第5章国際関係(1945-2000)レッスン9。冷戦中および冷戦後の国際関係 1.東西冷戦の始まり

Chương 5. QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 – 2000)
Bài 9 . QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI Kì CHIẾN TRANH LẠNH

Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới lâm vào tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô, thậm chí có lúc như bên bờ của một cuộc chiến tranh thế giới. Chiến tranh lạnh đã trở thành nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX.

1. MÂU THUẪN ĐÔNG – TÂY VA SỰ KHỞI ĐẦU CỦA CHIẾN TRANH LẠNH

Từ liên minh chống phát xít, sau chiến tranh, hai cường quốc Liên Xô – Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh.

Trước hết, đó là sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc. Liên Xô. chủ trương duy trì hoà bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Ngược lại, Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. Mĩ hết sức lo ngại trước ảnh hưởng to lớn của Liên Xô cùng những thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, đặc biệt là sự thành công của cách mạng Trung Quốc với sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ Đông Âu tới phía đông châu Á.

Nhưng cũng sau chiến tranh, Mĩ đã vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất, vượt xa các nước tư bản khác, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử. Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới.

Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh là thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12 – 3 – 1947.
Trong đó, Tổng thống Mĩ khẳng định : sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.

“Học thuyết Truman” nhằm : 1. củng cố các chính quyển phản động và đẩy lùi phong trào đấu tranh yêu nước ở Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì ; 2. Biến hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì thành những căn cứ tiền phương chống Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu từ phía nam của các nước này.

Hai là, sự ra đời của “Kế hoạch Mácsan” (6 – 1947). Với khoản viện trợ khoảng 17 tỉ USD, Mĩ đã giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh. Mặt khác, qua kế hoạch này, Mĩ còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
Việc thực hiện “Kế hoạch Mácsan” đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

Ba là, việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ngày 4 – 4 – 1949, tại Oasinhtơn, Mĩ và 11 nước phương Tây (Anh, Pháp, Canada, Italia, BỈ, Hà Lan, Lúcxămbua, Đan Mạch, Na Uy, Aixơlen, Bồ Đào Nha) đã kí Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Sau đó, thêm Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kì (2 – 1952), Cộng hoà Liên bang Đức (5 – 1955), Tây Ban Nha (1982).
Từ tháng 3 – 1999, NATO kết nạp thêm 3 nước : Ba Lan, Hunggari và Séc. Tới tháng 4-2004, kết nạp thêm 7 nước là Bungari, Extônia, Lítva, Rumani, Slôvakia và Slôvênia.

Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Tháng 1 – 1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Tháng 5 – 1955, Liên Xô và các nước Đông Âu .(Anbani, Ba Lan, Hunggari, Bungari, Cộng hoà Dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Rumani) đã thành lập TỔ chức Hiệp ước Vácsava, một liên minh chính trị – quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.

Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh đẩ bao trùm cả thế giới.

Hãy nêu và phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

第5章国際関係(1945-2000)

レッスン9。冷戦中および冷戦後の国際関係

 

第二次世界大戦直後、世界は、まるで世界大戦の危機に瀕しているかのように、2つの超大国アメリカとソビエト連邦の間で冷戦状態に陥りました。
冷戦は、20世紀後半の40年以上にわたって国際関係の支配的な要因になりました。

 

1.東西冷戦の始まり

 

反ファシスト同盟から、戦後、ソビエト連邦と米国の二大国はすぐに対立に転じ、冷戦状態に陥った。

まず第一に、それは2つの大国間の目標と戦略の対立です。
ソビエト連邦は世界の平和と安全を維持し、社会主義の成果を保護し、世界の革命運動を促進することを提唱しています。
しかし米国はソビエト連邦と社会主義国を破壊し、世界覇権の陰謀を実行するために革命運動を撃退しようとした。
米国は、ソビエト連邦の多大な影響と東欧諸国における国民の民主革命の勝利、特に中華人民共和国の誕生による中国革命の成功に深い懸念を抱いていました。
社会主義は、中華人民共和国、東ヨーロッパから東アジアに広がる世界システムになりました。

 

しかし、戦後も、米国は核兵器を独占し、他の資本主義国をはるかに上回り、最も裕福で最も強力な資本主義国になりました。

アメリカは世界を支配する権利を持っていると主張しています。

冷戦を引き起こした反ソビエト政策の始まりと考えられている出来事は、1947年3月12日の米国議会でのトルーマン大統領のメッセージです。

その中で、米国大統領は、ソビエト連邦の存在が米国にとって大きなリスクであると断言し、ギリシャとトルコに4億米ドルの緊急援助を要請した。

 

「トルーマンドクトリン」の目的は次のとおりです。
1。反政府を統合し、ギリシャとトルコでの愛国的な闘争運動を撃退します。
2.ギリシャとトルコをソビエト連邦とこれらの国の南からの東ヨーロッパの人々の民主主義に対する前方基地に変えてます。

 

第二に、「マーシャルプラン計画」(6-1947)の誕生。米国は約170億米ドルの支援を受けて、西ヨーロッパ諸国が戦後に荒廃した経済を回復するのを支援しました。
一方、米国はこの計画を通じて、西欧諸国をソビエト連邦と東欧諸国に対する軍事同盟に統合することも目指した。

「マーシャルプラン計画」の実施は、資本主義の西ヨーロッパ諸国と社会主義の東ヨーロッパ諸国との間に経済的および政治的格差を生み出した。

 

第三に、北大西洋条約機構(NATO)の設立。

1949年4月4日、ワシントンで、米国と11の西側諸国(英国、フランス、カナダ、イタリア、ベルギー、オランダ、ルクセンブルグ、デンマーク、ノルウェー、アイスランド、ポルトガル)が北方条約に署名しました。
その後、ギリシャ、トルコ(1952年2月)、ドイツ連邦共和国(1955年5月)、スペイン(1982年)を追加しました。

1999年3月から、NATOは、ポーランド、ハンガリー、チェコ共和国の3か国を承認しました。
2004年4月までに、ブルガリア、エストニア、リトアニア、ルーマニア、スロバキア、スロベニアの7か国が承認されました。

 

これは、ソビエト連邦と東ヨーロッパの社会主義国に対して米国が主導する西側資本主義国の最大の軍事同盟です。

1949年1月、ソビエト連邦と東欧諸国は、社会主義国間で協力し、助け合うために相互経済援助評議会を設立しました。
1955年5月、ソビエト連邦と東欧諸国(アルバニ、ポーランド、ハンガリー、ブルガリア、ドイツ民主共和国、チェコスロバキア、ルーマニア)は、欧州社会主義国の防衛的性格であるワルシャワ協定を締結しました。

 

NATOとワルシャワ協定の誕生は、二極、両面の状況の確立を示しました。冷戦は全世界を覆った。

 

資本主義と社会主義という2つの派閥間の冷戦につながった出来事を分析します。

コメント