現在の問題

Các vấn đề hiện nay
Giáo dục phổ thông
Chương trình giáo dục phổ thông tại Việt Nam đặt nặng việc hấp thụ nhiều kiến thức tổng quát, ít chú trọng đến nâng cao đạo đức, phong cách con người, khả năng giao tiếp và sáng tạo.
Nền giáo dục phổ thông không kế thừa được sự chú trọng đức dục của nền giáo dục Nho giáo Việt Nam nhưng lại thừa hưởng sự giáo điều, tầm chương trích cú của nền giáo dục này.
Phần lớn thời gian dạy học dành cho trí dục mà trí dục cũng mới chỉ được hiểu là sự truyền đạt kiến thức từ giáo viên đến học sinh chứ chưa chú trọng đến sự phát triển tư duy của học sinh.
Học sinh phổ thông dành quá nhiều thời gian cho việc học kiến thức lý thuyết, không có thì giờ vui chơi, thư giãn (sức khỏe tinh thần), tập luyện thể thao (sức khỏe thể chất), và phát triển những khả năng quan trọng khác như sự chủ động, tự tin, khả năng suy nghĩ độc lập, tìm hiểu, khám phá.
Trong hoạt động dạy học giáo viên là người chủ động còn học sinh là người bị động.
Những người thiết kế chương trình giáo dục có tham vọng đào tạo học sinh phổ thông Việt Nam có trình độ cao nhưng không tính đến khả năng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức của học sinh cũng như khả năng truyền đạt của giáo viên trong một thời lượng giảng dạy giới hạn.
Chính vì nhà giáo không có quyền chủ động trong giảng dạy dẫn đến không thể điều chỉnh nội dung và cách dạy học cho phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh, hoàn cảnh địa phương, điều kiện cơ sở vật chất.

Phương pháp giảng dạy chính trong hệ thống các trường công lập là truyền thụ một chiều từ giáo viên,điều này được coi là mang tính độc đoán.
Học sinh thường mang tâm lý chấp nhận tuyệt đối và lĩnh hội trực tiếp, thụ động những kiến thức từ thầy cô và từ sách giáo khoa.
Học sinh cũng không có cơ hội được tự tìm hiểu, suy nghĩ độc lập, thảo luận, phát biểu ý kiến, khám phá những gì hợp với ý tưởng của mình.
Phương pháp giảng dạy này là một biểu hiện của nền giáo dục trung cổ khiến học sinh luôn thiếu tư duy và sáng tạo phù hợp trong việc tiếp cận chủ đề và hiểu sâu vấn đề của bài học.
Môi trường học thiếu nhiều hoạt động nhóm do học sinh tự chủ và vì vậy không phát huy được khả năng giao tiếp và lãnh đạo.

Lương giáo viên thấp, thậm chí không đủ sống khiến giáo viên phải làm thêm nghề khác để kiếm sống và không toàn tâm toàn ý với nghề. Lương thấp khiến ngành giáo dục không thu hút được người giỏi và dễ nảy sinh tiêu cực.
Hoàng Tụy nhận xét về điều này “.
hiếm có nơi nào trên thế giới và cũng hiếm có thời nào trên đất nước ta người thầy mặc dù bị đối xử bất công vẫn tận tuỵ gắn bó với nghề như trong mấy chục năm nay.
Khi nói điều này không phải tôi không biết những gương xấu trong ngành, những con sâu làm rầu nồi canh.
Nhưng tôi nghĩ số đó vẫn là số ít, số ít đáng ngạc nhiên nếu đặt trong hoàn cảnh xã hội và điều kiện làm việc cực kỳ khó khăn của tất cả thầy giáo của ta.
Tôi tin rằng với những hoàn cảnh như thế ở các nước khác tình hình giáo dục phải bi đát hơn nhiều.
Với chính sách đối với thầy giáo như của ta mà giáo dục còn được như thế này đó thật sự là kỳ công.
kinh nghiệm hơn ba mươi năm qua đã cho thấy hầu hết mọi căn bệnh tàn phá giáo dục đều có nguồn gốc ít nhiều ở cái chính sách bỏ mặc rồi khuyến khích thầy giáo tự bươn chải để kiếm sống mà làm nghề, trong một môi trường đòi hỏi họ phải toàn tâm toàn ý mới làm tốt được nhiệm vụ

Chương trình dạy và học thiếu sự linh động vì tất cả học sinh đều học cùng một chương trình trong cùng một thời gian, chưa quan tâm đến những khác biệt về sự phát triển tâm sinh lý của mỗi cá nhân và ở từng lứa tuổi, về hoàn cảnh gia đình, khác biệt về địa phương.
Cách dạy và học mang tính nhồi nhét khiến học sinh rất chóng quên kiến thức.
Học sinh không được khuyến khích tự học, tự vận dụng đầu óc của mình để nhận thức thế giới trong khi đó Immanuel Kant định nghĩa khai sáng là khả năng “vận dụng trí tuệ của mình một cách độc lập mà không cần sự chỉ đạo của người khác”.

