4.社会生活における法の役割

4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

Trong đời sống xã hội, vai trò của pháp luật được xem xét từ hai góc độ : Nhà nước và Công dân.

a) Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội

Để quản lí xã hội, cùng với các phương tiện khác, nhà nước sử dụng pháp luật như một phương tiện hữu hiệu nhất mà không một phương tiện nào có thể thay thế được. Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được.

Vì sao nhà nước phải quản lí xã hội bằng pháp luật ?

Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật bên cạnh những phương tiện khác như kế hoạch, tổ chức, giáo dục… Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình.

Quản lí bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất, vì :

— Pháp luật là các khuôn mẫu có tính phổ biến và bắt buộc chung nên quản lí bằng pháp luật sẽ đảm bảo dân chủ, công bằng, phù hợp với lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau, tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện pháp luật.

— Pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước nên hiệu lực thi hành cao.

Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật như thế nào ?

Quản lí xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội. Muốn người dân thực hiện đúng pháp luật thì phải làm cho dân biết pháp luật, biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Do đó, nhà nước phải cồng bố công khai, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, tiến hành nhiều biện pháp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện báo, đài, truyền hình ; đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xây dựng tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, ở các cơ quan, trường học… để “dân biết” và “dân làm” theo pháp luật.

b) Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình

Ở nước ta, các quyền con người về chính trị, kinh tế, dân sự, văn hoá và xã hội được tôn trọng, được thể hiện ở các quyền công dân, được quy định trong Hiến pháp và luật.

Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ; các luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, thuế, đất đai, giáo dục,… cụ thể hoá nội dung, cách thức thực hiện các quyền của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể.

Như vậy, thông qua các quy định trong các luật và văn bản dưới luật, pháp luật xác lập quyền của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Căn cứ vào các quy định này, công dân thực hiện quyền của mình.

Ví dụ : Hiến pháp và Luật Doanh nghiệp quy định quyền tự do kinh doanh của công dân. Trên cơ sở các quy định này, công dân có thể thực hiện quyền kinh doanh phù hợp với khả năng và điều kiện của mình.

Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua các luật về hành chính, hình sự, tố tụng, trong đó quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật ‘xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Như vậy, pháp luật không những quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định rõ cách thức để công dân thực hiện các quyền đó cũng như trình tự, thủ tục pháp lí để công dân yêu cầu Nhà nước bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Luật Thương mại quy định nội dung, cách thức thực hiện quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại ; quy định các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại (thương lượng, hoà giải, giải quyết tại trọng tài hoặc Toà án) và quy định chung về các hình thức xử lí vi phạm pháp luật thương mại.

4.社会生活における法の役割

社会生活において、法の役割は、国家と市民という2つの角度から考えられています。

a)法律は、国家が社会を管理するための手段です。

社会を管理するために、他の手段とともに、国家は他の手段に取って代わることができない最も効果的な手段として法律を使用します。
法律がなければ、社会は秩序と安定がなく、存在し発展することができません。

なぜ国家は法律によって社会を管理しなければならないのですか?

すべての国家は、計画、組織、教育などの他の手段に加えて、主に法律によって社会を管理しています。法律のおかげで、国家はその権力を促進し、地域を管理することができます。

法律による管理は、次の理由から、最も民主的で効果的な管理方法です。

—法律は普遍的で強制的な形態であるため、法律による管理は民主主義、公平性を確保し、さまざまな階級や社会階級の共通の利益に沿って、法律の実施について社会規範を生み出します。

—全国で統一された方法で社会的関係を規制するために国家によって公布され、国家の権力によって保証されている法律は、施行が高いです。

国家は法律によってどのように社会を管理していますか?

法律によって社会を管理するということは、国家が法律を公布し、社会全体の規模で法律の実施を組織し、法律を各個人および社会全体の生活にもたらすことを意味します。人々が法律を適切に遵守するためには、人々に法律を認識させ、彼らの権利と義務を知ってもらう必要があります。したがって、国は、法律文書を公的かつ迅速に公表し、新聞、ラジオ、テレビを通じて法律を通知し、広め、教育するための多くの措置を講じる必要があります。
法学教育を学校に持ち込み、地域、町、機関、学校に法律の本棚を作ります…法律に従って「人々が知っている」そして「人々がする」ようになります。

b)法律は、市民が合法的な権利と利益を行使し保護するための手段です。

私たちの国では、憲法や法律に規定されているように、政治、経済、市民、文化、社会における人権が尊重され、市民の権利に反映されています。

憲法は、市民の基本的な権利と義務を規定しています。
民事、結婚、家族、商業、税、土地、教育などに関する法律は、それぞれの特定の分野で市民の権利を行使する方法と内容を具体化します。

このように、法律と準法律文書の規定を通じて、法律は社会生活のすべての分野で市民の権利を確立します。
これらの規制に基づいて、市民は権利を行使します。

たとえば、憲法と会社法は、事業の自由に対する市民の権利を規定しています。
これらの規制の上で市民は自分の能力と条件に従ってビジネスを行う権利を行使することができます。

法律は、市民が、行政、刑事、および手続き上の法律を通じて正当な権利と利益を保護するための手段であり、和解の能力、内容、形式、および手順を規定しています。

このように、法律は市民の生活における権利を規定するだけでなく、市民がそれらの権利を行使する方法、ならびに市民の正当な権利と利益は侵害されたとき国家に権利の保護を要求するための法的秩序と手続きを明確に規定しています。

商法は、商業活動を行う組織および個人の権利および義務を行使する内容および方法を規定しています。
商事紛争解決の形態(交渉、調停、仲裁または裁判所での和解)および商法違反の処理形態に関する一般規定を規定します。

コメント