b)結婚と家族の平等な内容

b ) Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình bao gồm : bình đẳng giữa vợ và chồng ; bình đẳng giữa cha mẹ và con ; bình đẳng giữa ông bà và cháu ; bình đẳng giữa anh, chị, em.

* Bình đẳng giữa vợ và chồng

Luật Hôn nhân và gia đình nước ta quy định “vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”. Điều này được thể hiện trong quan hệ nhân thân và trong quan hệ tài sản.

Trong quan hệ nhân thân : Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú ; tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau ; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau ; giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp ; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

Tình trạng bạo lực trong gia đình mà nạn nhân thường là phụ nữ và trẻ em là vấn đề đang được quan tâm ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo em, đây có phải là biểu hiện của bất bình đẳng không ? Vì sao ?

Trong quan hệ tài sản : Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Những tài sản chung của vợ, chồng mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ và chồng.
Việc mua, bán, đổi, cho, vay, mượn và những giao dịch dân sự khác liện quan đến tài sản chung, có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được bàn bạc, thoả thuận giữa vợ và chồng.

Người chồng do quan niệm vợ mình không đi làm, chỉ ở nhà làm công việc nội trợ, không thể quyết định được việc lớn, nên khi bán xe ô tô (tài sản chung của vợ và chồng đang sử dụng vào việc kinh doanh của gia đình) đã không bàn bạc với vợ. Người vợ phản đối, không đổng ý bán. Theo em, người vợ có quyền đó không ? Vì sao ?
Ngoài ra, pháp luật còn thừa nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng và có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình (đó là tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn hoặc được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân).
Pháp luật nước ta quy định quyền bình đẳng trong hôn nhân tạo cơ sở để vợ, chồng củng cố tình yêu, đảm bảo được sự bền vững của hạnh phúc gia đình ; thể hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình nước ta vừa phát huy truyền thống của dân tộc về tình nghĩa vợ chồng, vừa khắc phục được tư tưởng phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ.
Bình đẳng giữa cha mẹ và con
Cha mẹ (kể cả bố dượng, mẹ kế) có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con : cùng nhau thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con ; tôn trọng ý kiến của con ; chăm lo việc học tập và phát triển lành mạnh của con cả về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con (kể cả con nuôi) ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên ; không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Trong thực tế, em đã nghe kể hoặc thấy trường hợp nào cha mẹ ngược đãi hoặc xúi giục, ép buộc, con làm việc trái đạo đức, trái pháp luật chưa ? Nếu rơi vào hoàn cảnh đó, theo em phải làm gì ?
Con trai, con gái được chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Con không được có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.

Bình đẳng giữa ông bà và cháu

Bình đẳng giữa ông bà và cháu được thể hiện qua nghĩa vụ và quyền giữa ông bà nội, ông bà ngoại và các cháu. Đó là mối quan hệ hai chiều : ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho các cháu ; cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại.

Bình đẳng giữa anh, chị, em

Quyền bình đẳng này được thực hiện trên cơ sở mọi người đều có quyền và nghĩa vụ với nhau với tư cách là các thành viên trong gia đình.

Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau ; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Tóm lại, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được thực hiện ở việc đối xử công bằng, dân chủ và tôn trọng lẫn nhau. Pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định, các thành viên cùng sống chung trong gia đình đều có nghĩa vụ quan tâm, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình, đóng góp công sức, tiền và tài sản khác để duy trì đời sống chung phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của mình. Các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

b)結婚と家族の平等な内容

結婚と家族の平等の内容は次のとおりです。夫と妻の平等。親と子の平等;祖父母と孫の間の平等;兄弟、姉妹間の平等。

*夫と妻の間の平等

私たちの国の結婚と家族に関する法律は、「夫と妻は互いに平等であり、家族のあらゆる面で平等な義務と権利を持っている」と規定しています。これは、個人的な関係と財産の関係に反映されます。

個人的な関係において:夫と妻は居住地を選択する際に平等な権利と義務を持っています。
互いの名誉、尊厳、名声を尊重し、維持します。
信教と宗教の自由に対する互いの権利を尊重します。助け合い、あらゆる面でお互いが発展するための条件を作ります。
夫と妻は、適切な家族計画の手段を選択して使用することについて話し合い、決定することにおいて平等です。
法律に従って病気の子供たちの世話をするために休暇を利用してください。

被害者が女性や子供であることが多い家庭内暴力は、ベトナムを含む多くの国で懸念されています。
あなたの意見では、これは不平等の現れですか?それはなぜ ?

