1976年から1986年の期間

Giai đoạn 1976–1986
Năm 1976, Việt Nam thống nhất đổi tên thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 1980 ra Hiến pháp thể chế hóa đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam được quyết định tại Đại hội Đại biểu toàn quốc năm 1976, nhằm tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện ba cuộc cách mạng: về quan hệ sản xuất, khoa học – kỹ thuật, tư tưởng và văn hóa
(phát triển từ một nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa).
Các chính sách quốc hữu hóa và tập thể hóa được đẩy mạnh ở miền Nam, ngoài ra áp dụng phân bổ lại nguồn lực lao động trên cả nước, bao gồm cả xây dựng các vùng kinh tế mới, từng bước hoàn thiện phân phối xã hội chủ nghĩa làm theo năng lực hưởng theo lao động, xóa bỏ kinh tế hàng hóa.
Chỉ tiêu kinh tế đặt ra rất cao trong hoàn cảnh chiến tranh tàn phá nặng nề cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các vùng nông thôn và một số cơ sở hạ tầng giao thông và công nghiệp miền Bắc, nhân lực hạn chế do tỷ lệ thương tật trong chiến tranh cao, tỷ lệ mù chữ khá cao, khả năng quản lý kinh tế yếu kém, phát triển kinh tế dàn trải, đầu tư nhiều cho nông thôn và các tỉnh
(hòng sớm xóa bỏ hố phân hóa kinh tế giữa hai miền, nông thôn – thành thị, đồng bằng – miền núi)
trong khi điều kiện các vùng về tài nguyên tự nhiên, nhân lực rất khác nhau
(rất khác với mô hình kinh tế thị trường sau này các vùng có điều kiện phát triển như thành thị, duyên hải, có nhiều tài nguyên và chất lượng nhân lực tốt được đầu tư nhiều hơn và lợi nhuận chảy nhiều vào các khâu trung gian cấp vốn và đầu ra sản phẩm).

Đường lối kinh tế chủ đạo của Việt Nam từ thời kỳ này là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động (gồm công nhân, nông dân tập thể, trí thức xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V do Lê Duẩn, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng trình bày, ngày 27 tháng 3 năm 1982:

●Công nghiệp nặng được ưu tiên phát triển
●Các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa được cải tạo, kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển ưu tiên, nông dân ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ được khuyến khích tham gia sản xuất tập thể
●Nhà nước lãnh đạo nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch thống nhất.
●Hội nhập kinh tế thông qua triển khai các hiệp định hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong khuôn khổ Hội đồng Tương trợ Kinh tế từ năm 1978.

Thời kỳ này được nhắc đến với danh từ “bao cấp”.
Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế tập trung kế hoạch hóa.
Nhà nước lên kế hoạch cho mọi hoạt động kinh tế, các xí nghiệp, nhà máy cứ theo kế hoạch nhà nước mà làm.
Thành phần kinh tế tư nhân dần bị xóa bỏ (Hiến pháp cho phép kinh tế trên nền sở hữu tư nhân rất hãn hữu trong giai đoạn quá độ).
Nông dân làm việc trong các hợp tác xã.
Về lý thuyết, các hợp tác xã thuộc thành phần kinh tế tập thể, tuy nhiên do ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân (do Nhà nước quản lý nhưng người dân không dễ giám sát với tư cách người chủ tối cao), cộng thêm cơ cấu quản lý hợp tác xã bất hợp lý, làm theo chỉ tiêu nhà nước và phụ thuộc nhà nước nên các ý tưởng lối làm ăn tập thể mang tính nhân đạo và đùm bọc lẫn nhau không thể phát huy tác dụng, thậm chí mang tính kinh tế nhà nước hơn là kinh tế tập thể.

Do sản xuất kém phát triển, hàng hóa không đủ, nên việc phân phối bị kiểm soát bằng chế độ tem phiếu. Chế độ phân phối này chấm dứt vào năm 1994 khi chính sách tiền tệ hóa được hoàn tất.

