19世紀後半のCan Vuong運動と典型的な自衛運動 1.Bay Say決起(1883-1892)

II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX
1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)
Bãi Sậy là vùng lau sậy rậm rạp thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ của tỉnh Hưng Yên.
Trong những năm 1883-885, tại đây có phong trào kháng Pháp do Đinh Gia Quế lãnh đạo. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân chỉ hạn chế trong vùng Bãi Sậy.
Từ năm 1885, vai trò lãnh đạo thuộc về Nguyễn Thiện Thuật.
Dựa vào vùng đầm, hồ, lau lách ở khu Bãi Sậy, nghĩa quân đào hào, đắp lũy, đặt nhiều hầm chông, cạm bẫy.
Từ đây, nghĩa quân tỏa ra hoạt động ở vùng đồng bằng, khống chế các tuyến đường giao thông đường bộ Hà Nội-Hải Phòng,
Hà Nội-Nam Định, Hà Nội-Bắc Ninh và đường thủy trên sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống…
Ngoài căn cứ Bãi Sậy, nghĩa quân còn xây dựng căn cứ Hai Sông ở Kinh Môn (Hải Dương) do Đốc Tít (Nguyễn Đức Hiệu) phụ trách.
Nghĩa quân Bãi Sậy không tổ chức thành những đội quân lớn mà phiên chế thành những đội quân nhỏ khoảng từ 20 đến 25 người, trang bị vũ khí và trà trộn vào dân để hoạt động.
Từ năm 1885 đến cuối năm 1887, nghĩa quân đấy lùi nhiều cuộc càn quét của Pháp ở cả ba vùng Văn Giang, Khoái Châu và vùng căn cứ Hai Sông.
Nhiều trận đánh ác liệt diễn ra trên địa bàn các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Quảng Yên. Có trận, quân ta tiêu diệt tới 40 tên địch, bắt sống chỉ huy.
Từ năm 1888, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt.
Thực dân Pháp tăng cường binh lực, cho xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc và thực hiện chính sách “ dùng người Việt trị người Việt” để cô lập nghĩa quân ở căn cứ Bãi Sậy.
Nghĩa quân chiến đấu rất dũng cảm, nhưng lực lượng ngày càng giảm sút và rơi dần vào thế bao vây, cô lập. Cuối cùng,
Nguyễn Thiện Thuật phải lánh sang Trung Quốc (7-1889) và mất tại đó vào năm 1926.
II。 19世紀後半のCan Vuong運動と典型的な自衛運動
Cuối tháng 7-1889, căn cứ Hai Sông cũng bị Pháp bao vây. Đốc Tít chỉ huy nghĩa quân chống trả quyết liệt, nhưng bị đánh bật khỏi đại bản doanh Trại Sơn.
Trong thế cùng, ông phải ra hàng giặc (12-8-1889), sau bị chúng đày sang An-giê-ri.
Những tướng lĩnh còn lại cố duy trì cuộc khởi nghĩa thêm một thời gian. Đến năm 1892, họ về với nghĩa quân Đề Thám ở Yên Thế.
II。 19世紀後半のCan Vuong運動と典型的な自衛運動
1.Bay Say決起(1883-1892)
Bay Sayは、Hung Yen省のVan Lam、Van giang、Khoai Chau、Yen Mi地区の広い地域です。
1883-1885年には、Dinh Gia Queが率いるフランスへの抵抗運動がありました。
武装勢力の作戦地域はBai Say地区に限られています。
1885年から、リーダーシップの役割はNguyen Thien Thuatに属しました。
ラグーン、湖、Bay sai地区の野生サトウキビなどを活用して、反乱軍は掘をつくり、山を造り、多くのトンネルとトラップを置いた。
ここから、軍隊は中州で放射線上に活動、ハノイ-ハイフォン、ハノイ-Nam Dinh、ハノイ-Bac Ninh、およびTay Binh川とHong川、Duong川などの水路を制御しました。
Bay Say基地に加えて、軍はDoc Tit(Nguyen Duc Hieu)率いるKinh Mon(Hai Duong)にBay Say基地を建設しました。
Bai Sayの反乱軍は大軍に組織化されませんが、20〜25人の小軍になり、武装して人々の中に潜入しています。
1885年から1887年の終わりまで、フランスの掃討作戦の多くがVan Giang、Khoai Chau、Hai Songの3つの地域すべてで決起軍により撤回されたことを意味しました。
多くの激しい戦いがHung Yen、Hai Duong、Bac Ninh、Thai Binh、Quang Yenの各州で行われました。
戦闘で、決起軍は最大40人の敵兵を倒し、指揮官を捕らえました。
1888年から、反乱軍は激しい戦いを始めました。
フランスの植民地主義者は軍隊を強化し、密集した組織を構築。「ベトナム人を使ってベトナム人を治療する」という政策を実施。
Bay Say基地に部隊を設立しました。決起軍は非常に勇敢ですが、部隊は減少し、包囲、孤立に陥りました。
最後に、Nguyen Dinh Thuatは中国に逃げなければならず(1889年7月)、1926年にそこで亡くなりました。
 1889年7月末、Bay Say基地もフランスに囲まれました。 Doc Titは軍隊に激しい戦いを命じたが、Trai Son本部を叩かれました。
その後で敵にアルジェリアに追放されました。(1889年8月12日)。
残りの将軍はしばらくの間反乱を続けようとしました。 1892年までに、彼らはYen TheのDe Tham反乱軍に戻りました。

コメント