教育賞を受賞したHoàng Tụy教授が再び教育について語る

Nhận giải giáo dục, GS Hoàng Tụy lại nói về giáo dục
Ông Lý Quang Diệu từng khuyên chúng ta: thắng trong giáo dục thì mới thắng trong kinh tế. Gần đây ông đại sứ Hoa Kỳ sau nhiệm kỳ công tác ở Việt Nam cũng nhận xét thách thức lớn nhất của Việt Nam hiện nay là giáo dục.

Ngày 24/3, GS Hoàng Tụy nhận giải thưởng Phan Châu Trinh vì những đóng góp của ông trong lĩnh vực Giáo dục và đây là phần trích trong diễn từ tại buổi lễ trao giải thưởng Văn hoá Phan Châu Trinh của ông:

Làm khoa học ở một đất nước nghèo khó tôi vốn có duyên nợ nhiều với giáo dục. Xuất thân là một thầy giáo trung học rồi dần dần tự mày mò học tập, nâng cao trình độ mà trưởng thành trong nghề và trở thành một nhà khoa học.

Bắt đầu dạy học ở tuổi 20, đến nay đã ngoài 80, suốt hơn 60 năm đó tôi chưa lúc nào xa rời nghề dạy học, tuy học trò của tôi thì tuổi tác, tính chất, trình độ và cả quốc tịch cũng ngày càng đa dạng. Được học phổ thông ở nhà trường thời thực dân (nhưng không phải nhà trường thực dân), ra đời cũng được đi đây đi đó học, dạy, làm việc trong những môi trường đại học khoáng đạt hiện đại từ Tây sang Đông trên thế giới nên tôi thường có dịp suy ngẫm về nghề nghiệp của mình. Suy ngẫm từ vị trí công dân một nước nghèo, lạc hậu, khát khao mau chóng đuổi kịp một nhân loại đang rộn rịp chuyển lên nền văn minh trí tuệ đầy thách thức. Điều đó tự nhiên dẫn đến mối quan tâm trăn trở gần như thường trực đối với nền giáo dục của nước nhà. Mà cũng từ đó được mở rộng tầm mắt, có cách nhìn hệ thống đối với nhiều vấn đề giáo dục, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.

Hồi còn anh Tạ Quang Bửu làm Bộ trưởng Đại học tôi đã có nhiều dịp nghiên cứu và trình bày về tư duy hệ thống trong các seminar giáo dục do anh ấy chủ trì. Những tư tưởng, quan niệm của tôi về giáo dục, văn hoá, kinh tế xã hội ngay từ những ngày ấy phần lớn đều xuất phát từ cách nhìn hệ thống đó cho nên ít nhiều cũng có tính hệ thống nhất quán, nếu có lúc cần thay đổi thì cũng do logic sự vật chứ không tuỳ hứng, tuỳ tiện, tuỳ thời.
Muốn tăng trưởng kinh tế bền vững, muốn chuyển hướng phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu mà để giáo dục yếu kém thì chỉ là nói suông. Ông Lý Quang Diệu từng khuyên chúng ta: thắng trong giáo dục thì mới thắng trong kinh tế. Gần đây ông đại sứ Hoa Kỳ sau nhiệm kỳ công tác ở Việt Nam cũng nhận xét thách thức lớn nhất của Việt Nam hiện nay là giáo dục. Không phải họ hù dọa chúng ta, cũng chẳng phải họ cung cấp cho chúng ta thông tin gì mới mẻ tân kỳ. Họ chỉ nói cho ta biết một điều mà từ nhiều năm rồi ngay chuyên gia trong nước đã có không ít lời cảnh báo tương tự. Chẳng qua Bụt nhà không thiêng thì mới cầu tới Bụt ngoài.

Thắng giáo dục thì mới thắng trong kinh tế

Một thế kỷ nay chưa bao giờ vai trò then chốt của giáo dục trong sự phát triển của dân tộc ta nổi rõ như lúc này. Chỉ trong vòng một thế hệ mà những bước tiến khổng lồ của khoa học và công nghệ đã mang đến cho cuộc sống trên hành tinh những đổi thay sâu sắc hơn cả hàng trăm năm. Trong bối cảnh ấy giáo dục càng quan trọng thiết yếu hơn bao giờ hết cho bất cứ xã hội nào, kể cả những xã hội tân tiến nhất.

