専門教育

Giáo dục chuyên biệt
Trung học phổ thông chuyên, năng khiếu
Từ năm 1966, hệ thống trung học phổ thông chuyên được lập ra, bắt đầu với những lớp chuyên Toán tại các trường đại học lớn về khoa học cơ bản, sau đó các trường chuyên được thiết lập rộng rãi tại tất cả các tỉnh thành.
Mục đích ban đầu của hệ thống trường chuyên,
như những nhà quản lý giáo dục mong đợi,
là nơi chú trọng phát triển năng khiếu của học sinh để bồi dưỡng thành nhân tài.

Để được vào học tại các trường chuyên, học sinh tốt nghiệp cấp II phải thỏa mãn các điều kiện về học lực, hạnh kiểm ở cấp II và đặc biệt là phải vượt qua các kỳ thi tuyển chọn đầu vào của các trường này.
Tuy nhiên đến nay mục tiêu của các trường chuyên chỉ dừng lại chủ yếu ở vấn đề thi đỗ đại học.

Hệ thống trường THPT Chuyên ở Việt Nam bao gồm 2 hệ: các trường chuyên trực thuộc các trường đại học (trước đây là các trường chuyên cấp quốc gia) và các trường chuyên của tỉnh.
Hai hệ thống có một số khác biệt:

Phạm vi tuyển sinh:
Các trường chuyên thuộc các trường đại học: tuyển sinh trong cả nước.

Các trường chuyên của tỉnh/thành phố: chỉ tuyển sinh trong nội hạt tỉnh/ thành phố đó (trừ một số trường hợp cá biệt)

Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia:HSG

Các trường chuyên trực thuộc các trường đại học: trực tiếp tham gia Kỳ thi HSG Quốc gia như một tỉnh/thành phố
Các trường chuyên tỉnh/thành phố:
phải tham gia Kỳ thi HSG cấp tỉnh/thành phố, thường là với các trường chuyên khác và trường THPT (Trung học phổ thông) hệ thông thường trong tỉnh/thành phố

Trong thời kì đầu của hệ thống trường chuyên, khi chỉ mới hình thành một vài lớp phổ thông chuyên tại các trường đại học, mục tiêu này đã được theo sát và đạt được thành tựu khi mà phần lớn các học sinh chuyên Toán khi đó tiếp tục theo đuổi các lĩnh vực Toán học, Vật lý, Tin học (máy tính).
Đây là giai đoạn mà hệ thống trường chuyên làm đúng nhất trách nhiệm của nó.
Những học sinh chuyên trong thời kỳ này hiện đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại chốt tại các trường đại học lớn, các viện nghiên cứu của Việt Nam cũng như là những cá nhân tiêu biểu nhất của nền khoa học nước nhà.

Tuy nhiên, cùng với sự mở rộng của hệ thống trường chuyên mục tiêu ban đầu của hệ thống này ngày càng phai nhạt.
Thành tích của các trường chuyên trong Kỳ thi học sinh giỏi các cấp, Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia vẫn thường rất cao.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng nguyên nhân chính của những thành tích này không phải là chất lượng giáo dục mà là phương pháp luyện thi.
Tỉ lệ học sinh các trường chuyên tiếp tục theo đuổi khoa học hay các lĩnh vực liên quan ngày càng thấp khiến cho giới khoa học Việt Nam không khỏi quan ngại.

Trung tâm Giáo dục thường xuyên
Đây là nơi phổ cập giáo dục cho tất cả các lứa tuổi.

Trường Phổ thông dân tộc nội trú
Đây là các trường nội trú đặc biệt, có thể là cấp II hoặc có thể là cấp III. Các trường này dành cho con em các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế – xã hội nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực, tạo nguồn cán bộ cho các địa phương này.
Học sinh được ở tại trường và được cấp kinh phí ăn, ở.

Trường giáo dưỡng
Đây là loại hình trường đặc biệt dành cho các thanh thiếu niên phạm tội. Trong trường, các học sinh này được học văn hóa, được dạy nghề, giáo dục đạo đức để có thể ra trường, về địa phương sau một vài năm.
Các năm trước, các trường loại này do Bộ Công an Việt Nam quản lý, nhưng bây giờ do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý.

Học sinh ở trường giáo dưỡng được học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đối với học sinh chưa đạt trình độ phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở thì việc học văn hóa là bắt buộc. Đối với học sinh khác thì tùy khả năng, điều kiện thực tế mà tổ chức cho họ học tập phù hợp.

専門教育
専門高校、特別能力
1966年以来、基礎科学の主要な大学で数学の授業を始めとする専門高校システムが確立され、その後、すべての省で専門学校が広く設立されました。
専門学校制度の本来の目的は、教育管理者が期待するように、学生が才能を持っている部分に焦点を合わせて発展させます。

中学校の卒業生は、専門学校に入学するために、中学校での学業および要件を満たし、これらの学校の入学試験に合格する必要があります。
しかし、これまで専門学校の対象は大学入試問題が中心でした。

ベトナムの専門高校のシステムには、大学直下の専門学校(旧国家専門学校)と省の専門学校の2つのシステムがあります。
2つのシステムにはいくつかの違いがあります。

登録の範囲:
大学の専門学校:全国の入学者。

省/市の専門学校:その省/市内の入学のみ(一部の例外的なケースを除く)

全国優秀学生試験:HSG

大学直属の専門学校:州/市として国家HSG試験に直接参加

省/都市の専門学校:
通常、他の専門学校と省/市の通常の高校で省/市レベルでHSG試験を受ける必要があります。

専門学校制度の初期の頃、大学に専門高校がわずかしかなかったとき、この目標は厳密に守られ、
当時の大多数の学生が数学を専門としていたときに達成されました。
数学、物理学、情報学(コンピュータ)の分野を追求し続けます。
これは専門学校制度が最善を尽くしている段階です。
この時期の専門学生は現在、ベトナムの主要な大学や研究機関、そして国家科学の最も著名な個人で主導的な地位を占めています。

しかし、当初の目的の学校システムの拡大に伴い、このシステムは徐々に衰退しました。
すべてのレベルの優秀な学生のための試験での専門学校の成績、全国高校の試験はしばしば非常に高いです。
しかし、多くの人々は、これらの成果の主な原因は教育の質ではなく、試験準備の方法であると信じています。
科学または関連分野を追求し続けている専門学校の生徒の割合が低いため、ベトナムの科学者の間で懸念が生じています。

民族寄宿学校

中学校でも高校にも特別寄宿学校がある。これらの学校は、人的資源を育成し地域の幹部を作るために、人里離れた孤立した地域、および社会経済的に困難な地域にある少数民族の子供たちを対象としている。学生は学校に滞在することが許可され、食事と宿泊施設が提供される。

道徳倫理改革学校
これは若い犯罪者のための特別なタイプの学校です。
学校では、これらの学生は文化教育、職業訓練、倫理教育を受け、学校を卒業して数年後に地元に戻ることができます。
数年前、これらの学校はベトナムの公安省によって管理されていましたが、現在は労働傷病兵社会省によって管理されています。
学生は、教育訓練省、公安省、労働・傷病兵・社会問題省のプログラムの下で、文化教育、職業教育を受けます。

コメント