ベトナムに寄贈​​された日本の機関車DD11:25年間日本人労働者は「昼休みも忘れる」

Đầu máy Nhật tặng Việt Nam bền bỉ suốt 25 năm: Công nhân Nhật “làm việc quên cả nghỉ trưa”

Đầu máy diesel DD11 được Nhật Bản chuyển giao cho Việt Nam năm 1977

Chiếc đầu máy DD11 của Nhật Bản đã hoạt động bền bỉ tại Việt Nam từ khi được chuyển giao năm 1977, và đến năm 2002 thì được cho “nghỉ hưu”.
Mới đây, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa đề xuất Chính phủ cho phép nhập khẩu 37 toa tàu cũ, đã qua sử dụng của Nhật Bản được sản xuất từ năm 1979 – 1982, do doanh nghiệp đường sắt Nhật Bản chuyển giao miễn phí với giá 0 đồng để cải tạo, khai thác. Đề xuất này hiện đang được dư luận đặc biệt quan tâm.

Nhân dòng sự kiện này, mời quý độc giả cùng chúng tôi nhìn lại sự kiện chuyển giao đầu máy diesel DD11 năm 1977, một biểu tượng quan trọng của tình hữu nghị giữa hai nước Nhật-Việt đã hoạt động bền bỉ hơn 20 năm trước khi “nghỉ hưu” ở ga Gia Lâm, Hà Nội.

Sau khi kháng chiến chống Mỹ tại Việt Nam kết thúc, tại nước Nhật đã diễn ra một phong trào quyên góp của các Công đoàn Nhật Bản nhằm quyên góp tiền gửi tặng Việt Nam chiếc đầu máy tàu hỏa chạy diesel, giúp đỡ Việt Nam xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.

Đã hơn 40 năm kể từ ngày chiếc đầu máy diesel DD11 được đưa đến Việt nam. Hiện nay chiếc đầu máy đang được đặt tại nhà máy xe lửa Gia Lâm, Hà Nội.

Một thành viên của Hội Hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam chi bộ Đường sắt Đông Nhật Bản đã đứng ra kêu gọi phong trào khôi phục, sửa chữa chiếc đầu máy từng là biểu tượng của tình hữu nghị Nhật – Việt này.

Chiếc đầu máy mà những người công nhân Nhật Bản đã quyên góp và gửi tới Việt Nam thuộc loại đầu máy DD11 của công ty Đường sắt Quốc gia Nhật Bản (JNR). Chiếc đầu máy này được sản xuất vào khoảng năm 1955. Sau khi JNR loại biên, Hiệp hội Công nhân Giao thông Vận tải Nhật Bản, trực thuộc Tổng Công đoàn Giao thông Vận tải Nhật Bản, đã quyết định mua lại chiếc đầu máy này.

Đầu máy DD11 được sửa chữa vào tháng 2/1977, chủ yếu được bởi các thành viên của Công đoàn Đường sắt Quốc Gia Nhật Bản. Chiến dịch gây quỹ để mua lại, sửa chữa và vận chuyển chiếc đầu máy tới Việt Nam đã quyên góp được 1,2 triệu yên.

Tờ báo Kokutetsu Shimbun của Liên đoàn Công đoàn Đường sắt Nhật Bản số ra ngày 6/2/1977 đã đưa tin với tiêu đề: “Món quà dành tặng Việt Nam đã được các công nhân ở nhà máy Takatori hoàn thành – Kết quả của sự nỗ lực của tất cả mọi người”. Trong bài viết cũng có lời phỏng vấn một công nhân trực tiếp tham gia sửa chữa chiếc đầu máy: “Tôi đã làm việc đến quên cả nghỉ trưa”.

MONG MUỐN KHÔI PHỤC BIỂU TƯỢNG CỦA TÌNH HỮU NGHỊ
Chiếc đầu máy DD11 nói trên tiếp tục hoạt động bền bỉ tại Việt Nam và đến năm 2002 thì được cho “nghỉ hưu”.

Người đầu tiên phát hiện ra chiếc đầu máy đang “nghỉ hưu” tại Việt Nam này là ông Fujino Takashi, chủ tịch chi bộ Đường sắt Đông Nhật Bản của Hiệp hội Hữu nghị Nhật Bản Việt Nam. Ông cho biết mình rất muốn khôi phục chiếc đầu máy như một biểu tượng của tình hữu nghị giữa hai nước.