Các học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông thường tham gia các lớp học thêm, có thể kéo dài tới 9 thời điểm trong một ngày. Phụ huynh cũng đăng ký cho con em mình vào các buổi dạy kèm rộng rãi (không nhầm lẫn với các trường luyện ôn thi), vì các buổi dạy kèm này liên quan tới các bài kiểm tra hoặc kỳ thi sắp tới.
Mức lương trung bình hàng tháng của giáo viên công lập, vào năm 2020, ước tính khoảng từ 150 USD đến 500 USD, vì vậy làm việc ngoài giờ trong các cơ sở giáo dục tư nhân hoặc giảng dạy trong các lớp dạy thêm này sẽ bổ sung nhiều hơn cho nguồn thu nhập của giáo viên.
Những học sinh không tham gia các lớp học thêm này sẽ gặp rất nhiều khó khăn, vì tài liệu và kiến thức có trong các bài kiểm tra và các kỳ thi thường chỉ được cung cấp và dạy trong các buổi dạy thêm này.

Khả năng vận dụng ngoại ngữ của học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông là khá kém, với phương pháp dạy học thụ động chỉ tập trung vào ngữ pháp, các kỹ năng quan trọng nhất khi làm việc hoặc giao tiếp với người nước ngoài là kỹ năng nghe và nói thì hầu như không có.
Có ý kiến cho rằng: “Đề án ngoại ngữ quốc gia bao năm nay vẫn chỉ tập trung đào tạo tiếng Anh “chết”.
Không có kỹ năng thực hành, chỉ thi viết về từ vựng, ngữ pháp và đọc hiểu, những thứ đơn thuần là giải bài tập”.
Trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020, điểm trung bình môn tiếng Anh cả nước là 4,58, mức điểm nhiều thí sinh đạt nhất là 3,4, số thí sinh dưới trung bình chiếm 68,74%, chỉ 6/63 tỉnh thành đạt điểm trung bình ngoại ngữ trên 5.

Mỗi năm, Việt Nam có trên một triệu học sinh trung học phổ thông dự thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và khoảng 15% người đã trở thành sinh viên.
Những học sinh không vào được đại học khi bắt đầu cho cuộc sống mới thường rất kém về chuyên môn nghề nghiệp, tác phong làm việc và khả năng giao tiếp.

Thông tin về điểm tuyển sinh, 3 điểm/môn đỗ trường sư phạm.

Theo một nghị quyết hội nghị trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2013, chất lượng và hiệu quả giáo dục nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp còn thấp so với yêu cầu.
Toàn bộ hệ thống giáo dục đại học đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, như chương trình giảng dạy lỗi thời, giảng viên làm trung tâm trong phương pháp dạy và học, thiếu tính liên kết giữa giảng dạy và các hoạt động nghiên cứu, và sự khác biệt lớn giữa đào tạo lý thuyết và thực hành.
Điều này dẫn tới hệ quả là rất nhiều sinh viên dù đã tốt nghiệp nhưng không có khả năng tìm được việc làm vì thiếu những kỹ năng nghề nghiệp.
Sinh viên Việt Nam thiếu kiến ​​thức mặc dù đã được dạy rất nhiều, vì thực tế mục đích chính của việc học tập chỉ nhằm vượt qua các kỳ thi.
Sinh viên xem trọng bằng cấp hơn là kiến thức tuy nhiên bằng cấp và chứng chỉ của các trường đại học tại Việt Nam không được công nhận trên toàn thế giới.