Việt Nam không là một ngoại lệ. Dù trước mắt kinh tế có khó khăn bức bách bao nhiêu cũng không cho phép chúng ta một phút được lơ là các vấn đề giáo dục. Chừng nào giáo dục còn yếu kém tụt hậu như hiện nay thì dẫu có tăng trưởng kinh tế giữ được tốc độ 7-8%, thậm chí 10% năm chăng nữa đất nước cũng vẫn mãi mãi lẹt đẹt sau thiên hạ.

Cho nên dù nhiều người đã nói nhiều lần rồi tôi cũng xin nhắc lại lần nữa: chỗ nghẽn lớn nhất trong phát triển hiện nay của xã hội ta là giáo dục. Giáo dục và giáo dục, không có gì quan trọng hơn. Và vì vậy cải cách giáo dục mạnh mẽ, toàn diện và triệt để là mệnh lệnh cuộc sống. Càng chần chừ, càng trì hoãn càng trả giá đắt, và không loại trừ đến một lúc nào đó sẽ là quá trễ. Điều này đã từng xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới. (…)

Từ sự kiện Ngô Bảo Châu, mong cú hích cho giáo dục Việt Nam

May thay, sự kiện Ngô Bảo Châu đã tạo một cú hích, ít nhất về nhận thức. Sự kiện này cuối cùng đã cho thấy rõ quá nhiều vấn đề cần suy nghĩ lại nghiêm túc và tỉnh táo hơn về nhà trường của chúng ta. Người dân đã được nghe Thủ tướng long trọng tuyên bố cần một cuộc cải cách giáo dục mạnh mẽ, toàn diện, triệt để, để chấn hưng đất nước. Với niềm hân hoan như đã lâu chưa hề có, tôi đã lắng nghe bài diễn văn buổi tối đó của Thủ tướng, y như người đang khát giữa trưa hè nóng bức mà được uống bát nước chè tươi.

Sau tuyên bố của Thủ tướng, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cũng đã lên tiếng đầy sức thuyết phục kêu gọi thực hiện cải cách giáo dục để tiến lên một nền giáo dục trung thực, lành mạnh và hiện đại, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân và yêu cầu cấp thiết chấn hưng đất nước. Nhiều bậc thức giả khác đã hưởng ứng lời kêu gọi đó. Ai nấy đều tin rằng đã đến lúc cần kết thúc giai đoạn đổi mới vụn vặt, chuyển sang cải cách mạnh mẽ thì giáo dục mới có thể ra khỏi bế tắc, trì trệ.

Trong một buổi làm việc hơn hai giờ vào khoảng giữa tháng 11/2010 tôi cũng đã cố gắng thuyết phục Bộ trưởng GD& ĐT Phạm Vũ Luận hãy nhân cơ hội này nhận nhiệm vụ lịch sử khởi động công cuộc cải cách giáo dục đã được đề ra trong các nghị quyết lớn của TƯ. Trước hết hãy có một cách tiếp cận mới đối với một số vấn đề nhức nhối nhất hiện nay như thi cử, tổ chức trung học phổ thông và dạy nghề, tuyển chọn GS, PGS, xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế.

Nói lại những chuyện cần làm ngay

Giáo dục là một hệ thống phức tạp, theo nghĩa khoa học của từ này, cần phải được tiếp cận và vận hành như một hệ thống phức tạp mới có hy vọng tránh khỏi sai lầm, thất bại(…). Lúc này lối ra duy nhất cho giáo dục là cải tạo cấu trúc, xây dựng lại từ gốc, thay đổi cả thiết kế hệ thống. Chỉ có như thế mới mong cứu giáo dục thoát ra khỏi khủng hoảng triền miên.

