4.Yen The反乱(1884-1913)

4. Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)
Ngoài các cuộc khởi nghĩa nổ ra dưới ngọn cờ Cần Vương, vào những năm cuối thế kỉ XIX còn xuất hiện nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân và nhân dân các dân tộc ở miền núi chống chính sách cướp bóc và bình định quân sự của thực dân Pháp.
Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
Yên Thế là vùng bán sơ địa ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang.
Vào giữa thế kỉ XIX, do tình trạng suy sụp của nền nông nghiệp nước ta, tại đây đã hình thành những xóm làng của nông dân nghèo từ các nơi tụ họp về.
Họ nương tựa vào nhau để sinh sống và chống lại các thế lực từ bên ngoài đe dọa.
Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Kì, chúng đưa quân lên bình định cả vùng Yên Thế.
Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân ở đây đã đứng lên tự vệ.
Hoạt động của nghĩa quân Yên Thế có thể chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1892
Tại vùng Yên Thế có hàng chục toán quân chống Pháp hoạt động riêng lẻ, đặt dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh khác nhau.
Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm đã lãnh đạo nghĩa quân đẩy lùi nhiều trận càn quét của quân Pháp vào khu vực Cao Thượng, Hố Chuối. Đến năm 1891,
nghĩa quân làm chủ một vùng rộng lớn và mở rộng hoạt động sang Phủ Lạng Thương (vùng thành phố Bắc Giang ngày nay).
Trước những đợt tấn công, càn quét mới của giặc, nghĩa quân phải rút dần lên vùng Bắc Yên Thế xây dựng, củng cố hệ thống công sự phòng thủ.
Tháng 3-1892, Pháp huy động khoảng 2 200 quân, gồm nhiều binh chủng ồ ạt tấn công vào căn cú của nghĩa quân.
Lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng, nhiều người bị địch bắt và giết hại, một số phải ra hàng. Đề Nắm bị sát hại vào tháng 4-1892.
Giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897
Lúc này Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) trở thành thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa.
Hoàng Hoa Thám tên thật là Trương Văn Thám, quê ở Tiên Lữ (Hưng Yên), theo gia đình lên làm ăn ở Sơn Tây sau sang Yên Thế (Bắc Giang) sinh sống.
Sau khi Đề Nắm hi sinh, ông tập hợp những toán quân binh còn sót lại, mở rộng địa bàn hoạt động.
Trong bối cảnh phong trào kháng chiến cả nước bị đàn áp dữ dội, nhiều cuộc khởi nghĩa đã thất bại, Đề Thám phải tìm cách giảng hòa với Pháp để có thời gian củng cố lực lượng.
Tháng 10-1894, theo thỏa thuận giữa hai bên, quân Pháp phải rút khỏi Yên Thế, Đề Thám được cai quản bốn tổng: Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng.
Nhưng cuộc hòa hoãn kéo dài chưa được bao lâu thì Pháp bội ước, lại tổ chức tấn công (11-1895).
Nghĩa quân phải chia nhỏ thành từng toán, trà trộn vào dân để hoạt động.
Nhằm bảo toàn lực lượng, lại biết được ý đồ của Pháp đang muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa, Đề Thám xin giảng hòa lần thứ hai (12-1897).
Để được hòa hoãn lần này, Đề Thám phải tuân thủ những điều kiện ngặt nghèo do Pháp đặt ra, như nộp khí giới, thường xuyên trình diện chính quyền thực dân.
Bề ngoài, Đề Thám tỏ ra phục tùng, nhưng bên trong thì ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp.
Giai đoạn từ năm 1898 đến năm 1908
Tranh thủ thời gian hòa hoãn kéo dài, Đề Thám cho nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự tại đồn điền Phồn Xương.
Đội quân của ông tuy không đông (khoảng 200 người) nhưng rất tinh nhuệ, thiện chiến.
Căn cứ vào Yên Thế trở thành nơi tụ hội của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về (từ Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương…)
Giai đoạn từ năm 1909 đến năm 1913
Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà nội năm 1908, thực dân Pháp quyết định mở cuộc tấn công nhằm tiêu diệt bằng được phong trào nông dân Yên Thế.
Nghĩa quân trải qua những tháng ngày gian khổ, phải di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác.
Nhiều thủ lĩnh đã hi sinh, một số phải ra hàng. Đến tháng 2-1913, khi Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.
4.Yen The反乱(1884-1913)
Can Vuongの旗の下で勃発した反乱に加えて、19世紀後半には、フランス植民地主義者の略奪と軍事的鎮静政策に対する農民と山岳民族グループの人々の反乱が多くありました。
典型的なYen Theは蜂起です。
Yen Theは、Bac Giang省の北西にある半原始的地域です。
19世紀半ばには、わが国の農業が崩壊したため、ここから貧しい農民の村が集まった場所が形成されました。
彼らはお互いに依存して生き、外部の力からの脅威に抵抗します。
フランスの植民地主義者が北を占領したとき、彼らはYen The地域を鎮めるために軍隊を連れてきました。
彼らの命を守るために、ここの農民は自分自身を守るために立ち上がった。
 
