日本独特の木材採取技術に驚嘆

Kinh ngạc kỹ thuật lấy gỗ có một không hai của người Nhật

Không cần chặt hạ cây xanh vẫn lấy được gỗ, kỹ thuật cổ xưa của người Nhật khiến thế giới kinh ngạc.

Daisugi là một kỹ thuật lâm nghiệp hàng thế kỷ được phát triển ở Nhật Bản không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, xuất phát từ phương pháp cắt tỉa trên gốc cây tuyết tùng.

Được phát minh bởi người dân vùng Kitayama từ thế kỷ 14, phương pháp này có thể áp dụng ở bất cứ vùng đất nào và cho phép nhà trồng cây rút ngắn chu trình thu hoạch, tăng sản lượng gỗ. Ngày nay kỹ thuật cổ xưa áp dụng nhiều ở các khu vườn trang trí.

Các chồi cây sau khi phát triển sẽ được cắt tỉa cẩn thận khoảng 2 năm một lần, chỉ để lại những cành trên cùng nhằm đảm bảo các nhánh sau phát triển theo chiều thẳng đứng. Do vậy người ta vẫn lấy được gỗ cần dùng nhưng không phải chặt cây tận gốc.

Sau khoảng 20 năm, những chồi cây khổng lồ có thể thu hoạch dưới dạng gỗ Kitayama hoặc được trồng lại để tái sinh rừng.

Hai thập kỷ có vẻ như là một thời gian dài, nhưng cây tuyết tùng được trồng bằng kỹ thuật daisugi thực sự phát triển với tốc độ nhanh hơn so với cây trồng trên đất.

Daisugi được phát triển vào thế kỷ 14, khi Sukiya-zukuri, một phong cách kiến ​​trúc đặc trưng bởi việc sử dụng các vật liệu tự nhiên nở rộ. Những khúc gỗ Kitayama thẳng và không có nút thắt nhiều người ưa thích lựa chọn sử dụng làm trụ trong những ngôi nhà ở Sukiya-zukuri.

Tuy nhiên, diện tích đất trồng có hạn, do vậy để đáp ứng nhu cầu, kỹ thuật Daisugi đã ra đời.

Đến khoảng thế kỷ 16, nhu cầu về gỗ tuyết tùng Kitayama đã giảm xuống, kỹ thuật daisugi cũng theo đó là được sử dụng hạn chế hơn. Dù vậy, vì hiệu ứng nổi bật của nó, daisugi vẫn được áp dụng ​​trong các khu vườn trang trí trên khắp Nhật Bản.

Đến ngày nay, những ‘cây mẹ’ vẫn có thể tìm thấy ở một số khu vực nhất định của Nhật Bản.
Một số trong những cây khổng lồ có đường kính khoảng 15 mét.

日本の独特の木材採取技術に驚嘆

木を伐採するために伐採する必要はありません。古代の日本の技術は世界を驚かせます。

大杉は、スギの切り株を剪定する方法、樹木を伐採しない日本で開発された何世紀も前の林業技術です。

14世紀に北山の人々によって発明されたこの方法は、あらゆる土地に適用でき、生産者は収穫サイクルを短縮し、木材生産を増やすことができます。今日では、古代の技術が多くの装飾庭園に適用されています。

成長後の新芽は2年ごとに慎重に剪定され、上部の枝だけが残り、後の枝が垂直に成長するようにします。したがって、人々はまだ必要な木を手に入れることができますが、根元で木を伐採することはできません。

約20年後、巨大な芽は北山の木として収穫するか、森林再生のために再植栽することができます。

20年は長い時間のように思えるかもしれませんが、大杉の技術を使用して育てられたスギの木は、実際には土地で育てられたものよりも速い速度で成長します。

大杉は、14世紀に天然素材を用いた建築様式の数寄屋造りが開花したときに開発されました。まっすぐで結び目のない北山の丸太は、数寄屋造りの家の柱として使用することを好む多くの人々に使われています。

しかし、耕作地の面積は限られているため、需要に応えるために大杉の技術が生まれました。

16世紀になると、北山杉の需要が減り、大杉の技術も限定的になりました。しかし、その印象的な効果のために、大杉はまだ日本中の装飾する庭に適用されています。

今日まで、「母の木」はまだ日本の特定の地域にあります。
巨木は直径約15メートルです。

コメント