Từ năm 1976 đến 1980, thu nhập quốc dân tăng rất chậm, có năm còn giảm: Năm 1977, tăng 2,8%; năm 1978, tăng 2,3%; năm 1979, giảm 2%; năm 1980, giảm 1,4%, bình quân 1977–1980 chỉ tăng 0,4%/năm, thấp xa so với tốc độ tăng trưởng dân số, làm cho thu nhập quốc dân bình quân đầu người bị sụt giảm 14%.
GDP bình quân đầu người là 80 USD năm 1980 thấp hơn Lào (94 USD), và Campuchia (191 USD).
Theo một số thống kê, kế hoạch 5 năm lần thứ hai chỉ tiêu tăng 13-14% mỗi năm, nhưng chỉ tăng 0,4% mỗi năm, trong đó nông nghiệp tăng 1,9% và công nghiệp tăng 3,3%, phân phối yếu kém và lãng phí vốn đầu tư.

Kết quả này do nhiều nguyên nhân, như không còn nhận nguồn viện trợ dồi dào từ bên ngoài, hậu quả của các cuộc chiến tranh, ngân sách quốc phòng lớn, cấm vận của Mỹ, nạn thuyền nhân và chảy máu chất xám, thiên tai, dân số tăng nhanh,… trong đó có cả “do khuyết điểm, sai lầm của các cơ quan Đảng và Nhà nước ta từ trung ương đến cơ sở về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội” dẫn tới “chủ quan, nóng vội, đề ra những nhiệm vụ và chỉ tiêu của kế hoạch nhà nước quá cao so với khả năng, những chủ trương sản xuất, xây dựng, phân phối, lưu thông thiếu căn cứ xác đáng, dẫn đến lãng phí lớn về sức người, sức của;… rất bảo thủ, trì trệ trong việc chấp hành đường lối của Đảng và nhiều nghị quyết của Trung ương, trong việc đánh giá và vận dụng những khả năng về nhiều mặt của đất nước…. kéo dài cơ chế quản lý quan liêu bao cấp với các kế hoạch hóa gò bó, cứng nhắc, không đề cao trách nhiệm và mở rộng quyền chủ động cho cơ sở, địa phương và ngành, và cũng không tập trung thích đáng những vấn đề mà Trung ương cần và phải quản lý… duy trì quá lâu một số chính sách kinh tế không còn thích hợp, cản trở sản xuất và không phát huy nhiệt tình cách mạng và sức lao động sáng tạo của những người lao động… chưa nhạy bén trước những chuyển biến của tình hình, thiếu những biện pháp có hiệu quả”Việt Nam thiếu khả năng hoạch định và quản lý kinh tế do đa số cán bộ trình độ quản lý kinh tế kém.
Mô hình kinh tế nặng về tự cung tự cấp, quan liêu, không sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất cũng như con người của quốc gia. Thêm và đó phải kể hai cuộc đổi tiền năm 1975 (do Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thực hiện) và đổi tiền năm 1978 trên toàn quốc để thực thi “đánh tư sản mại bản”, làm cạn kiệt vốn liếng của người dân và làm xáo trộn kinh tế trầm trọng.

Kim ngạch xuất khẩu năm 1980 chỉ đạt 15% kim ngạch nhập khẩu. Cùng năm đó, chỉ tiêu thóc lúa là 21 triệu tấn nhưng thu hoạch chỉ đạt 12 triệu tấn.
Tình hình lương thực thiếu hụt trầm trọng khiến lượng gạo mua qua mậu dịch quốc doanh bị hạn chế tương đương với thời kỳ chiến tranh khốc liệt nhất ở miền Bắc.
Khoảng 10-15% lương thực phải nhập khẩu. Hàng hóa không đủ, để trang trải các khoản nợ từ khối Cộng sản, chính phủ Việt Nam xoay sang trả nợ bằng lao động.
Riêng tại Liên Xô đã có hơn 100.000 thợ thuyền người Việt được gửi sang để bù vào phần nào cán cân mậu dịch.
Thu nhập bình quân đầu người năm 1976 là 101 USD, đến năm 1980 có 91 USD, trong khi năm 1982 là 99 USD, riêng tại miền Bắc năm 1976 là 82 USD, đến năm 1980 là 58 USD.
Tốc độ tăng kinh tế giai đoạn 1975 đến 1985 dao động ở 1,9%-0,6%.

Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam thời kỳ 1980-2010

Năm 1982, Đại hội V của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thừa nhận kinh tế Việt Nam trong thời kỳ 1976–1980 là:
“kết quả sản xuất không tương xứng với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra, những mất cân đối lớn của nền kinh tế vẫn trầm trọng,
thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng của xã hội trong khi dân số tăng nhanh; thị trường, vật giá, tài chính, tiền tệ không ổn định, đời sống của nhân dân lao động còn nhiều khó khăn”.
Vì thế, từ năm 1982, Đảng này quyết định Việt Nam sẽ tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp và coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, và kết hợp nông nghiệp,
công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công – nông nghiệp hợp lý, tăng cường phân cấp cho địa phương trong công tác sản xuất và quản lý sản xuất.
Kinh tế quốc doanh vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, kinh tế gia đình được khuyến khích.
Thị trường không có tổ chức bị quản lý chặt chẽ.

Tính chung tốc độ phát triển 5 năm, năm 1981 tăng 2,3%, năm 1982 tăng 8,8%, năm 1983 tăng 7,2%, năm 1984 tăng 8,3%, năm 1985 tăng 5,7%, bình quân 1981-1985 tăng 6,4%/ năm.
Tốc độ tăng kinh tế cả giai đoạn 1975 đến 1985 trung bình là 3,7%, trong khi dân số tăng 2,3% song chỉ tiêu đặt ra cho kế hoạch 5 năm lần thứ ba chỉ từ 4,5%-5% mỗi năm nhưng tăng trung bình 6,4% mỗi năm, nông nghiệp tăng 5,3% và công nghiệp tăng 9,3%.
Lạm phát đầu những năm 80 là cao với 50%, đến 1985 là 587,2% (giai đoạn 1975-1980 lạm phát trung bình mỗi năm có 21,2%).

Tuy nhiên, thời kỳ 1981–1985, kinh tế Việt Nam đã không thực hiện được mục tiêu đã đề ra trong nghị quyết đại hội V là cơ bản ổn định tình hình kinh tế-xã hội, ổn định đời sống nhân dân.
Sai lầm về tổng điều chỉnh giá – lương – tiền cuối năm 1985 đã đẩy nền kinh tế đất nước đến những khó khăn mới. Kinh tế – xã hội lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
Siêu lạm phát xuất hiện và kéo dài, từ năm 1985 kéo dài đến 1988 từ 500% đến 800%.
Nguồn gốc lạm phát một nguyên nhân là do thâm hụt ngân sách của các doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên bất cập hệ thống phân phối cũng đáng kể.

Để vượt qua khó khăn, các địa phương nhất là địa phương ở Nam Bộ đã có những biện pháp “xé rào” như khoán hộ, khoán sản phẩm, bù giá vào lương, tăng cường quan hệ ngoại thương với các nước ngoài khối xã hội chủ nghĩa.
Những biện pháp “xé rào” này đã mang lại những hiệu quả nhất định trong tăng năng suất sản xuất, giải quyết tình trạng khan hiếm hàng hóa và nợ lương người lao động.
Vì thế, chúng đã thu hút được sự chú ý của các nhà lãnh đạo Đảng và Chính phủ.
Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động (hay Khoán 100 gọi dựa theo Chỉ thị 100 của Ban Bí thư trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IV) và mở rộng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các xí nghiệp quốc doanh (nghị quyết 25/CP của Chính phủ) được Đảng và Chính phủ cho phép thí điểm và dần áp dụng rộng rãi từ năm 1981.
Ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, một số nhà nghiên cứu kinh tế gồm cả những người được đào tạo thời Việt Nam Cộng hòa đã được lãnh đạo Đảng triệu tập để nghiên cứu, chuẩn bị cho Đổi mới.

Những thực tiễn “xé rào” và lý luận mới trên đã giúp Đảng Cộng sản Việt Nam triển khai chính thức chương trình Đổi mới tư duy quản lý kinh tế mà thể hiện trước hết là nghị quyết của Đại hội VI tổ chức vào giữa tháng 12 năm 1986.
Các quyết định đổi mới gắn với tên tuổi của Tổng Bí thư Trường Chinh và chỉ đạo bởi Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh.

