2。70年代から1991年までのソビエト連邦と東ヨーロッパ諸国 1.ソビエト連邦における社会主義体制の危機

2. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN NĂM 1991

1. Sự khủng hoảng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô

Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ đã tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị, kinh tế, tài chính của nhiều nước trên thế giới. Trong bối cảnh đó, Liên Xô chậm đề ra những biện pháp sửa đổi để thích ứng với tình hình mới. Đến cuối’ những năm 70 – đầu những năm 80, nền kinh tế Liên Xô dần dần bộc lộ những dấu hiệu suy thoái.

Đời sống chính trị có những diễn biến phức tạp, xuất hiện tư tưởng và một số nhóm đối lập chống lại Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô viết.
Tháng 3 – 1985, M. Goócbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô, tiến hành công cuộc cải tổ đất nước. Đường lối cải tổ tập trung vào việc “cải cách kinh tếtriệt để”, tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng.

Sau 6 năm tiến hành cải tổ, do phạm nhiều sai lầm nên tình hình không được cải thiện, đất nước Xô viết lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện.

về kinh tế, do việc chuyển sang kinh tế thị trường quá vội vã, thiếu sự điều tiết của Nhà nước nên đã gây ra sự rối loạn, thu nhập quốc dân giảm sút nghiêm trọng.

Về chính trị và xã hội, những cải cách về chính trị càng làm cho tình hình đất nước rối ren hơn. Việc thực hiện đa nguyên chính trị, xuất hiện nhiều đảng đối lập đã làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Nhà nước Xô viết và Đảng Cộng sản Liên Xô. Sự bất bình của nhân dân ngày càng sâu sắc, làm bùng nổ nhiều cuộc mít tinh, biểu tình với các khẩu hiệu phản đối Đảng và chính quyền. Khắp đất nước nổi lên làn sóng bãi công, xung đột sắc tộc diễn ra gay gắt, nhiều nước cộng hoà đòi tách khỏ.i Liên bang Xô viết.
Tháng 8 – 1991, một cuộc chính biến nhằm lật đổ Goócbachốp nổ ra nhưng thất bại. Sau đó, Goócbachốp tuyên bố từ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, yêu cầu giải tán uỷ ban Trung ương Đảng. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động. Chính phủ Liên bang bị tê liệt. Ngày 21 – 12 – 1991, những người lãnh đạo 11 nước cộng hoà trong Liên bang kí hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (gọi tắt là SNG). Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã. Ngày 25 – 12 – 1991, Goócbachốp từ chức Tổng thống, lá cờ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.

Hình 5. Lược đồ Cộng đồng các qùốc gia độc lập (SNG)

2。70年代から1991年までのソビエト連邦と東ヨーロッパ諸国

 

1.ソビエト連邦における社会主義体制の危機

 

1973年、石油危機の発生は、世界中の多くの国の政治的、経済的、財政的状況に大きな影響を及ぼしました。
その状況で、ソビエト連邦は新しい状況に適応するための修正された措置を提案するのが遅かった。
70年代の終わりから80年代の初めにかけて、ソビエト経済は徐々に景気後退の兆候を示しました。

政治生活は、共産党とソビエト国家に対して複雑な発展、イデオロギー、そしていくつかの反対グループを持っています。

1985年3月、ゴルバチョフは党とソビエト連邦国家の指導者を引き継ぎ、国の改革を実行しました。
改革の道筋は「抜本的な経済改革」に焦点を当て、政治システム改革と刷新が続く。

 

6年間の改革の後、多くの過ちのために状況は改善せず、ソビエト国は完全な危機の状態に陥りました。

 

経済面では、市場経済への急速な移行と国の規制の欠如により、混乱を引き起こし、国民所得は大幅に減少しました。

 

政治的および社会的に、政治改革は国の状況をさらに混乱させました。
政治的多元主義の実施、多くの野党の出現は、ソビエト連邦と共産党のリーダーシップを弱めました。
国民の不満が深まり、党や政府に反対するスローガンを掲げて多くの集会やデモが行われた。
全国でストライキの波、民族紛争が起こり、多くの共和国がソビエト連邦からの分離を要求した。

1991年8月、ゴルバチョフを倒そうとするクーデターの試みが勃発しましたが、失敗しました。
その後、ゴルバチョフはソビエト連邦共産党書記長の辞任を発表し、党中央委員会の解散を要求した。
ソビエト連邦共産党は停止されました。連邦政府は麻痺しました。
1991年12月21日、連合の11の共和国の指導者は、独立国家共同体(SNGと呼ばれる)を設立するための合意に署名しました。
ソビエト連邦は崩壊しました。
1991年12月25日、ゴルバチョフは大統領を辞任し、クレムリンの屋根にある鎌と槌の旗が下げられ、74年の歴史を経てソビエト連邦の社会主義体制が終焉を迎えました。

 

図5.独立国家共同体(SNG)の地図

コメント