Thứ nhất, là chuyện học và thi. Năm nào bàn chuyện này cũng có nhiều đề xuất cải tiến nhưng càng bàn càng rối mà chưa thấy hướng ra đúng đắn. Học thì cứ miêt mài nhồi nhét nhiều thứ vô bổ, nhưng lại bỏ qua nhiều điều cần thiết trong đời sống hiện đại. Thi thì mãi vẫn một kiểu thi cổ lỗ, biến thành khổ dịch cho học sinh. Phương Tây đã có thể nhanh chóng bước lên giai đoạn phát triển văn minh công nghiệp hiện đại trong khi Phương Đông còn ngủ dài trong văn minh nông nghiệp chính là nhờ họ đã sớm thế tục hoá giáo dục. Thiết nghĩ một giải pháp tương tự cũng cần nghiên cứu cho nhà trường Việt Nam để bước vào kinh tế tri thức thời nay.

Thứ hai, là chuyện đào tạo theo nhu cầu xã hội. Các doanh nghiệp thường phàn nàn gặp nhiều khó khăn khi tuyển nhân lực cần thiết vì trình độ, năng lực thực tế của sinh viên do các trường đào tạo ra quá thấp so với yêu cầu của họ. Trong khi đó, hàng năm có hàng chục vạn học sinh, sinh viên ra trường không tìm được việc làm thích hợp. Mặc cho khẩu hiệu “nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”, và một số biện pháp đổi mới quản lý giáo dục, chất lượng đào tạo vẫn giẫm chân tại chỗ từ hàng chục năm nay.

Quá nhiều trường đào tạo về kinh tế, tài chính, kế toán, ngân hàng… nhưng rất ít trường về công nghệ, kỹ thuật, khoa học. Quá nhiều đại học, cao đẳng kém chất lượng, nhưng rất ít trung cấp kỹ thuật. Cơ cấu đào tạo khiến trong nước rất thiếu công nhân lành nghề, rất thiếu cán bộ kỹ thuật trung cấp giỏi, nhưng thừa kỹ sư, cán bộ quản lý tồi. Không lạ gì có nhà đầu tư nước ngoài từng nhận xét: chúng ta nói nhiều về công nghiệp hoá nhưng ngay một chiếc đinh vít cũng chưa có nơi nào trong cả nước làm được đúng chuẩn quốc tế.

Chuyên gia Nhật đã khuyến cáo: vận mệnh ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam không chỉ ảnh hưởng đến tương lai phát triển kinh tế của Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến địa vị chính trị của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Mà với cơ cấu đào tạo nhân lực như hệ thống giáo dục hiện nay thì không cách nào phát triển công nghiệp phụ trợ.

Cho nên có nhìn rộng ra cả nền kinh tế mới thấy vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội không chỉ là cải tiến khâu đào tạo ở cấp đại học hay cao đẳng mà phải cải tổ cơ cấu hệ thống giáo dục, theo hướng như đã trình bày trong bản Kiến nghị 2009: sau trung học cơ sở phần lớn học sinh sẽ vào trung học nghề, trung học kỹ thuật, chỉ một tỉ lệ nhỏ vào trung học phổ thông. Bản thân trung học phổ thông cũng cần được cải tổ theo hướng không phân ban cứng nhắc mà có nhiều lựa chọn cho học sinh phát triển năng khiếu sở thích, nhờ đó nâng cao chất lượng đầu vào đại học, tạo điều kiện nâng cao chất lượng đại học. Như vậy, sau 12 năm học, học sinh nếu ra đời thì đã có nghề, còn số có thể tiếp tục học sẽ không bị nhiều rào cản do cánh cửa chật hẹp của đại học hiện nay.