Có thể nói đến nay người Việt vẫn chưa có một tinh thần thực học, học vì tri thức chứ không phải vì danh lợi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền học thuật Việt Nam trong đó có giáo dục đại học.
Hơn nữa người Việt cũng không có truyền thống học thuật mạnh lại vừa chuyển từ Hán học sang Tây học trong khoảng một thế kỷ còn nền quốc học sử dụng chữ quốc ngữ mới chỉ chiếm địa vị chính thống từ năm 1945 đến nay lại phát triển trong điều kiện chiến tranh và ít giao lưu với thế giới trong thời gian dài nên nền giáo dục đại học hiện đại kém hơn các nước khác cũng là điều đương nhiên.
Hoài Thanh nhận xét về truyền thống học thuật và quá trình chuyển đổi từ Hán học sang Tây học của Việt Nam “Ta không có một nền quốc học nếu quốc học là học thuật riêng của nước. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử ta cơ hồ không có sáng tác gì về học thuật.
Ấy cũng vì ta kém óc trừu tượng khái quát, điều kiện căn bản để phát minh về tư tưởng.
Người phương Tây rất ngạc nhiên thấy ta hôm qua chỉ biết có Tứ thư, Ngũ kinh mà hôm nay bỗng tin theo những thuyết rất mới mẻ rất cấp tiến của khoa học hiện kim.
Họ không biết rằng học thuật tư tưởng không phải là những căn bản tinh thần của dân tộc ta.
Tư tưởng nào có lợi cho đời sống dân tộc thì ta theo, nhưng một khi tình thế đổi thay, tư tưởng ấy trở nên có hại cho đời sống chung ta sẽ trút bỏ dễ dàng không hối tiếc”.
Việt Nam sẽ còn mất nhiều năm nữa để có một nền học thuật ngang tầm các nước trong khu vực chứ chưa nói đến các nước phát triển trên thế giới.

Việt Nam chưa có tự do học thuật nên chưa có một nền đại học thực thụ.
Các trường đại học của Việt Nam lạc hậu ngay cả so với các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á vì người ta không thể nào đạt đến chân lý trong môi trường học thuật bị chính trị hóa hay hành chính hóa cao độ,
khi ngân sách nghiên cứu bị phân bổ thiên lệch, không dựa vào chuẩn mực khoa học, hay khi giảng viên và nhà nghiên cứu có thể dễ dàng bị cách chức hay hủy văn bằng chỉ vì phát biểu quan điểm không chính thống.
Xã hội Việt Nam cũng ít coi trọng tự do học thuật.
Hiện nay mục đích chủ yếu của việc học đại học là có tấm bằng để tìm việc làm.
Giảng viên đại học thì chỉ quan tâm làm sao giữ được chỗ làm và thăng quan tiến chức nên cũng chẳng cần đến tự do học thuật.
Với các đại học tư thục thì tối đa hóa lợi nhuận, chứ không phải tự do học thuật, trở thành mục tiêu hàng đầu.
Chương trình đào tạo đại học hiện nay còn nhiều gò bó.
Các yêu cầu bắt buộc về đào tạo chính trị, việc áp đặt chương trình khung cùng với thủ tục xin phép mở ngành mới phiền phức khiến cho các trường đại học trên thực tế không có nhiều tự do trong việc quyết định chương trình và nội dung đào tạo.

Nguồn tài chính eo hẹp cũng góp phần hạn chế nhu cầu tự do học thuật.
Các trường đại học quan tâm đến thu hút học sinh để cải thiện thu nhập hơn là nghiên cứu do vậy xem nhẹ nhu cầu tự do học thuật; mặt khác sinh ra động cơ tuân thủ thay vì đổi mới. Hơn nữa,
với nguồn tài chính hạn chế,các trường đại học Việt Nam khó tuyển được những giảng viên và nhà quản lý đại học xuất sắc nhất.
Việc thiếu vắng tài năng vừa kìm hãm sinh khí của các trường đại học vừa hạn chế nhu cầu và khả năng theo đuổi tự do học thuật của các trường đại học Việt Nam.
Cuối cùng,đáng tiếc là ở Việt Nam chưa có một cộng đồng học thuật hay giới hàn lâm thực thụ.
Hệ quả là sự thiếu vắng hệ thống chuẩn mực và tiếng nói chung để tạo động lực và nhu cầu cho tự do học thuật cũng như đảm bảo tự do học thuật được sử dụng vì lợi ích chung của toàn xã hội nhờ khả năng tự nhận thức và tự sửa sai của cộng đồng học thuật.
Tự do học thuật trong các trường đại học Việt Nam còn nhiều hạn chế trên hầu hết các phương diện quan trọng,
từ nghiên cứu và thảo luận khoa học đến công bố kết quả và phát biểu quan điểm.
Những hạn chế này chủ yếu xuất phát từ tình trạng chính trị hóa và can thiệp quá mức của Nhà nước vào đại học,
từ đó dẫn tới sự thiếu tự chủ của các cơ sở đào tạo đại học và mất dần ý thức tự do học thuật của giới hàn lâm cũng như của toàn xã hội.