Yen Theの活動反乱軍は4つの段階に分けることができます。
1884年から1892年までの期間
Yen The地域では、さまざまな指導者の指揮下で、数十の反フランス軍の部隊が別々に活動しています。
当時の最も権威のある指導者はDe Namであり、反乱軍を率いて多くのフランス軍をCao ThuongとHo Chuoi地区に押し戻しました。
1891年ま​​でに、反乱軍は広い地域を所有し、その活動をPhu Lang Thuong(現代のBac Giang市の地域)に拡大しました。
敵の新しい敵の攻撃に、反乱軍は防衛強化システムを構築し強化するために北Yen The地域に徐々に撤退しなければなりませんでした。
1892年3月、フランスは約2200人の軍隊を動員しました。これには軍隊の基地を大規模に攻撃する多くの軍隊が含まれます。
反乱軍は大きな損失を被り、多くは敵に捕らえられて殺され、一部の人は外に出なければなりませんでした。De Namは1892年4月に殺害されました。
1893年から1897年までの期間
このとき、De Tham(Hoang Hoa Tham)が反乱の最高責任者になりました。
Hoang Hoa Tham(本名はTruong Van Tham)はTien Lu(Hung Yen)に住んでおり、家族を連れSon Tayでビジネスを行い、Yen The(Ban Giang)に行きます。
De Namが犠牲になった後、彼は残りの部隊を集め、作戦地域を拡大した。
激しい弾圧のもとでの国民的抵抗運動では、多くの反乱が失敗し、De Thamはフランスと和解して彼の軍隊を統合する時間を持たなければなりませんでした。
1894年10月、双方の合意によると、フランス軍はYen Theから撤退しなければならず、De ThamはYen Le, Muc Son, Nha Nam, Huu Thuong.の4人の将軍を指揮することが許された。
しかし、フランスが攻撃体制を再編成するまでの遅れは長く続きませんでした(11-1895)。
反政府勢力は小集団に分けられ、作戦指揮する人々は混合されます。
軍隊を維持するために、フランスが植民地の搾取を行うために紛争を終わらせようとしていることを知って、De Thamは2回目の和解を求めました(12-1897)。
平和になるためには、武器を提出し、植民地政府へ定期的に報告するなど、フランスが設定した厳しい条件を遵守しなければなりません。
外見上、De Thamは従順であるように見えたが、内部はフランスと戦うために密かに準備されていた。
1898年から1908年までの期間
長い平和を利用して、De Thamは軍用生産して、Phon Xuong村で軍隊を積極的に訓練しました。
彼の軍隊は大きくありませんでしたが(約200人)、彼は非常にエリートで愛国者でした。
Yen Theの拠点は、全国の愛国者戦士の集まりの場所になりました(Ha Tinh, Nghe An, Thanh Hoa, Hung Yen, Hải Duongなどから…)
1909年から1913年までの期間
1908年にハノイでフランス兵が戦いを起こした後、フランスの植民地主義者は農民の動きを破壊するために攻撃を開始することを決めました。
軍隊は数ヶ月間の苦難を経験し、場所から場所へと連続的に移動しなければなりません。
多くの指導者が亡くなり、一部は組織の外に出ました。De Thamが殺害された1913年2月までに運動は崩壊した。

コメント