Thứ ba, là xây dựng đại học. Trong một thế giới toàn cầu hóa, xây dựng đại học tất nhiên phải hướng tới và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế trong mọi lĩnh vực. Trong khi đó, từ việc đào tạo tiến sĩ, việc tuyển chọn giáo sư, đánh giá các công trình khoa học, các nhà khoa học, các trường đại học, đến nay chúng ta vẫn giữ nhiều tiêu chuẩn riêng chẳng giống ai. Mặc dù đã trải qua mấy chục năm trời xây dựng, đại học của ta vẫn còn ngổn ngang rất nhiều vấn đề đòi hỏi không chỉ phải đổi mới mà phải thay đổi tận gốc, từ chiến lược phát triển cho đến cách thực hiện chiến lược. Trong đó việc xây dựng các đại học tiến lên đẳng cấp quốc tế đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng, trước hết là về quan niệm. Nếu không kịp thời khắc phục thì căn bệnh thành tích phô trương cộng với tính vô trách nhiệm ở đây sẽ gây lãng phí lớn, làm chậm lại thay vì thúc đẩy quá trình tiến lên hiện đại theo tinh thần khai sáng.

Thứ tư và cuối cùng nhưng then chốt nhất là chính sách đối với đội ngũ giáo chức. Không có khâu quản lý nào thể hiện rõ hơn quyết tâm chấn hưng giáo dục bằng chính sách đối với thầy giáo. Thế nhưng hiếm có nơi nào trên thế giới và cũng hiếm có thời nào trên đất nước ta người thầy mặc dù bị đối xử bất công vẫn tận tuỵ gắn bó với nghề như trong mấy chục năm nay. Khi nói điều này không phải tôi không biết những gương xấu trong ngành, những con sâu làm rầu nồi canh. Nhưng tôi nghĩ số đó vẫn là số ít, số ít đáng ngạc nhiên nếu đặt trong hoàn cảnh xã hội và điều kiện làm việc cực kỳ khó khăn của tất cả thầy giáo của ta. Tôi tin rằng với những hoàn cảnh như thế ở các nước khác tình hình giáo dục phải bi đát hơn nhiều. Với chính sách đối với thầy giáo như của ta mà giáo dục còn được như thế này đó thật sự là kỳ công. Song cái gì cũng có giới hạn, kể cả lòng tự trọng, thiện chí và … lương tâm.

Để kết thúc, xin bày tỏ niềm tin cải cách giáo dục mạnh mẽ, toàn diện, triệt để là giải pháp cứu nguy cho giáo dục, cũng là cứu nguy cho phẩm chất Việt Nam khi còn chưa quá trễ.

教育賞を受賞したHoàng Tụy教授が再び教育について語る
リー・クアンユー (Lý Quang Diệu)元シンガポールの首相はかつて私たちに次のようにアドバイスしました。
教育で勝てば、経済で勝つことができます。最近、ベトナムでの任期を終えた米国大使も、今日ベトナムが直面している最大の課題は教育であるとコメントしました。

3 月24 日、Hoàng Tụy教授は、教育分野での貢献によりPhan Châu Trinh(民族運動家) 賞を受賞しました。
以下は、Phan Châu Trinh文化賞の授賞式でのスピーチ抜粋。

貧しい国で科学者として働いている私は、教育に非常に親近感を持っています。もともと高校の教師だった彼は、徐々に独学し、スキルを向上させ、専門職として成熟し、科学者になりました。20歳で教職に就き80歳を超え、60年間一度も教職を辞めたことはありませんが、生徒の年齢、性格、資格、国籍は日々多様化しています。植民地時代の学校の高校に通うことができる (ただし、植民地時代の学校ではない) 生まれてからは、西から東まで、世界中の近代的なリベラルな大学環境で勉強し、教え、働くことができます。自分のキャリアを振り返る機会。貧しい後進国の市民の立場から考えると、人類に早く追いつきたいという欲求は、挑戦的な知的文明への移行に忙しい.それは当然のことながら、国の教育についてのほぼ永続的な懸念につながりました.また、視野を広げ、国の多くの教育、経済、文化、社会問題について体系的な見解を持っています。