1976年から1986年の期間
1976年にベトナムはその名前をベトナム社会主義共和国に変更することに合意し、1980年にベトナム共産党政策の憲法化された機関が1976年の国民議会で決定されました。
社会主義を加速し、強く、しっかりと前進させ、生産関連、科学技術、文化イデオロギーに関して、3つの革命を実行します。
(小規模な生産拠点から開発、時代遅れ農業、大規模な資本主義を迂回して社会主義的生産に直接進む)。

南部では国有化と集団化の政策が推進されており、新しい経済地域の建設を含む全国の労働力の再配分に加えて、地域分布が徐々に改善されています。
社会主義は労働を享受する能力に従い、商品経済を排除します。
経済目標は、特に農村地域と北部の多くの輸送および産業インフラにおいて、インフラがひどく破壊された戦争の状況において非常に高く設定されています。
戦争での負傷率は高く、非識字率は非常に高く、経済管理能力は弱く、経済発展が広がっており、農村部や地方への投資が高いです。
(2つの地域間の経済的格差を解消する、地方-都市、平野、山岳地域)
天然資源と人材の面で地域の条件は非常に異なりますが
(都市部や沿岸部などの開発条件が整った地域では、後の市場経済モデルとは非常に異なり、より多くの資源と優れた人材が投資され、得た利益が資本として中間段階に入り、製品生産の投資となる)。

このからの時代ベトナムの主要経済の道筋は社会主義の工業化であり、社会主義の労働者集団所有システムを構築です。
(労働者、集団農民、ベトナム社会主義知識人が集まる。1982年3月27日、党中央委員会の書記長Lê Duẩnが発表した第5回全国代表団会議で、

重工業は開発の優先事項です

非社会主義経済が改革されて国有経済は国家経済において主導的な役割を果たす。
優先的な開発が与えられており、南中央部と南部地域の農家は集団生産の参加を奨励されています。

国家は統一計画に従って国民経済をリードしている。
特に1978年以来の経済援助理事会の枠組みの中で、社会主義国との協力協定の実施による経済統合。

この期間を「補助金」といいます。経済は集中型計画メカニズムの下で運営されています。国家は国家計画に従ってすべての経済活動、企業および工場を計画します。

民間部門は徐々に廃止されます(憲法では、移行期間中、私有財産に基づく経済はまれであると認めています)。
農民は協同組合で働いています。理論的には、協同組合は集団経済部門に属します。
これは、土地が全国民によって所有されているためです
(国によって管理されますが、人々は所有者として簡単に監督されません)。
国家規範に準拠した、不合理な協同組合管理構造と省(県)に従います。

生産が未発達で商品が不十分なため、流通は債券制度によって管理されています。この分配体制は、収益化政策が完了した1994年に終了しました。

1976年から1980年にかけて、国民所得は数年で非常にゆっくりと増加しました。
1977年には2.8%増加しました。 1978年には2.3%増加した。 1979年には2%の減少。
1980年には1.4%減少し、平均で1977〜1980年は0.4%増加しただけで、人口増加率をはるかに下回り、1人あたりの国民所得は14%減少しました。
1人あたりのGDPは1980年には80米ドルで、ラオス(94米ドル)およびカンボジア(191米ドル)よりも低かった。
一部の統計によると、2番目の5か年計画は年間13〜14%の増加を目標としていますが、増加するのは年間0.4%のみで、そのうち農業は1.9%、産業は3.3%増加しています。
流通の弱さと資本の浪費です。

この結果、豊富な外部援助を受けられなくなった、戦争の結果、大規模な防衛予算、米国の禁輸措置、ボート脱出者、頭脳流出などの多くの理由によるものです。
急速に増加する人口、… “リーダーシップと経済管理、社会的管理の中央から草の根レベルまでの私たちの党と省(県)の機関の欠点”を含む。
「国家計画の主観的、性急な設定タスクと目標は容量に比べて高すぎるため、生産、建設、流通、流通のガイドラインには適切な根拠がなく大きな浪費をもたらします」
党の路線と多くの中央決議を観察することにおいて、非常に保守的で停滞し、厳格な計画で官僚的な管理メカニズムを延長し、責任を真剣に受け止めず、草の根、地方および部門の自治を拡大せず、
これらの適切な問題を中央政府が管理する必要のあります。無関係な経済政策を数多く維持し、生産を妨げ、革命の熱意と労働者の創造的労働を促進しない。
状況の変化に敏感ではなく、効果的な対策の欠如「経済管理が不十分な幹部が大半のため、ベトナムは経済を計画および管理する能力を欠いている。
経済モデルは自給自足、官僚主義、国の物理的および人的資源の非効率的な利用に重きを置いています。
さらに、1975年に2つの通貨両替(南ベトナム共和国によって実施)と1978年に全国で両替が行われ、「資本主義ブルジョア」が実施され、人々の資本が枯渇し、深刻な経済的混乱となった。

