紀元前から19世紀半ばまでの歴史の補足と検討 3.国の分割統治時代 4. 19世紀前半の国

3. Thời kì đất nước bị chia cắt
Sự phát triển và thống trị của những quan hệ sản xuất phong kiến đã dẫn đến sự suy thoái của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền,
cuộc sống khó khăn của nhân dân và sự hình thành các thế lực phong kiến riêng rẽ.
Chiến tranh phong kiến bùng nổ và kéo dài trong nhiều thập kỉ, cuối cùng đã tạo nên sự chia cắt đất nước thành hai miền :
Đàng Ngoài và Đàng Trong với hai chính quyền khác nhau.
Nền quân chủ không còn vững chắc như trước. Nền kinh tế sau một thời gian khủng hoảng, đến thế kỉ XVII thì phục hồi.
Nông nghiệp Đàng Ngoài từng bước ổn định, trong lúc đó ở Đàng Trong, do lãnh thổ được mở rộng dần vào phía nam, nông nghiệp phát triển nhanh chóng.
Đất Gia Định (Nam Bộ) trở thành một “vựa thóc lớn”.
Từ đầu thế kỉ XVII, kinh tế hàng hoá phát triển nhanh chóng với việc mở rộng ngoại thương.
Số lượng sản phẩm thủ công ngày càng gia tăng và trở thành những mặt hàng hấp dẫn thương nhân nước ngoài.
Sự phát triển của kinh tế hàng hoá đã tạo cơ sở cho sự hình thành và hưng khởi của các đô thị như Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến, Hội An… Văn hoá dân gian phát triển mạnh.
Tuy nhiên, từ thế kỉ XVIII, ruộng đất ngày càng tập trung vào tay giai cấp địa chủ, trong lúc các chính quyền ở cả hai miền lại thiếu quan tâm đến đời sống của nông dân.
Cuộc khủng hoảng xã hội diễn ra vào giữa thế kỉ XVIII với những phong trào nông dân rộng lớn ở Đàng Ngoài và phong trào Tây Sơn ở Đàng Trong.
Nhà nước phong kiến ở cả hai miền đều sụp đổ trước sự tấn công của phong trào Tây Sơn,
đất nước bước đầu thống nhất lại nhưng các vương triều Tây Sơn, được thành lập sau thắng lợi, không đủ sức duy trì.
4. Đất nước ở nửa đầu thế kỉ XIX
Thừa hưởng những công lao to lớn của phong trào Tây Sơn, nhà Nguyễn đã làm chủ được cả nước với một chính quyền quân chủ chuyên chế phong kiến.
Nhà nước được củng cố nhưng lại chủ trương “đóng cửa” trong hoàn cảnh thế giới đã đổi thay.
Một số chính sách kinh tế được ban hành nhưng không giải quyết được tình trạng khủng hoảng xã hội. Cuộc sống của nhân dân vẫn khổ cực, khó khăn.
Nhà Nguyễn khẳng định sự độc tôn của Nho giáo. Văn học chữ Nôm lại phát triển mạnh mẽ. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nối tiếp nhau bùng lên.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược. Đất nước bước sang một thời kì mới.
3.国の分割統治時代
封建的生産関係の発展と支配は、中央君主制権力の衰退をもらしたました。
人々は困難な生活となりました。、そして別々の封建的勢力の形成をもたらしました。
戦争は勃発し、数十年間続き最終的に2つの地域に国の分割となります。
Dang NgoaiとDang Trongは2つの異なる政府で活動しています。
君主制はもはや以前ほど安定していません。危機の後、経済は17世紀に回復しました。
Dang Ngoaiの農業は徐々に安定しました、Dang Trongでは、南部への領土の拡大により、農業は急速に発展した。
Gia Dinhの土地(南部地域)は「大きな穀倉」になります。 17世紀の初め以来、商品貿易は対外貿易の拡大とともに急速に成長しました。
手工芸品の数は増え続けており、外国の貿易業者にとって魅力的な商品となっています。
コモディティ経済の発展は、Ke Cho(Thang Long(昇龍))、Pho Hien、Hoi Anなどの都市の形成と基盤を築きました。民俗文化が繁栄します。
 
18世紀以降、土地は家主階級にますます集中するようになりましたが、両地域の政府は農民の生活に関心を示していませんでした。
社会的危機は、広大な農民運動を伴って18世紀中盤に起きた。Dang NgoaiとDang TrongにおけるTay Son運動などです。
両地域の封建国家はTay son運動の猛攻撃で崩壊した。
国は当初統一されていたが、勝利の後に設立されたTay Son王朝(西山朝)は維持することができなかった。
4. 19世紀前半の国
Tay son運動の大きな利点を受け継いで、Nguyen氏は封建的な君主制政府で全国を統括しました。
国家は強化されているが、変化する世界での政策は「閉鎖」です。
いくつかの経済政策が発行されているが、社会危機の状況を解決することはできません。人々の生活はまだ悲惨で困難です。
Nguen王朝は儒教の一神教でした。文学は強く発達した。農民蜂起は続きました。
1858年に、フランスの植民地主義者が侵入するために戦争となりました。国は新しい時代に入ります。

コメント