Tạ Quang Bửuが大学の大臣だったとき、私は彼が主催する教育セミナーでシステム思考について研究し、発表する機会がたくさんありました。当時の教育、文化、社会経済に関する私の考えや概念は、ほとんどがそのシステムの観点から来ているので、時があれば多かれ少なかれ体系的です. 変化の必要性は物事の論理によるもので、恣意的です。
持続的な経済成長を実現したいのであれば、開発の方向性を広さから深さへと変えたいと思いますが、教育が弱ければ、それはただの空論です。
Lý Quang Diệu氏はかつて私たちに次のようにアドバイスしました。教育で勝てば、経済で勝つことができます。
最近、ベトナムでの任期を終えた米国大使も、今日ベトナムが直面している最大の課題は教育であるとコメントしました。
彼らが私たちを怖がらせるわけでも、新しい情報を提供してくれるわけでもありません。
彼らは、国内の専門家でさえ、何年にもわたって多くの同様の警告を発してきたことを1つだけ教えてくれます。
ただ、家が神聖でない場合は、外の仏に祈るべきです。

教育で勝てば経済で勝つ

過去 100 年間、我が国の発展における教育の重要な役割は、今ほど顕著になったことはありません。ほんの一世代で、科学と技術の大きな進歩は、地球上の生命に数百年よりも深刻な変化をもたらしました.この文脈において、教育は、最も先進的な社会であっても、これまで以上に重要です。

ベトナムも例外ではありません。近い将来、経済がどんなに困難な状況にあっても、教育問題を一瞬たりとも無視することはできません。今日のように教育が弱く遅れている限り、たとえ経済成長率が年率 7 ~ 8%、さらには 10% で維持できたとしても、その国は世界から永遠に遅れをとることになります。

ですから、多くの人が何度も言っていることですが、もう一度繰り返したいと思います。現在の社会の発展における最大のボトルネックは教育です。これ以上重要なことはありません。そして、力強く、包括的かつ抜本的な教育改革は、人生において不可欠です。先延ばしにすればするほど、遅れるほど費用がかさみますが、いずれ手遅れになる可能性も否定できません。これは世界の多くの地域で起こっています。 (…)

Ngô Bảo Châuの件から、ベトナムの教育に後押しを期待

幸いなことに、Ngô Bảo Châuの件は、少なくとも認知度という点では注目を集めました。
これは、私たちの学校をより真剣かつ冷静に再考するにはあまりにも多くの問題を最終的に明らかにしました。
人々は、首相が国を再生するために強力で包括的かつ抜本的な教育改革の必要性を厳粛に宣言するのを聞いています。
久しぶりの喜びで、暑い夏の午後、のどが渇いて淹れたてのお茶を飲む人のように、総理の演説に耳を傾けました。

首相の発表後、Nguyễn Thị Bình元副大統領も、首相の願望に合致する正直で健康的で近代的な教育へと前進するための教育改革の実施を求める説得力のある演説を行った。国を復活させます。他の多くの賢明な人々がその呼びかけに応えました。教育が停滞と停滞から抜け出すことができるように、ささいな革新の時代を終わらせ、抜本的な改革に切り替える時が来たと誰もが信じています。

2010 年 11 月中旬頃の 2 時間以上の作業の中、私はまた、Phạm Vũ Luận教育大臣に、主要な中央決議で定められた教育改革を開始するという歴史的な任務をこの機会に受け入れるよう説得しようとしました。
まず第一に、試験、高校と職業訓練の組織化、教授と准教授の選択、世界クラスの大学の建設など、今日の最も差し迫った問題のいくつかに新しいアプローチを取りましょうと。

すぐにやるべきことを話す

教育は複雑なシステムであり、科学的な意味では、間違いや失敗を回避する希望を持つためには、複雑なシステムとしてアプローチし、運用する必要があります。現時点では、教育の唯一の解決策は、構造を一新し、ゼロから再構築し、システムの設計を変更することです。そうして初めて、絶え間ない危機から教育を救うことが期待できます。

まずは、勉強と受験です。毎年この問題について議論し、改善のための提案がたくさんありますが、議論すればするほど、正しい方向性が見えず混乱してしまいます。勉強は常に無駄なことを詰め込んでいますが、現代生活では必要なことをおろそかにしてしまいます。
試験は依然として昔ながらの試験であり、学生にとって難しい翻訳になっています。西洋は急速に近代産業文明の発展の段階へとステップアップすることができたが、東洋は教育の世俗化が早かったために農業文明の中で休眠状態にとどまった。ベトナムの学校が今日の知識経済に参入するには、同様の解決策も研究する必要があると思います。