Hậu quả của những nhược điểm trên là mỗi năm Việt Nam có khoảng 150.000 sinh viên tốt nghiệp nhưng ước tính chỉ có 5-10% sinh viên giỏi nhất với trình độ tiếng Anh và khả năng giao tiếp cao tìm được việc làm với thu nhập tạm ổn định (khoảng 300 – 600 USD/tháng) từ các công ty nước ngoài, 90 – 95% số còn lại không có việc làm, hay có việc với thu nhập rất thấp (khoảng 150 USD/tháng).
Theo khảo sát về việc làm của sinh viên đã tốt nghiệp trong năm học 2009–2010 do Trung tâm Nghiên cứu chính sách – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, trong số 3000 người được hỏi, 26,2% cho biết họ vẫn thất nghiệp với đa số không thể tìm được việc làm.
Trong số những người có việc làm, 61% cho biết họ thiếu kỹ năng làm việc, 42% thiếu kinh nghiệm và 32% thiếu kiến thức chuyên môn.
Việc đào tạo ngành giáo dục sư phạm hiện nay diễn ra tràn lan, sinh viên với 9 điểm tương ứng với ba môn thi khoanh trắc nghiệm tùy ý và thêm điểm cộng vùng là có thể đỗ vào các trường cao đẳng sư phạm do đó sinh viên sư phạm có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất.

Hiện nay, nhà nước Việt Nam đang tích cực cải cách hệ thống giáo dục đại học bằng việc trao thêm quyền cho các trường đại học.
Điều 32 Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012 quy định “Cơ sở giáo dục đại học tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học.
Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ ở mức độ cao hơn phù hợp với năng lực, kết quả xếp hạng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.”.
Điều 36 luật này cũng quy định “Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, duyệt giáo trình giáo dục đại học để sử dụng làm tài liệu giảng dạy,
học tập trong cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học thành lập.”
, tuy nhiên “Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn giáo trình sử dụng chung các môn lý luận chính trị, quốc phòng – an ninh để làm tài liệu giảng dạy, học tập trong các cơ sở giáo dục đại học”.
Các lãnh đạo hàng đầu của Chính phủ Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ tự chủ đại học và yêu cầu thúc đẩy nhanh hơn nữa tiến trình này.

Tuy nhiên có ý kiến cho rằng các trường đại học Việt Nam chưa đủ năng lực và thiếu sự sẵn sàng cho việc tự chủ, các điều khoản trong Luật Giáo dục Đại học cho thấy quyền tự chủ của các trường đại học khó có thể trở thành hiện thực vì có quá nhiều điểm hoàn toàn trái
với tinh thần tự chủ đại học hoặc mơ hồ đến độ không thể thực thi.
Luật giáo dục đại học sửa đổi số 34/2018/QH14 được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 19/11/2018 định nghĩa “Quyền tự chủ là quyền của cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học.”.
Điều 32 của luật này quy định “Chính phủ quy định chi tiết về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học.”.
Trên thực tế, hiện nay, tự chủ đại học Việt Nam là tự chủ có điều kiện vì các trường đều phải báo cáo và xin phê duyệt của cơ quan quản lý cấp trên.

Trên thực tế, hiện nay, tự chủ đại học Việt Nam là tự chủ có điều kiện vì các trường đều phải báo cáo và xin phê duyệt của cơ quan quản lý cấp trên.
Các trường đại học công tại Việt Nam trên danh nghĩa được tự chủ nhưng phải phụ thuộc quá nhiều cơ quan quản lý như mở ngành đào tạo phải xin phép Bộ Giáo dục Đào tạo;
tăng giảm học phí phải xin phép Bộ Tài chính; xây dựng hạ tầng, mua sắm thiết bị và các hoạt động khác cũng phải thông qua các cơ quan quản lý khác nhau với quá nhiều văn bản, thủ tục hành chính; thậm chí nâng lương cho các giáo sư thì cũng cần Bộ Nội vụ duyệt, mặc dù Bộ Nội vụ chẳng biết người đó là ai.
Tự chủ đại học được quy định trong Luật Giáo dục Đại học Việt Nam cũng chỉ là tự chủ thủ tục trong đó trường đại học có thẩm quyền trong việc thực hiện các quyết định sẵn có nhưng không có quyền đưa ra quyết định của riêng mình, hoặc chỉ có quyền đưa ra các quyết định từng phần.
Sự tự chủ này khác với các trường đại học phương Tây được tự chủ thực chất trong đó trường đại học có thẩm quyền đầy đủ để đưa ra các quyết định để vận hành nhà trường hướng tới mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi đã được xác định.
Nhà nước chưa ban hành quy định cụ thể nào về quyền của các trường đại học trong việc xác lập quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của họ nhưng lại quy định các quyền tự chủ của đại học đều phải theo quy định nhà nước.
Trong suốt tiến trình thực thi tự chủ đại học, chưa thấy Bộ Giáo dục có một văn bản nào hướng dẫn các đại học thực hiện các quyền tự chủ mà chỉ thấy các văn bản duy trì cơ chế tập quyền, hạn chế quyền tự chủ của các đại học và buộc các trường phải thực hiện đúng quy định hiện hành.
Hội đồng trường là thiết chế vận hành một đại học tự chủ lại hữu danh vô thực, không có tiếng nói, không có quyền lực cũng như không có tài chính.
Đến giữa năm 2018 có 2/3 trong tổng số các trường công lập chưa thành lập hội đồng trường.