Ông Fujino là một thành viên kì cựu của Liên đoàn Công đoàn Đường sắt Nhật Bản. Trước khi nghỉ hưu, ông từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Công đoàn Trụ sở chính Đường sắt Đông Nhật Bản. Trong thời kỳ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, ông đã tích cực tham gia các hoạt động thanh niên phản đối chiến tranh.

“Vào những năm 70, chúng tôi đã tập hợp biểu tình phản đối cuộc chiến mà Mỹ gây ra ở Việt Nam. Quân đội Mỹ đã sử dụng Okinawa như một căn cứ xuất kích quan trọng cho các hoạt động không hải quân. Trên đất liền, họ sử dụng hệ thống đường sắt Nhật Bản để vận chuyển xăng dầu cũng như các loại vật tư phục vụ chiến tranh khác. Khi đó, chúng tôi đã đình công, ngừng vận chuyển những chuyến hàng này”, ông Fujino nói.

THÔNG TIN VỀ ĐẦU MÁY DD11
(Theo các tài liệu của Chi bộ Công đoàn nhà máy Takatori, Công đoàn Đường sắt Quốc gia Nhật Bản)

Tại Hội thảo Công đoàn Giao thông vận tải châu Á lần thứ nhất được tổ chức vào tháng 6/1976, Đại diện Việt Nam cho biết rằng một tuyến tàu Bắc Nam kết nối Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được mở, và họ cần đầu máy diesel. Công đoàn Đường sắt Quốc gia Nhật Bản, với sự ủng hộ và đoàn kết của các công nhân ngành đường sắt, đã quyết định mua lại, sửa chữa và gửi tặng phía Việt Nam một chiếc đầu máy thuộc loại DD11. Đây là loại đầu máy có thể chịu được độ dốc lớn, phù hợp với điều kiện và khổ đường sắt 1000mm của Việt Nam.

Công đoàn Đường sắt Quốc gia Nhật Bản và các hội viên đã tổ chức mua lại một chiếc đầu máy DD11 của JNR, công nhân đường sắt tại nhà máy Takatori phụ trách công việc sửa chữa, điều chỉnh để chiếc đầu máy có thể chạy trên hệ thống đường sắt của Việt Nam. Với mục đích đoàn kết quốc tế cao cả, các công nhân đã nỗ lực hết mình và chiếc đầu máy đã được thành công gửi đến Việt Nam.

Để phong trào thành công, toàn thể hội viên Công đoàn cũng như các công nhân đã nỗ lực hết mình, từ việc thiết kế tờ rơi, tổ chức triển lãm ảnh về Việt Nam đến việc tổ chức phong trào vận động quyên góp.

Việc tàu DD11 được gửi tới Việt Nam thể hiện tình hữu nghị quốc tế sâu sắc giữa nhân dân hai nước, vừa đúng lúc kỷ niệm 30 năm thành lập Công đoàn Đường sắt Quốc gia.

Vào ngày 13/2/1977, buổi lễ ra mắt chiếc đầu máy DD11 đã được tổ chức tại nhà máy Takatori. Các công nhân tham gia vào việc tu sửa chiếc đầu máy cũng đã tham gia. Một số công nhân đã được đưa đến Việt Nam cùng với chiếc đầu máy và tham gia buổi lễ chạy thử tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh của chiếc DD11 tại Việt Nam.

*Nhà máy Takatori là một nhà máy xe lửa từng nằm tại phường Suma, thành phố Kobe, tỉnh Hyogo, Nhật Bản, trực thuộc Công ty Đường sắt Tây Nhật Bản (JR West).

Nhà máy đã bị giải thể vào năm 2000.