第二に、社会的ニーズに応じたトレーニングについてです。企業は、必要な人材を採用するのが困難であると不満を漏らすことがよくあります。これは、学校で養成された学生の実際の資格と能力が、その要件に比べて低すぎるためです。一方、毎年、何万人もの学生や卒業生が適切な仕事を見つけることができません。 「社会的ニーズを満たさない標準以下のトレーニングにノーと言う」というスローガンと、教育管理におけるいくつかの革新的な措置にもかかわらず、トレーニングの質は何十年もの間静止しています。
経済、金融、会計、銀行業の訓練を提供する学校が多すぎますが、技術、工学、科学の訓練を提供する学校はほとんどありません。質の低い大学や単科大学が多すぎますが、技術系の中等学校はほとんどありません。訓練構造により、この国は熟練労働者が非常に不足しており、優れた中間技術スタッフが非常に不足していますが、エンジニアと悪い管理者が余っています。外国の投資家がコメントすることは珍しくありません。私たちは工業化について多くのことを話しますが、1つのねじでさえ国際基準を満たすことができた場所は国内にありません。

日本の専門家は、ベトナムの裾野産業の運命は、ベトナムの経済発展の将来に影響を与えるだけでなく、東南アジアにおけるベトナムの政治的地位にも影響を与えると述べています。しかし、現在の教育制度のような人材育成の仕組みでは、裾野産業を育成する道はありません。

したがって、経済全体を見れば、社会的ニーズに応じた訓練の問題は、大学での訓練段階を改善するだけでなく、教育システムの構造を改革する方向にあることがわかります。 2009 年の勧告で示された内容: 中学校卒業後、ほとんどの生徒は専門学校や技術学校に行き、高校に行くのはごく一部です。高等学校自体も、厳格な分断ではなく、学生の才能や興味を伸ばすための選択肢を多く持つ方向に改革し、それによって大学進学の質を高め、学生の質を向上させるための好条件を作り出す必要がある。量。このように、12年間の学業を経て、学生が生まれれば、すでに就職している一方で、学業を継続できる人は、現在の大学の狭いドアのために多くの障壁に直面することはありません.

第三に、大学建設です。グローバル化された世界では、大学建設はもちろん、あらゆる分野で国際基準を目指し、準拠する必要があります。一方、博士課程の教育、教授の選択、科学研究の評価、科学者、大学など、現在に至るまで、私たちは他に類を見ない多くの独自の基準を保持しています。何十年にもわたる建設にもかかわらず、私たちの大学には、革新だけでなく、開発戦略から戦略の実行まで、根本的な変化を必要とする多くの問題がまだ散らばっています. .その中で、世界に進出するための大学建設は、まずコンセプト面で多くの困難と混乱に直面しています。すぐに改善されなければ、見栄っ張りの業績と無責任の病気が大きな浪費を引き起こし、悟りの精神で近代化へと進むプロセスを加速するどころか減速させてしまいます。

4 つ目は、最も重要な教育スタッフのポリシーです。教師に対する方針ほど、教育再生への決意を明確に示す経営段階はない。しかし、教師が不当に扱われているにもかかわらず、何十年にもわたって自分の職業に専念していることは、世界のどこでもまれであり、わが国でもめったにありません。そうは言っても、業界の悪い例、スープを台無しにするミミズを知らないわけではありません。でもその数はまだ特異だと思います、意外と少ないです。

すべての教師の非常に困難な社会的および労働条件を考えると、驚くほど少ない数です。 このような状況下では、他の国の教育状況はもっと悲惨なものになるに違いないと私は信じています。 私たちのような教師に対するポリシーで、教育が今でもこのように行われていることは本当に奇跡です。 しかし、自尊心、善意、良心など、すべてに限界があります。

最後に、手遅れになる前に、強力で包括的かつ徹底的な教育改革が教育を救い、ベトナムの質を救う解決策であるという私の信念を表明したいと思います。

 

コメント