Những vấn đề khác
Các trường công lập đang gặp nhiều khó khăn về tài chính.
Hiện tại, chỉ có các trường tiểu học được Nhà nước trợ cấp đến 50% tổng học phí.
Tỷ lệ nhập học có thể cao, tuy nhiên chất lượng giáo dục tiểu học ở các vùng nghèo không đạt yêu cầu.
Hơn nữa, tỷ lệ bỏ học sau lớp Năm cũng cao, đặc biệt là ở vùng nông thôn và miền núi, vì hầu hết học sinh đều nghèo đói, không đủ tiền để học trung học hoặc đại học.
Nghỉ học thường xuyên cũng khiến lực học và kết quả học tập kém.
Đánh giá Nghiên cứu mức độ nghèo (PPA) cho thấy với nhiều hộ gia đình nghèo, lao động trẻ em được coi là có giá trị hơn việc đi học.
Đối với các gia đình nghèo, cơ hội và chi phí cho việc đưa con đến trường được xem là quá cao, và lợi ích lâu dài của giáo dục không thể so sánh với những thiệt hại kinh tế ngắn hạn.

Hiện nay, ngành giáo dục đang gặp phải một vấn đề rất đáng lo ngại là sự xuống cấp trong chất lượng của đội ngũ giáo viên.
Ngành sư phạm không được đầu tư và quan tâm đúng mức, đầu vào điểm chuẩn thấp,
việc làm của các sinh viên ngành sư phạm sau khi ra trường không ổn định, mức lương và đãi ngộ còn thấp trong khi áp lực công việc và cuộc sống lại quá cao,
dẫn đến tình trạng giáo viên không thực sự chuyên tâm vào nghiên cứu giảng dạy.
Rất nhiều giáo viên đã phải mở các lớp dạy thêm để kiếm thêm thu nhập, hoặc phải làm nghề tay trái khác.

Tại Việt Nam đang có quá nhiều trường đào tạo về kinh tế, tài chính, kế toán, ngân hàng.
nhưng rất ít trường về khoa học, công nghệ, kỹ thuật; quá nhiều trường đại học, cao đẳng kém chất lượng nhưng rất ít trường trung cấp kỹ thuật.
Cơ sở vật chất đào tạo còn nhiều hạn chế, cùng với cơ cấu đào tạo hiện nay dẫn tới tình trạng thiếu rất nhiều công nhân lành nghề,
cán bộ kỹ thuật trung cấp giỏi nhưng lại thừa nhiều kỹ sư,
cán bộ quản lý năng lực kém.
Ngày càng có nhiều người năng lực giỏi,
chuyên môn tốt đi ra nước ngoài (đặc biệt các nước phát triển) tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp nhằm phát huy hết khả năng của mình đang khiến tình trạng chảy máu chất xám tại Việt Nam có chiều hướng gia tăng đáng lo ngại,
ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh tế đất nước.
Do đó, nền giáo dục hiện nay không đủ sức đáp ứng nhu cầu nhân lực để phát triển nền công nghiệp Việt Nam.

現在の問題
一般教育
ベトナムの一般教育プログラムは、道徳、人間のスタイル、コミュニケーション、創造性の向上に重点を置くのではなく、多くの一般的な知識を吸収することに重点を置いています。
一般教育はベトナムの儒教教育の道徳的強調を継承していませんが、この教育の独断的で抜粋を継承しています。
授業時間のほとんどは教育に費やされていますが、教育は教師から学生への知識の伝達としてのみ理解されており、学生の思考の発達に焦点を当てていません。
高校生は理論を学ぶのに時間がかかりすぎて、遊んだり、リラックスしたり(精神的健康)、運動したり(身体的健康)、スキルを磨く時間がありません。
積極的、自信、独立して考える能力、学び、探求する能力などの他の重要な要素もありません。
教育活動では、教師は積極的であります、学生は受動的です。
教育プログラムは、ベトナムを高レベルに訓練するという野心を持っていますが、知識を吸収して保持する学生の能力と、教師の限られた時間でコミュニケーションする能力を考慮していません。
教師には率先して指導する権限がないため、生徒の学習レベルや地域の事情、体調に合わせた内容や指導方法を調整することはできません。

