教育改革

Cải cách giáo dục
Nền giáo dục Việt Nam kém chất lượng và không có hướng đi rõ ràng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam thừa nhận nền giáo dục Việt Nam tồn tại những yếu kém như chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội;
chương trình giáo dục còn coi nhẹ thực hành, ứng dụng kiến thức;
phương pháp giáo dục, kiểm tra, thi cử và đánh giá lạc hậu, thiếu thực chất;
thiếu gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động;
chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kĩ năng làm việc;
hệ thống giáo dục thiếu tính liên thông giữa các trình độ đào tạo và các phương thức giáo dục, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế;
quản lí giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém, nhiều hiện tượng tiêu cực kéo dài trong giáo dục;
chất lượng, số lượng và cơ cấu đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục còn nhiều hạn chế;
một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp;
đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả;
chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp;
cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
Đây cũng là nhận định của Đảng Cộng sản Việt Nam về nền giáo dục Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng nguyên nhân của những yếu kém vừa kể do việc thể chế hóa các quan điểm,
chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo còn chậm và lúng túng.
Việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chương trình phát triển giáo dục-đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Mục tiêu giáo dục toàn diện chưa được hiểu và thực hiện đúng.
Bệnh hình thức, hư danh, chạy theo bằng cấp.
chậm được khắc phục, có mặt nghiêm trọng hơn.
Tư duy bao cấp còn nặng, làm hạn chế khả năng huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, đào tạo.
Việc phân định giữa quản lý nhà nước với hoạt động quản trị trong các cơ sở giáo dục, đào tạo chưa rõ.
Công tác quản lý chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng đúng mức.
Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và gia đình chưa chặt chẽ.
Nguồn lực quốc gia và khả năng của phần đông gia đình đầu tư cho giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu.

Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho rằng, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện;
đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục, đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.
Đổi mới để tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của xã hội, nhu cầu học tập của nhân dân.
Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học, các giải pháp đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.
Đổi mới căn bản và toàn diện không có nghĩa là làm lại tất cả, từ đầu mà cần vừa kế thừa, củng cố, phát huy các thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới, vừa kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc; đổi mới có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình phù hợp với thực tế đất nước, địa phương.
Những hạn chế, thách thức của giáo dục phải được nhận thức sâu sắc, có giải pháp hữu hiệu và lộ trình khắc phục, vượt qua để đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới.

Hoàng Tụy nhận xét về cải cách giáo dục ở Việt Nam “Giáo dục là một hệ thống phức tạp, theo nghĩa khoa học của từ này, cần phải được tiếp cận và vận hành như một hệ thống phức tạp mới có hy vọng tránh khỏi sai lầm, thất bại.
Lãnh đạo, quản lý giáo dục mà thiếu tư duy hệ thống, thiếu một tầm nhìn chiến lược bao quát thì chỉ có sa vào sự vụ, nay thế này mai thế khác, “đổi mới” liên miên nhưng vụn vặt, chắp vá, không nhất quán, rốt cục tiêu tốn nhiều công sức tiền của mà kết quả chỉ làm rối thêm một hệ thống vốn đã què quặt, thiếu sinh khí, thường xuyên trục trặc. Trong một thế giới biến chuyển cực kỳ mau lẹ, chỉ chậm một vài năm đã có thể gây thiệt hại đáng kể, huống chi mấy thập kỷ liền hầu như giẫm chân tại chỗ và loay hoay với những vấn nạn nhức nhối kéo dài hết năm này qua năm khác.
Không đâu cần bốn chữ cần kiệm liêm chính hơn lĩnh vực giáo dục.
Cũng không đâu cần tư duy phê phán, cần tự do, sáng tạo hơn ở đây.
Một nền học thuật đã thiếu vắng các đạo đức và đức tính cơ bản ấy tất nhiên sớm muộn cũng biến chất và lâm vào bế tắc.
Khi ấy những điều chỉnh cục bộ theo kiểu đổi mới từng việc vụn vặt như vừa qua không những không có tác dụng mà còn làm kéo dài thêm tình trạng trì trệ.
Lúc này lối ra duy nhất cho giáo dục là cải tạo cấu trúc, xây dựng lại từ gốc, thay đổi cả thiết kế hệ thống.
Chỉ có như thế mới mong cứu giáo dục thoát ra khỏi khủng hoảng triền miên.”.

Ngành giáo dục cần phải cơ cấu lại hệ thống các trường công lập,
sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên;
giảm biên chế thừa; cho nghỉ việc những người năng lực yếu kém,. Làm được việc này năng suất lao động sẽ tăng,lương nhà giáo sẽ tăng, cuộc sống nhà giáo sẽ ổn định bền vững.
Một đề xuất được đưa ra đó là:
“Nên bỏ “biên chế” như hiện nay đối với cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên công lập.
Tất cả đều thực hiện chế độ “Hợp đồng lao động” có thời hạn, nhằm bảo đảm cơ chế cạnh tranh,
khắc phục tình trạng “không có vào, có ra” tâm lý “viên chức suốt đời” trong đội ngũ viên chức, tạo động lực để viên chức đã được tuyển dụng liên tục phấn đấu nâng cao trình độ,
hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ”.