ベトナムに寄贈​​された日本の機関車:25年間日本人労働者は「昼休みも忘れる」

DD11ディーゼル機関車は1977年に日本からベトナムに移管されました

日本のDD11機関車は、1977年に移管されて以来、ベトナムで安定して稼働しており、2002年に「引退」した。
最近、ベトナム国有鉄道は、1979年から1982年の間に製造された37台の古くて使用済みの日本車両の輸入を許可することを政府に提案しました。
この提案は現在、特別な注目を集めています。

この機会に、20年以上にわたって着実に稼働している両国の友情の重要な象徴である1977年のDD11ディーゼル機関車の引渡しイベントを振り返ってみてください。ハノイのGiaLam駅です。

ベトナムでの反米抵抗戦争の終結後、日本では日本の貿易組合の寄付運動が行われ、ディーゼル機関車をベトナムに寄付するための資金が集められ、戦後のベトナムの再建が促進されました。

DD11ディーゼル機関車がベトナムに持ち込まれてから40年以上になります。現在、機関車はハノイのGiaLam鉄道工場にあります。

日ベトナム友好協会の東日本旅客鉄道支部の会員は、かつて日ベトナム友好の象徴であったこの機関車を修復・修理する運動を呼びかけました。

日本の労働者がベトナムに寄贈​​して送った機関車は、日本国有鉄道(JNR)のDD11機関車に属しています。この機関車は1955年頃に製造されました。JNRが廃止された後、日本運輸公社傘下の日本運輸労働者協会が機関車の購入を決定しました。

DD11機関車は、1977年2月に日本国有鉄道を中心に修理されました。機関車の買い戻し、修理、ベトナムへの発送を目的とした募金キャンペーンで120万円が集まりました。

1977年2月6日付けの日本鉄道連合連合の国際新聞は、「ベトナムへの贈り物は、鷹取工場の労働者によって完成された-みんなの努力の結果である」と見出しで報じた。記事には、機関車の修理に直接携わっている労働者へのインタビューもあります。「昼休みを忘れるまで働きました」。

友情のシンボルを復活させたい、上記のDD11機関車はベトナムで安定して運転を続け、2002年に「引退」した。

この「引退した」機関車をベトナムで最初に発見したのは、ベトナム日本友好協会東日本旅客鉄道支部会長のフジノタカシ氏でした。両国の友情の象徴として機関車を復活させたいと語った。

フジノ氏はJR日本鉄道連合のベテランメンバーです。引退する前は、東日本旅客鉄道本部連合副会長を務めていました。
ベトナムが米国に抵抗した時期、彼は戦争に反対する若者の活動に積極的に参加した。

「70年代、米国がベトナムで引き起こした戦争に抗議するために集まった。米軍は沖縄を海軍航空作戦の重要な出撃基地として使用した。陸上ではすぐに日本の鉄道を使用してガソリンやその他の戦争を輸送した。その時、私たちはストライキを行い、これらの貨物の輸送を停止しました」とフジノ氏は語った。

DD11に関する情報
(日本国有鉄道高取工場労働組合支部の文書による)

1976年6月に開催された最初のアジア運輸連合会議で、ベトナムの代表は、ハノイとホーチミン市を結ぶ南北鉄道が開通し、ディーゼル機関車が必要であると述べた。日本国有鉄道連合は、鉄道労働者の支援と連帯により、DD11型の機関車を購入、修理、ベトナムに寄贈​​することを決定しました。急斜面に耐える機関車で、ベトナムの1000mmの鉄道条件やゲージに適しています。

日本国有鉄道とその加盟国は、高取工場の鉄道員であるJNR DD11機関車の購入を計画し、ベトナムの鉄道システムで機関車が走れるように修理と調整を担当しました。国際連帯という崇高な目的で、労働者たちは最善を尽くし、機関車はベトナムに無事に送られました。

運動を成功させるために、労働組合のすべてのメンバーと労働者は、チラシのデザイン、ベトナムに関する写真展の開催から募金運動の開催まで、最善を尽くしました。

DD11列車がベトナムに送られたという事実は、国鉄労働組合の設立30周年を祝うのにちょうど間に合うように、2人の人々の間の深い国際的な友情を示しています。

1977年2月13日、高取工場で機関車DD11の打ち上げ式が行われました。機関車の修理に携わった作業員も参加しました。一部の労働者は機関車を持ってベトナムに連れてこられ、ベトナムのDD11のハノイ-ホーチミンルートの試運転式に参加した。

※鷹取工場は、兵庫県神戸市須磨区にあった西日本旅客鉄道(JR西日本)が所有する鉄道工場です。

工場は2000年に解散しました。

コメント