財産関係において:夫と妻は、所有、使用、処分する権利に反映されている、共有財産の所有権において平等な権利と義務を持っています。法律で所有権の登録が義務付けられている夫婦の共有財産については、夫婦の名前を所有権証明書に記録する必要があります。
共有財産に関連する、大きな価値がある、または家族の唯一の生命の源である、購入、販売、交換、贈与、借用、借用、およびその他の民事取引では、事業投資のための共有財産の使用について、夫の間で話し合い、合意する必要がありますと妻。

夫は妻が働いておらず、家事をするために家にいるだけで、大きなことを決めることができないと考えているので、
車を売ることを(夫と妻の共有財産は彼らのビジネスに使われています)、家族はしませんでした。
彼の妻と話し合う。妻は反対し、売ることに同意しませんでした。
あなたは妻がその権利を持っていると思いますか?それはなぜ ?

さらに、法律はまた、夫と妻が自分の財産を所有する権利を持ち、
自分の財産(つまり、各人が結婚前に所有しているか、自分の財産を継承している財産)を所有、使用、および処分する権利を持っていることを認めています。(それは結婚中も別々に与えられます)。
私たちの国の法律は、結婚における平等な権利を規定しており、夫と妻が彼らの愛を強化し、家族の幸福の持続可能性を確保するための基盤を作ります。
夫婦愛の伝統を促進し、男性を尊重し、女性を軽蔑する後方封建的イデオロギーを克服しながら、私たちの国の結婚と家族に関する法律を示します。

親と子の平等
親(継父と継母を含む)は、子供に対して平等な権利と義務を持っています。
子供たちの正当な権利と利益を一緒に愛し、育み、世話をし、保護します。子供の意見を尊重します。
身体的、知的、道徳的に子供たちの健康的な学習と発達の世話をします。
親は、子供(養子を含む)を差別したり、虐待したり、拷問したり、侮辱したりしてはなりません。
未成年の子供の労働力を乱用してはなりません;法律や社会的道徳に反することを子供たちに扇動したり強制したりしないでください。
実際、親が子供を虐待したり、扇動したり、子供に非倫理的または違法な活動を強要したりした事例を聞いたり見たりしたことがありますか?
あなたがそのような状況にあるなら、あなたはあなたが何をすべきだと思いますか?
男の子と女の子は、学び、働き、遊び、楽しませ、成長するための平等な条件で、平等に世話をされ、教育され、創造されています。
子供には、両親を愛し、尊重し、世話をし、育てる義務があります。
子供は両親を虐待したり、拷問したり、怒らせたりしてはなりません。

祖父母と孫の間の平等

祖父母と孫の間の平等は、父方の祖父母、母方の祖父母と孫の間の義務と権利を通して示されます。
それは双方向の関係です。
父方の祖父母、母方の祖父母には、孫の世話をし、世話をし、教育し、模範的な生活を送り、孫のために良い模範を示す義務と権利があります。
孫には、父方の祖父母と母方の祖父母を尊重し、世話をし、世話をする義務があります。

兄弟、姉妹、兄弟の間の平等

この平等な権利は、家族の一員として誰もがお互いに対して権利と義務を持っていることに基づいて行使されます。

兄弟、姉妹、兄弟には、お互いを愛し、世話をし、助け合う義務があります。
親がいない場合、または親が子供の世話、育児、世話、教育を行うことができない場合に備えて、お互いを世話し、育てる義務と権利があります。

要するに、家族間の関係は、公正な扱い、民主主義、相互尊重に基づいています。
結婚と家族に関する法律は、彼らの実際の収入と能力に応じて家族の中で一緒に暮らすすべてのメンバーが、互いに世話する。
助け合い、家族の共通の生活を一緒に世話する、お金、資源など、共通の生活を維持するための資産を貢献する努力義務があると規定しています。

家族はお互いの世話と助けを楽しみ、一緒にベトナムの家族の素晴らしい伝統を守り、促進する権利を持っています。

コメント