教育改革
ベトナムの教育は質が低く、明確な方向性はありません。
ベトナム文科省は、ベトナムの教育には、社会経済開発の条件と比較して教育の質が低いなどの欠点があることを認めています。
教育プログラムはまた、知識の実践と適用を軽く見ています。
時代遅れで、教育、試験、試験、評価の内容と方法が不足している。
訓練と科学的研究、産業と労働市場の間の関連性の欠如。
道徳、ライフスタイル、作業技術の教育に十分な注意を払っていない。
教育システムは、国内開発と方向性が、まだ教育方針に適合していない。
教育と訓練の管理にはまだ多くの弱点があり、教育には多くの長期にわたるマイナス現象があります。
教師と教育管理者の派遣団の質、量、構造はまだ制限があります。
一部は、教育の刷新と発展要件に追いついていない。
熱意が足りない、教育業界が倫理に違反している。
教育と訓練への投資は効果的ではありません。
教育と訓練のための政策と財政的メカニズムは適切ではありません。
特に遠隔地や孤立した地域では、技術施設がまだ不足していて時代遅れです。
これは、ベトナムの教育に関するベトナム共産党の声明でもあります。

ベトナム共産党は、これらの弱点の原因は制度であると信じています。
教育と訓練の開発に関する党と国の政策は遅く、混乱を招きます。
教育訓練開発戦略、計画、プログラムの策定と実施は、社会の要求を満たしていません。
包括的な教育目標が理解されておらず、適切に実施されていません。
病の形態、評判、名目によって運営されています。修正が遅く、より深刻です。
助成金の考え方は依然として重く、教育や訓練に投資するために社会的資源を動員する力を制限しています。
教育機関および訓練機関における国の管理と統治の区別は明確ではありません。
品質管理、検査、検査、監督は適切に考慮されていません。
国の機関、社会組織、家族の間の調整はまだ緊密ではありません。
国の資源と大多数の家族が教育に投資はする力は要求より低い。

ベトナム文科省は、次のように述べています。
教育と訓練の基本的かつ包括的な革新は、イデオロギーを目標、内容、方法、計画方針に導くという観点から、大きく、中核的で、緊急の問題を革新することです。
品質保証する;
党のリーダーシップ、国家の管理から教育および訓練機関の統治、家族、地域社会および学習者自身の参加。
あらゆるレベルの研究と分野における革新。
教育の質と効率に大きな変化をもたらすために革新し、社会と人々の学習ニーズをよりよく満たすため。
刷新は、体系的で長期的なビジョンを確保する必要があります。
これは、各タイプのオブジェクトと教育レベルに適しており、
同期的、実現可能、集中、重要度、適合、道筋のです。
根本的で包括的なイノベーションは、再び繰り返しを意味するものではありません。
最初から、継承、統合、成果の促進、新しい要素の開発の両方が必要です。
知覚認識したことを断固として修正しながら、世界の経験を選択的に吸収すること。
刷新には、国と地域の現実に適した焦点、鍵となるもの、ロードマップがあります。
教育の限界と課題を深く認識し、効果的な解決策と、教育のキャリアを新たな高みに引き上げるために克服および克服するためのロードマップを用意する必要があります。

Hoàng Tụy(数学者)は、ベトナムの教育改革について次のようにコメントしています。
「教育は複雑なシステムです。この言葉の科学的な意味は、間違いや失敗を回避するには、複雑な操作運用する必要があります。
包括的な考え方のないリーダーシップと教育管理、幅広い戦略的ビジョンの欠如は、次々と問題を起こす。
「刷新」小さな問題点がある。一貫性がない。多くのお金を消費して機能不全となる結果になりました。
活気がなく、不完全なシステムで台無しになりました。
非常に急速に変化する世界では、数年遅れるとかなりの損害が発生する可能性があります。
数十年の間毎年痛みが続きます。
教育よりも誠実さを保つために4つの言葉「必要、経済的、誠実、正義」がありません。(ホーチミン4つの言葉)
批判的な思考、自由、創造性もありません。
これらの基本的な美徳と美徳を欠いている学歴は、もちろん遅かれ早かれ腐敗し、行き詰まりです。
過去の小さいものをひとつひとつ革新の調整は、効果がないだけでなく、停滞を長引かせます。
この時点で教育改革の唯一の方法は、構造を刷新し、ゼロから再構築し、システム設計を変更することです。
そうして初めて、慢性的な危機から教育を救うことができます」

教育部門は公立学校のシステムを再構築する必要があり、管理者と教師達を再編成する。
過剰な人員を削減します。能力の弱い人は休業。これにより、労働生産性が向上し、教師の給与が増加し、教師の生活が安定して持続可能になります。
提案のひとつは次のとおりです。
「現在の「給与」は、教育管理者と公立教師のために削除する必要があります。
それらのすべては、競争メカニズムを確保するために、期間付きの「労働契約」の体制を実施し、公務員の「生涯公務員」と「出戻りしない」精神を克服し、採用された教員が継続的に資格の向上に努める。十分に充実した機能と義務を動機づけ」。

コメント