公立学校制度における主な指導方法は、教師からの一方的な伝達であり、これは恣意的です。
学生はしばしば絶対的な受け身で、教師や教科書から直接かつ受動的に知識を吸収します。
学生は、自習、独立して考える、話し合い、考察したり、何が適切かを発見する機会がありません。
この教授法は、学生が学習に取り組み、問題を深く理解する上で常に適切な思考と創造性を欠いている中世教育の現れです。
学校環境は、学生の自主性のためのグループ活動が不足しているため、コミュニケーションとリーダーシップを促進していません。

教師の給料は低く、生活するのに十分ではないので、教師は生計を立てるために他の仕事をしなければならず、心をこめて職業に従事していません。
低賃金は教育部門を良い人々を引き付けず否定されています。
Hoang Tuy(数学者)はこれについてコメントしました。
世界では珍しい場所、私たちの国では、教師が不当に扱われているにもかかわらず、数十年このようにまだ職業に専念していることはまれです。
私は業界の悪く深い苦痛を知らないということではありません。
しかし、私はまだ数が少ないと思います。すべての教師の非常に困難な社会的および労働条件について、
他の国ではそのような状況下では、教育状況はもっと悲劇的なものになるはずだと思っています。
私たちのような教師のための方針がありますが、このような教育は本当に偉業です。
30年以上の経験は、教育を破壊するほとんどすべての根源は、多かれ少なかれ無視される傾向にある。
教師が環境の中で生計を立てるために身を守ることを奨励していることを示しています。彼らに心をこめて仕事をすることを要求する。

教育と学習のプログラムは柔軟性に欠けています。なぜなら、家族の状況や地域の違いについて、各個人の心理生理学的発達の違いや年齢の違いを考慮せずに、すべての学生が同時に同じプログラムを勉強するからです。詰め込みのある教育と学習の方法により、学生はすぐに知識を忘れてしまいます。学生は自習したり、自分の心を使って世界を知覚したりすることは奨励されていません。
一方、イマヌエル・カントは悟りを「他人の指示を必要とせずに自分の心を独立して使う能力と定義しています。

中高生は通常、1日9回まで追加の受講ができます。
これらの授業は今後のテストや試験に関連しているため、親は子供を広範な授業に登録します(クラムスクール(学習塾)と混同しない)。
2020年までの公立教師の平均月収は150米ドルから500米ドルと推定されているため、
民間の教育機関で残業したり、これらの授業で教えたりすることは教師の収入をさらに増やします。
これらの技業に参加しない生徒は多くの困難に直面する。テストや試験に含まれる資料や知識が通常これらの授業の中にのみ提供されて教えられるためです。

高校卒業後の外国語の使い方はかなり貧弱で、文法のみに焦点を当てた受動的な指導です。
外国人と仕事やコミュニケーションをする上で最も重要なスキルである、聞くことと話すことはほとんど欠けています。
「長年にわたる国の外国語プロジェクトは、依然として英語の訓練に焦点を合わせている」という意見があります。
実践的なスキルはなく、単に演習を解くだけの語彙、文法、読解力の筆記試験だけです。
2020年の高校卒業試験では、全国の英語の平均スコアは4.58、ほとんどの人のスコアは3.4、平均以下の候補者の数は68.74%です。
6都市と63の省は、5を超える平均外国語スコアを達成しています。

ベトナムでは毎年100万人以上の高校生が大学や大学の入学試験に参加しており、約15%の人が大学生になっています。
大学に入学しない学生は新しい人生の始まりで専門的な専門知識、働き方、コミュニケーションスキルが非常に劣ります。

大学教育

入学スコア、学校教育3ポイント/科目の情報。

2013年のベトナム共産党中央会議の決議によると、教育、特に高等教育と職業教育の質と効率は依然として必要とされているよりも低い。
高等教育システム全体は、時代遅れのカリキュラム、教員中心の教育と学習方法、教育と研究活動の間の結束の欠如など、多くの問題に直面しています。
および理論的トレーニングと実践的トレーニングの大きな違い。
その結果、卒業しても技能が不足しているために仕事を見つけることができない学生がたくさんいます。
ベトナムの学生は、多くのことを教えられているにもかかわらず、知識が不足しています。
実際、学習の主な目的は試験に合格することだからです。
学生は知識よりも学位を重視します。しかしベトナムの大学からの学位と証明書は世界中で認められていません。

Hoài Thanh(著作家) はかつてコメントしました
「私と人々は今でも彼らの勤勉な学習は知られていまが、実際に彼らは収益性と親孝行です。
研究が私たちに利益と名声がなくても、それを気にする人さえほとんどいませんでした。
今日まで、学校を卒業した100人のうち、3-5人しか学習に興味がありません。
謎に満ちた宇宙の真っ只中で、私の体は通りすがりの人のようで、見えないところに目がくらんでいました。
私のとても弱い、責任がない、劣っている精神。

