ベトナム経済の現在の特徴。経済システム

Đặc điểm nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Hệ thống kinh tế

Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hỗn hợp.
Trong khi nền kinh tế ngày càng được thị trường hóa thì sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế vẫn còn ở mức độ cao.
Hiện tại, nhà nước vẫn sử dụng các biện pháp quản lý giá cả kiểu hành chính với các mặt hàng thiết yếu như yêu cầu các tập đoàn kinh tế và tổng công ty điều chỉnh mức đầu tư, quyết định giá xăng dầu, kiểm soát giá thép, xi măng, than.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, Đảng ra quyết định về chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho thời kỳ 10 năm và phương hướng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm.
Trên cơ sở đó, Chính phủ Việt Nam xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm để trình Quốc hội góp ý và thông qua.

Chính phủ Việt Nam tự nhận rằng kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, và nhiều nước và khối kinh tế bao gồm cả một số nền kinh tế thị trường tiên tiến cũng công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, cho đến nay Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản vẫn chưa công nhận kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Tổ chức Thương mại Thế giới công nhận Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển ở trình độ thấp và đang chuyển đổi.

Việt Nam có nhiều thành phần kinh tế.
Theo cách xác định hiện nay của chính phủ, Việt Nam có các thành phần kinh tế sau: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Một trong những biện pháp mà Đảng và Chính phủ Việt Nam thực hiện để khu vực kinh tế nhà nước trở thành chủ đạo của nền kinh tế là thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng cổng ty nhà nước.
Tuy nhiên, từ đầu thập niên 1990 cho đến nay, Việt Nam đã liên tục thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Mặc dù Đảng và Nhà nước chủ trương ưu tiên phát triển các thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, song tốc độ tăng trưởng của hai thành phần này lại thấp hơn so với của kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê, năm 2007, khu vực kinh tế nhà nước là khu vực lớn nhất, chiếm 36,43% GDP thực tế của Việt Nam, tiếp theo lần lượt là kinh tế cá thể (29,61 %), kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (17,66 %), kinh tế tư nhân (10,11 %).

So sánh quy mô kinh tế (GDP-PPP) trong nền kinh tế toàn cầu giữa Việt Nam và một số quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực Đông Á và Đông Nam Á, giai đoạn 1980-2014.

ベトナム経済の現在の特徴

経済システム

ベトナム経済は混合経済です。
経済はますます市場化されているが、経済への国家の介入は依然として高水準にある。
現在、政府は依然として、経済団体や企業投資レベルの調整、ガソリン価格、鉄鋼、セメント、石炭の価格管理をしています。
党の全国大会で、党は10年間の社会経済開発戦略と5年間の社会経済開発の実施方向を決定します。
その上で、ベトナム政府は5年間および毎年の社会経済開発計画を立て、国会に提出してコメントと承認を得ます。

ベトナム政府は、ベトナム経済は市場メカニズムで運営される経済であると主張しており、多くの先進国を含む多くの国や経済部門もベトナムを市場経済として認識しています。
しかし、これまで、米国、EU、日本はベトナムの経済を市場経済として認識していませんでした。
世界貿易機関(WTO)は、ベトナムを低水準で移行中の発展途上国として認識しています。

ベトナムには多くの経済部門があります。
現在の政府の定義によれば、ベトナムには次の経済部門があります。
国家経済、集団経済、民間経済(個人、小口所有者、民間資本)、民間経済。国家、外国の投資資本を持つ経済。
ベトナムの党と政府が国家経済部門を経済の主力にするために取っている措置の1つは、国家経済グループと国家企業を設立することです。
しかし、1990年代初頭から現在まで、ベトナムは国有企業の株式化を継続的に実施してきた。
党と国家は国家経済部門と集団経済の発展を優先する政策を持っているが、これら二つ部門の成長率は民間経済と外国資本経済の成長率よりも低い。
総統計局の予備データによると、2007年には、国家経済部門が最大であり、ベトナムの実質GDPの36.43%を占め、次に個人経済が続いた(29. 61%)、外国投資経済(17.66%)、民間部門(10.11%)。

世界経済における経済規模比較(GDP-PPP)
ベトナムと東アジアの一部および東南アジアの多くの国や地域。1980年から2014年。

コメント