フランス植民地主義者に対する国家抵抗戦争の初期(1946-1950) 1.フランスの植民地主義者は条約を破り、私たちの国を攻撃しました

Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp(1946-1950)

1.Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta

Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.

Ngay sau ngày 6-3-1946, Pháp mở các cuộc tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

Ở Bắc Bộ, hạ tuần tháng 11-1946, quân Pháp khiêu khích, tiến công ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.

Ở Hà Nội, quân Pháp bắn súng, ném lựu đạn vào nhiều nơi. Chúng đốt Nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, chiếm đóng cơ quan Bộ Tài chính, gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh v.v.
Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội.
Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận, thì chậm nhất là sáng 20-12-1946, chúng sẽ hành động.

2.Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng

Tình thế khẩn cấp đòi hỏi Đảng và Chính phủ ta phải có quyết kịp thời. Ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

Đáp lại tối hậu thư của Pháp, trong hai ngày 18 và 19-12-1946, Hội nghị bất thường Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương mở rộng, họp tại Vạn Phúc (Hà Đông), đã quyết định phát động cả nước kháng chiến.

Khoảng 20 giờ ngày 19-12-1946,
công nhân Nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện là tín hiệu tiến công, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp cả nước.

Lời kêu gọi có đoạn:

“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.

Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc.
Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.
Ai có súng dùng súng.
Ai có guơm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.”

Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9-1947) của Tổng Bí thư Trường Chinh là những văn kiện lịch sử quan trọng về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Đó là kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

フランス植民地主義者に対する国家抵抗戦争の初期(1946-1950)

1.フランスの植民地主義者は条約を破り、私たちの国を攻撃しました

1946年3月6日に暫定協定に署名し、1946年9月14日に規約に署名したにもかかわらず、フランスの植民地主義者は、わが国に再び侵入するための戦争の準備を強化しました。
1946年3月6日の直後に、フランスは南および南中央海岸で攻撃を開始しました。
北部では、1946年11月の夏に、フランス軍がHải PhòngとLạng Sơnで私たちを挑発し、攻撃しました。

ハノイでは、フランス軍が銃を発射し、多くの場所で手りゅう弾を投げました。
彼らは、Tràng Tiền通りの情報局を燃やし、財務省を占領し、Hàng Bún, Yên Ninh通りなどで血まみれの虐殺を引き起こしました。
1946年12月18日、フランスは最後通告を送り、政府に自衛軍の解散を要求し、ハノイでの秩序を守るためにフランス軍が任務に就くようにしました。
その要求が受け入れられない場合、1946年12月20日の朝までに行動を起こすというものです。

2.反フランスの抵抗の党の方針

この緊急事態では、党と政府がすぐに決定を下す必要があります。 1946年12月12日に、党中央委員会の常任委員会は、抵抗に対するすべての人々の指示を発行しました。
フランスの最後通告に応えて、1946年12月18日と19日に、インドシナ共産党中央委員会の臨時会議が拡大し、Vạn Phúc (Hà Đông)での会議が開始されました。
全国で抵抗戦を開始します。

1946年12月19日20時頃、
Yên Phụ発電所(ハノイ)の労働者が機械を壊し、進撃の合図として都市全体が権力を失い、フランスの植民地主義者に対する国家抵抗戦争が勃発した。
ホーチミン主席の全国的抵抗の呼びかけは全国に広まった。

呼び出しには段階があります:
「私たちは平和を望んでいます。妥協しなければなりません。しかし、私たちが屈服すればするほど、フランスの入植者はそれを侵略します。
私たちはすべてを犠牲にしますが、私たちの国を失うことはなく、奴隷になりません。
男性、女性、年配、若者、宗教、政党、民族。
すべてのベトナム人は、祖国を救うためにフランス植民地主義者と戦うために立ち上がる必要があります。
銃を持っている人は銃を使用します。
剣を持った人は剣を使い、剣を持っていなければ、くわ、すき、スティックを使います。
誰もが国を救うためにフランスの植民地主義者と戦わなければなりません。」

すべての人々への抵抗の指示。
Trường Chinh書記長の抵抗と特定の抵抗運動(1947年9月)に対する国民全体の訴えは、抵抗政策に関する重要な歴史的文書です。
その内容はフランスの植民地主義者に対する抵抗戦、目標とすることなどです。
それは、人々全体の抵抗であり、包括的で、長期的で、自立し、国際社会の助けを求めています。

コメント