今までのところ、ベトナム人は名声ではなく、知識のために学ぶという精神を持っていないと言えます。
これは、高等教育を含むベトナムの学界の発展に大きく影響します。
また、ベトナム人は学問的伝統が強くないが、約一世紀の間、中国から西洋へと変わったばかり。
国語を用いた全国研究は、1945年から現在に至るまで公式の地位を占めているに過ぎない。
戦争の状況と長い間世界との相互作用が少ない状況では、現代の高等教育は他の国より劣っています。
Hoài Thanhは、学術的伝統とベトナムの西洋究からの移行についてコメントしました。
私たちが一般化された抽象的な心、思考の発明の基本的な条件を欠いているからです。
西洋人は、4冊の本と5つの経典しか知らなかったのに非常に驚いていましたが、
今日、現代科学の非常に新しく非常に急進的な理論を信じています。
彼らは、学術的思考が私たちの精神的な基盤ではないことを知りません。
国民生活に役立つ考えは何でも従いますが、状況が変わって生活に害を及ぼすとしたら、後悔することなく簡単に撤退します。
ベトナムが他の国々、先進国は言うまでもなく、と同等の学歴を持つには、さらに何年もかかるでしょう。

ベトナムにはまだ学問の自由がないので、まだ本当の大学ではありません。
ベトナムの大学は、高度に政治化または行政された学術環境では真実を知ることが不可能であるため、他の東南アジアの大学と比較しても時代遅れです。
科学的基準に基づいていない、偏った研究予算が割り当てられている場合、
または講師や研究者が非正統な見解を述べているために簡単に解雇、拒否される可能性がある。
ベトナム社会は少しだけしか学問の自由を重視していません。
現在、大学に行く主な目的は、仕事を見つけるための学位を取得することです。
大学の講師は、仕事を続けて昇進する方法にのみ関心があるので、学問的な自由はまだ必要ありません。
私立大学の場合、学問の自由ではなく、利益の最大化が第一の目標になります。
現在の大学のトレーニングプログラムはまだ制約があります。
政治的訓練の必須要件、および新しい分野を開くためのフレームワークの申請は複雑です。
大学はプログラムやインターンシップを決定する自由がほとんどありません。

限られた財源で学問的自由の必要性を制限されています。
大学は研究よりも収入を向上させるために学生を引き付けることに関心があるため、学問自由の必要性を過小評価しています。
一方で、革新するのではなく、従うことを目的としています。
限られた財源で、ベトナムの大学が最高の講師や大学の管理者を採用することは困難です。
才能の欠如は、大学の活力を阻害し、ベトナムの大学の学問的自由を追求する必要性と能力を制限します。
最後に、残念ながらベトナムには本当の学術や学界はありません。結果として関係組織の欠如です。
学問的自由を必要とするやる気を起こすことは、学界の自己認識と自己修正能力で社会全体の利益として学問が使用されることを保障します。

ベトナムの大学における学問的自由には、科学的な研究と議論から結果の公表と意見発言について制限があります。
これらの制限は主に、大学への国家の政治化と過度の介入が原因です。
その結果、高等教育機関の自律性が欠如し、学界だけでなく社会全体の学問的自由感が徐々に失われていきます。

上記のような結果でベトナムには毎年約15万人の学生がいますが、英語力と高いコミュニケーション能力を備えた学生5〜10%だけが収入のある仕事を見つけていると推定されています。
外国企業からの一時的な安定収入(約300-600米ドル/月)、残りの90-95%は仕事がないか、非常に低所得(約150米ドル/月)の仕事があります。
政策研究センター(ハノイ国立大学社会科学人文大学)による2009〜2010年度の大学院雇用調査によると、3,000人の回答者のうち26.2%はまだ失業中であり、大多数は仕事を見つけることができないと述べた。
雇用されている人々のうち、61%は仕事のスキルが不足しており、42%は経験が不足しており、32%は専門的な知識が不足していると述べています。
現在、教育業界が横行しており、3つのオプションの複数選択試験に対応する9ポイントを持ち、
地域プラスポイントを追加した学生は、教育大学に合格することができます。失業率が最も高いのは教師です。