1980年の輸出高は輸入高のわずか15%でした。同年、穀物収穫の目標は2100万トンでしたが、収穫はわずか1200万トンでした。
深刻な食糧不足により、国の貿易を通じて購入される米の量は、北部で最も厳しい戦争の期間並に制限されました。
食品の約10〜15%を輸入する必要があります。ベトナム政府は、共産圏からの借金を賄うために物資が不足しているため、労働債務に頼った。
ソビエト連邦だけでも、貿易収支の一部を補うために10万人以上のベトナム人船員が派遣された。
1976年の1人あたりの所得は101米ドル、1980年には91米ドルでしたが、1982年には99米ドル、特に北部では1976年に82米ドル、1980年には58米ドルでした。
1975年から1985年までの経済成長率は1.9%から0.6%の範囲でした。

1980-2010年のベトナムのインフレ率


1982年、ベトナム共産党V議会は1976年から1980年の期間にベトナム経済を確認しました。
「生産結果は労働力と投資資本に見合ったものではなく、経済的不均衡は依然として深刻であり、
人口が急増する一方で、国民所得は社会の消費を保証するものではありません。
市場、価格、金融、通貨は安定しておらず、働く人々の生活は依然として多くの困難に直面しています。
したがって、1982年以来、この党はベトナムが強力な農業の開発に重点を置き、農業を主要と見なすことを決定、
消費財生産を促進し、農業を組み合わる。
合理的な工業-農業、消費財産業と重工業、生産と生産管理の地方分散化を強化します。
国家経済は引き続き主導的な役割を果たしており、家族経済が奨励されています。
組織化されない市場は厳しく規制されていません。

一般的に、1981年に2.3%増加、1982年に8.8%増加、1983年に7.2%増加、1984年に8.3%増加、1985年に5.7%増加した5年の成長率軍事1981-1985年は6.4%/年増加しました。
1975年から1985年までの経済成長率は平均3.7%でしたが、人口は2.3%増加しましたが、第三次の5か年計画の目標は4.5%-5%に過ぎませんでした。
毎年6.4%の平均増加、農業は5.3%増加し、工業は9.3%増加します。
80年代前半のインフレは50%と高く、1985年には587.2%でした(1975-1980年の期間では、年間平均インフレは21.2%でした)。

しかし、1981年から1985年の期間中、ベトナム経済は、基本的に社会経済状況を安定させ、人々の生活を安定させるという第5議会決議で設定された目標を達成できませんでした。
1985年末の価格-給与-資金の完全な調整の誤りは、国の経済を新たな困難に追いやった。
社会経済状況は深刻な危機に瀕しています。
ハイパーインフレが発生し、1985年から1988年まで500%から800%まで続いた。
インフレの根本的な原因は国有企業の赤字です。
ただし、不十分な流通システムも課題です。

困難を克服するために、地方、特に南部では、「障壁を取り壊す」ための解決策を講じてきました。
製品の契約、賃金の補償、社会主義圏外の国との貿易関係の強化。

これらの「障壁を取り壊す」方法は、生産性の向上に一定の効果をもたらし、商品の不足と労働者の未払い賃金を解決しました。
したがって、彼らは党と政府の指導者の注目を集めています。
製品をグループと労働者に割り当て
(ベトナム共産党中央委員会の事務局の第4指令、100に基づく契約100を適用する)、
国有企業の生産とビジネスの自律性を拡大します(決議25 /CP (政府) )、党と政府によって1981年以来徐々に広く適用されることが許可されました。
ハノイとホーチミン市では、ベトナム共和国時代に訓練を受けた研究者を含む多くの経済研究者が、イノベーションを研究するため、党指導部に召集されました。

これらの「障壁を取り壊す」を実現する新しい理論は、ベトナム共産党が刷新計画を正式に実施するのを助けます。
1986年12月中旬に開催された第6回議会の決議を主とする経済管理の考え方です。
更新の決定は、Trường Chinh書記長の名前に関連付けられ、Nguyễn Văn Linh書記長によって指示されました。

コメント