3. Huong Kheの反乱(1885-1896)

3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)
Hương Khê là một huyện miền núi phía tây tỉnh Hà Tĩnh, nơi đây có đại bản doanh của một cuộc khởi nghĩa lớn, quy mô lan rộng cả 4 tỉnh Bắc Trung Kì, kéo dài từ năm 1885 đến năm 1896.
Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa là Phan Đình Phùng
Phan Đình Phùng sinh năm 1847, quê ở làng Đồng Thái (nay thuộc xã Tùng Anh), Đức Thọ, Hà Tĩnh.
Năm 1877, ông thi đỗ Đinh nguyên Tiến sĩ, từng làm quan Ngự sử trong triều đình.
Với bản tính cương trực, ông phản đối việc Tôn Thất Thuyết phế bỏ Dục Đức, lập Hiệp Hòa làm vua,
vì vậy đã bị cách chức đuổi về quê. Tuy vậy, khi Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng Hà Tĩnh,
ông vẫn đến yết kiến và được giao trọng trách tổ chức phong trào chống Pháp ngay tại quê nhà.
Từ năm 1885 đến năm 1888 là giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân.
Được Phan Đình Phùng giao nhiệm vụ, Cao Thắng đã tích cực chiêu tập binh sĩ, trang bị,
huấn luyện và xây dựng căn cứ thuộc rừng núi các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Ông đã cùng các thợ rèn làng Trung Lương và Vân Chàng (Đức Thọ) nghiên cứu chế tạo thành công súng trường theo mẫu của Pháp.
Từ năm 1888 đến năm 1896, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt.
Sau một thời gian ra Bắc, tìm cách liên lạc với các sĩ phu, văn thân, Phan Đình Phùng trở về Hà Tĩnh, cùng Cao Thắng trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.
Nghĩa quân Hương Khê được chế thành 15 quân thứ, đặt dưới sự chỉ huy của những tướng lĩnh tài ba.
Đại bản doanh cuộc khởi nghĩa đặt tại núi Vụ Quang.
Từ đầu năm 1889, nghĩa quân đẩy mạnh hoạt động và liên tục mở các cuộc tập kích, đẩy lui cuộc hành quân càn quét của địch.
Nhiều trận đánh nổi tiếng đã diễn ra, như trận tấn công đồn Trường Lưu (5-1890),
trận tập kích thị xã Hà Tĩnh (8-1892) giải phóng 700 tù chính trị,…
Nhưng trong trận tấn công đồn Nu (Thanh Chương) trên đường tiến quân về tỉnh lị Nghệ An, Cao Thắng đã bị trúng đạn và hi sinh năm 29 tuổi.
Đây là một tổn thất lớn của nghĩa quân.
Trước sức mạnh áp đảo của giặc, nghĩa quân vẫn kiên trì chiến đấu.
Ngày 17-10-1894, họ giành được thắng lợi lớn trong trận phục kích địch ở núi Vụ Quang, hàng chục tên giặc đã bị tiêu diệt.
Sau trận đánh này, đội quân tay sai của Pháp do Nguyễn Thân chỉ huy tiếp tục tổ chức cuộc vây hãm núi Vụ Quang.
Nghĩa quân bị triệt đường kế tiếp, quân số giảm sút nhiều.
Trong một trận ác chiến, Phan Đình Phùng bị thương nặng và hi sinh ngày 28-12-1895.
Năm 1896, những thủ lĩnh cuối cùng của cuộc khởi nghĩa lần lượt rơi vào tay Pháp.
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê sau hơn 10 năm tồn tại đến đây kết thúc. Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
Cuộc khởi nghĩa bị thất bại bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có những hạn chế về đường lối, phương pháp tổ chức và lãnh đạo.
3. Huong Kheの反乱(1885-1896)
Huong KheはHa Tinh省の西部にある山岳地帯で、1885年から1896年まで続く北中部4州すべてに広がる大規模な反乱の本部があります。
蜂起のリーダーはPhan Dinh Phung
Phan Dinh Phungは、1847年、Ha TinhのDuc Tho、Dong Thai村(現在はTung Anh県に属します)に生まれました。
1877年、彼はDinh Nguyen博士の試験に合格しました。
彼は率直な性格で、Ton That ThuyetのDuc Ducの放棄に反対し、Hiep Hoaを王として設立し、故郷から追放された。
しかし、Ton That ThuyetがHam Nghi王をHa Tinhに連れて行ったとき、彼は聴衆に来ていて、彼の故郷で反フランス運動を組織する責任を割り当てられました。
1885年から1888年までは軍隊の準備期間であり、軍の戦闘基地を建設しました。
Phan Dinh Phungによって責任を割り当てられたCao Thangは、Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh各省の山地で、積極的に兵士を訓練して基地を建設しました。
彼とTrung LuongおよびVan Chang村(Duc Tho)の鍛冶屋は、フランスのモデルに従ってライフルの研究と製造に成功しました。
1888年から1896年まで、反乱軍は激しい戦いを始めました。
しばらく北に行った後、各将校、官史とPhan Dinh Phungに連絡してHa Tinhに戻り、CaoThangが反乱を直接率いた。
Huong Kheの反乱軍は、有能な将軍の指揮下で15人の部隊になりました。
蜂起の本部はVu Quang山にありました。
1889年の初めから、反乱軍は彼らの作戦を強化し、敵の大規模な作戦を襲撃し、撃退し続けました。
Truong Luuへの攻撃(5-1890)、Ha Tinh町への襲撃(8-1892)など、多くの有名な戦闘が行われ、700人の政治囚を解放しました。
しかし、攻撃の間、Nghe Anの省都に進む途中でNu(Thanh Chuong)を攻撃すると噂されていたCao Thangは、29歳で襲われて死亡しました。
これは反乱軍の大きな損失です。
敵の圧倒的な力の前で、反乱は戦い続けました。
Vu Quang山での敵の待ち伏せで大勝利を収め、数十人の敵を撃退しました。
この戦いの後、Nguyen Thanに率いられたフランスの軍隊がVu Quang山の包囲を率いた。
反乱軍は撃退されて軍隊の数が大幅に減りました。
し烈な戦いで、Phan Dinh Phungは重傷を負い、1895年12月28日に死亡しました。
1896年、反乱の最後の指導者がフランスの手に落ちました。
10年以上の存続した後にHuong Khe蜂起は終わりました。これは、19世紀後半のフランスに対するCan Vuong運動の典型的な反乱でした。
蜂起は、道、組織、指導方法など多くの理由で失敗しました。

コメント