現在、ベトナム政府は大学に権限を与えることにより、高等教育システムを積極的に改革しています。
2012年6月18日に国会で可決された高等教育法第08/2012 / QH13第32条、
「高等教育機関は、主に組織と人事の分野での活動に自主性を持っている。財政と財産、訓練、科学と技術、国際協力、高等教育の質の保証。
高等教育機関は、結果評価と教育の質の結果に応じて、より高いレベルで自律性を行使します。
この法律の第36条はまた、
「高等教育機関の校長は、教材として使用するための高等教育教科書の編集、選択および承認して、
設置した教科書評価評議会の評価に基づいて専門知識を学習する」
しかし、「文部科学省は、政治理論、防衛、高等教育機関における教材の安全性を一般的に使用するための教科書の編集を組織している」。
各ベトナム政府のリーダーは、大学の自治への支持を表明し、改革推進のスピードアップを求めました。

しかし、ベトナムの大学は能力が不十分で意欲がないという意見もあり、高等教育法の規定は大学の自治が難しいことを示しています。
大学の自主性の精神に完全に反する点や、曖昧すぎて実行できない点が多すぎる。
2018年11月19日にベトナム国会で可決された改正高等教育法第34/2018 / QH14は、
「自律性は、高等教育機関が独自の目標を定義し、方法を選択する権利。
法律に基づいて専門的、学術的、組織的、人的、財政的、資産およびその他の活動に責任を負います」
この法律の第32条は、「政府は高等教育機関の自律性と説明責任を詳述している」と述べています。
実際、現在、ベトナムの大学の自治は、すべての学校が上級管理機関に報告し、承認を求める必要がある条件付きです。

ベトナムの公立大学は名目上自由的ですが、文科省に許可を求めるために支部を開設するなど、あまりにも多くの当局に依存しなければなりません。
授業料の増減は、財務省の許可を申請する必要があります。インフラストラクチャの構築、機器の調達、およびその他の活動も、さまざまな管理機関を経由する必要があります。
内務省はその人が誰であるかを知らないのに、教授の給与を上げることも内務省の承認を必要とします。
ベトナム高等教育法で定義されている自治は、大学が既存の決定を下す権限を持っているが、独自の決定を下す権利を持っていない、または部分的な決定のみがあります。
この自律性は、大学がその目標、使命、ビジョンに向けて学校を運営する決定を下す完全な権限を持っているという点で、実質的に自律的な西洋の大学とは異なります。
国は、大学の自主性と自己責任を確立する権利に関する特定の規則を発行していませんが、大学の自治は国の規則に従わなければならないと規定しています。
大学の自治の実施中、文部省は大学に自治を行使するように指示する文書を見たことがなく、自治を制限する集中化されたメカニズムを維持する文書だけを確認できます。
大学のそしてそれらに現在の規則に従うことを強制しています。
学校評議会は、名目、名声、権力、財政のない大学の自治を運営する機関です。
2018年半ばまでに、公立学校の総数の2/3はまだ学校評議会を設立していません。

その他の問題
公立学校は多くの財政難に直面しています。
現在、小学校のみが総授業料の50%まで助成を受けています。
入学率は高いかもしれませんが、貧しい地域での初等教育の質は満足のいくものではありません。
さらに、5年生以降の脱落率も高く、特に農村部や山岳地帯では、ほとんどの学生が貧しく、高校や大学へ行く余裕がないためです。
定期的に学校を休むことも、学業成績と成績の低下を引き起こします。
貧困レベル調査(PPA)は、多くの貧しい家庭にとって、児童労働は学校に行くよりも価値があると考えられていることを示しています。
貧しい家庭にとって、子供を学校に通わせる機会と費用は高すぎると考えられている。
しかし教育の長期的な利益は短期的な経済的損失と比較することはできません。

現在、教育部門は、教職員の質の低下という非常に懸念される問題に直面しています。
教育は投資と注意力が不足しており、入れ込みは低い。
卒業後の教育学生の仕事は安定しておらず、仕事と生活の圧力が高すぎる一方で、給与と報酬は低い。
教師が研究してを教えることにあまり集中していない状況。
多くの教師は、追加の収入を得るために学習塾クラスを開くか、副業で他の労働者として働かなければなりません。

ベトナムには、経済、金融、会計、銀行の訓練学校がとても多いです。
しかし、科学、技術、工学を学んでいる学校はほとんどありません。
質の悪い大学が多いですが、技術的な中等学校はほとんどありません。
現在の訓練体制に加えて、施設はまだ限られており、多くの熟練労働者が不足しています。
中級の技術スタッフは優秀ですが、エンジニアが多すぎます。管理能力が不足しています。
才能があり有能な人々、優れた専門知識人は海外(特に先進国)に行き、彼らの能力を最大限に発揮するためのキャリアの機会を探しているため、
ベトナムの頭脳が流出増加する傾向があり心配です。国民経済に深刻な影響を及ぼします。
したがって、現在の教育は、ベトナムで産業を発展させる要求を満たすのに十分ではありません。

コメント