc, bọn tay sai đòi ta phải cải tổ Chính phủ, dành cho chúng một số ghế trong Quốc hội không qua bầu cử, đòi những người cộng sản ra khỏi Chính phủ v.v..

Nhằm hạn chế sự phá hoại của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai, tại kì họp đầu tiên (2-3-1946), Quốc hộ khóa I đồng ý nhường cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử cùng với 4 ghế bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp.
Nguyễn Hải Thần (lãnh tụ Việt Cách) giữ chức Phó Chủ tịch nước; đông thời nhân nhượng cho quân Trung Hoa Dân quốc một số quyền lợi kinh tế như: cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải, cho phéo lưu hành tiền Trung Quốc trên thị trường.

Để giảm bớt sức ép công kích của kẻ thù, tránh những hiểu lầm trong nước và ngoài nước có thể trở ngại đến tiền đồ, sự nghiệp giải phóng dân tộc, đồng thời, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết.
Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán” (11-11-1945), nhưng thật ra là tạm thời rút vào hoạt động “bí mật”, tiếp tục lãnh đạo đất nước, lãnh đạo chính quyền cách mạng.

Đối với các tổ chức phản cách mạng, tay sai của Trung Hoa Dân quốc (Việt Quốc, Việt Cách), chính quyền cách mạng dựa vào quần chúng. Những kẻ phá hoại có đủ bằng chứng thì bị trừng trị theo pháp luật. Chính phủ còn ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng.

Những biện pháp trên đã hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng.

2。北の中華民国軍と反革命者との戦い。

南部のフランス植民地主義者の再侵攻に対処しなければならない状況では、革命政府である党を打倒する北​​の中華民国軍の脅威がある。
政府とホーチミン主席は次のように指摘しています。
単独で多くの敵に対処し、それによって一時的な平和を主張し、中華人国軍との紛争を回避する。

日本人を武装解除する連合軍の名の下に、
中華民国軍は公に出ることを敢えてしません。
しかし、Viet Quoc,Viet Cach(越南革命同盟会)の子分を使用して我が国の革命を内部から弱体化させようとします。

中華民国軍隊に頼って、子分たちは、政府を改革し投票せずに国民議会に議席を与えること、共産党が政府を去ることなどを要求しました。

中華民国と手先の妨害行為を制限するために、最初の会議(1946年3月2日)で、第1国民議会は、連邦政府の4つの大臣席での選挙を通じて国民議会の70議席を越南革命同盟会に譲歩することに合意しました。

Nguyễn Hải Thần(Viet Cachリーダー)は、副主席の地位にあります。
同時に、中華人国への譲歩は、食料、輸送手段の一部を提供し、市場で中国のお金を流通させるなどの経済的利益をもたらします。

敵の攻撃への圧力を軽減するために、民族解放を妨げる可能性のある内外の誤解を避け、同時に国益を優先します。
インドシナ共産党は「自己解散」(1945年11月11日)を宣言しましたが、実際には一時的に撤退し秘密活動として引き続き国を率いて革命政府を率いました。

これらの措置は、中華民国と手先の妨害活動を最小限に抑え、革命政府を転覆させる謀略を作らないことになりました。

コメント