35.北中部の社会経済開発問題

  1. Vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở Bắc Trung Bộ
    1.Khái quát chung

Vùng Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
Dãy núi Bạch Mã được coi là ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
Bắc Trung Bộ có diện tích tự nhiên 51,5 nghìn km2, số dân 10,6 triệu người (năm 2006), chiếm 15,6% diện tích và 12,7% số dân của cả nước.

Hãy xác định trên bản đồ Hành chính Việt Nam vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Bắc Trung Bộ.

Về mặt tự nhiên, Bắc Trung Bộ thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Ở Thanh Hoá và một phần Nghệ An, khí hậu có tính chất chuyển tiếp giữa Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, vẫn còn chịu ảnh hưởng khá mạnh của gió mùa Đông Bắc về mùa đông.
Dãy núi Trường Sơn Bắc, biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào với các đèo thấp, làm cho về mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh, nhiều ngày thời tiết nóng và khô.
Nhưng ngay sau những ngày hạn hán, có thể bão ập đến đem theo mưa lớn và nước lũ, triều cường gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống.

Về tài nguyên thiên nhiên, Bắc Trung Bộ có một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômit, thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý. Rừng có diện tích tương đối lớn.
Các hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị về thuỷ lợi, giao thông thuỷ (ở hạ lưu) và tiềm năng thuỷ điện.
Tiềm năng phát triển nông nghiệp có phần hạn chế, do các đồng bằng nhỏ hẹp, chỉ có đồng bằng Thanh – Nghệ – Tĩnh là lớn hơn cả.
Với diện tích vùng gò đồi tương đối lớn, Bắc Trung Bộ có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn. Dọc ven biển có khả năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

Bắc Trung Bộ cũng có tài nguyên du lịch đáng kể, trong đó phải kể đến các bãi tắm nồi tiếng như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Thuận An, Lăng Cô; Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng; Di sản văn hoá thế giới Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.

Về mặt kinh tế – xã hội, mức sống của dân cư còn thấp.
Chiến tranh tuy đã lùi xa, nhưng hậu quả vẫn còn để lại, nhất là ở vùng rừng núi. Cơ sở hạ tầng của vùng vẫn còn nghèo, việc thu hút các dự án đầu tư nước ngoài vẫn còn hạn chế.
Với sự tập trung đầu tư cho vùng, nhất là với sự hình thành và phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần, kinh tế của Bắc Trung Bộ sẽ có bước phát triển đáng kể.

2.Hình thành cơ cấu nông- lâm –ngư nghiệp

Ở Duyên hải miền Trung nói chung, Bắc Trung Bộ nói riêng,
vấn đề hình thành cơ cấu nông- lâm –ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng,
vì nó không chỉ góp phần tạo ra cơ cấu ngành, mà còn tạo thể liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế không gian.
So với công nghiệp cả nước, tỉ trọng của Bắc Trung Bộ còn nhỏ bé (chiếm khoảng 2,4% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước, năm 2005).
Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đòi hỏi phải phát huy các thế mạnh sẵn có của vùng,
trong đó có thế mạnh về nông- lâm –ngư nghiệp.

Hình 35.1.Lát cắt từ Tây sang Đông thể hiện cơ cấu nông- lâm –ngư nghiệp của vùng

a)Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp

Diện tích rừng của toàn vùng là 2,46 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích rừng cả nước.
Độ che phủ rừng là 47,8% (năm 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên.
Trong rừng có nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa.), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị.
Hiện nay rừng giàu chỉ còn tập trung chủ yếu ở vùng giáp biên giới Việt-Lào, nhiều nhất là ở Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình.
Đáng chú ý là rừng sản xuất chỉ chiếm 34% diện tích, còn khoảng 50% diện tích là rừng phòng hộ và 16% là rừng đặc dụng.
Hàng loạt lâm trường hoạt động chăm lo việc khai thác đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng.

Việc bảo vệ và phát triển vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động, thực vật quý hiếm, rừng còn có tác dụng điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.
Việc trồng rừng ven biển có tác dụng chắn gió, bão và ngăn không cho cát bay, cát chảy, lấn ruộng đồng, làng mạc.

b)Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đồng bằng và ven biển

Vùng đồi núi có thể mạnh về chăn nuôi đại gia súc.
Đàn trâu có khoảng 750 nghìn con (chiếm ¼ đàn trâu cả nước), đàn bò có khoảng 1,1 triệu con (chiếm hơn 1/5 đàn bò cả nước).
Với diện tích đất badan tuy không lớn, nhưng khá màu mỡ.
Bắc Trung Bộ đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê ở Tây Nghệ An, Quảng Trị; cao su, hồ tiêu ở Quảng Bình, Quảng Trị, chè ở Tây Nghệ An).

Ở các đồng bằng, phần lớn là đất cát pha, thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá.) nhưng không thật thuận lợi cho cây lúa.
Trong vùng đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng năm và các vùng lúa thâm canh.
Bình quân lương thực đầu người vì vậy đã tăng khá (năm 2005 đạt khoảng 348kg/người).

c) Đẩy mạnh phát triển ngư nghiệp

Tuy không có các bãi cá lớn, nổi tiếng, nhưng các tỉnh Bắc Trung Bộ đều có khả năng phát triển nghề cá biển.
Nghệ An là tỉnh trọng điểm nghề cá của Bắc Trung Bộ.
Tuy nhiên, do phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính, nên ở nhiều nơi nguồn lợi thủy sản có nguy cơ suy giảm rõ rệt.
Hiện nay việc nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn được phát triển khá mạnh, đang làm thay đổi khá rõ nét cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển.

Hình 35.2.Khai thác một số thế mạnh chủ yếu của vùng Bắc Trung Bộ

3.Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

a) Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hóa

Công nghiệp của vùng hiện đang phát triển dựa trên một số tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn, nguồn nguyên liệu của nông-lâm-thủy sản và nguồn lao động dồi dào, tương đối rẻ.
Do những hạn chế về điều kiện kĩ thuật, vốn nên cơ cấu công nghiệp của vùng chưa thật định hình và sẽ có nhiều biến đổi trong những thập kỉ tới.
Một số tài nguyên khoáng sản của vùng vẫn ở dạng tiềm năng hoặc khai thác không đáng kể (crômit, thiếc…).
Trong vùng có một số nhà máy xi măng lớn như Bỉm Sơn, Nghi Sơn (Thanh Hóa), Hoàng Mai (Nghệ An).
Nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh (sử dụng quặng sắt Thạch Khê) đã được kí kết xây dựng vào tháng 5-2007.

Vấn đề phát triển cơ sở năng lượng (điện) là một ưu tiên trong phát triển công nghiệp của vùng.
Do những hạn chế về nguồn nhiên liệu tại chỗ nên việc giải quyết nhu cầu về điện chủ yếu dựa vào lưới điện quốc gia.
Một số nhà máy thủy điện đang được xây dựng như Bản Vẽ (320 MW) trên sông Cả (Nghệ An), Cửa Đạt (97 MW) trên sông Chu (Thanh Hóa), Rào Quán (64 MW) trên sông Rào Quán (Quảng Trị).

Các trung tâm công nghiệp của vùng là Thanh Hóa-Bỉm Sơn, Vinh, Huế với các sản phẩm chuyên môn hóa khác nhau.
Huế nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ có lợi thế trong phát triển.

b) Xây dựng cơ sở hạ tầng trước hết là giao thông vận tải

Việc đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đang tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng.
Cho đến nay, mạng lưới giao thông của vùng chủ yếu gồm quốc lộ 1. Đường sắt Thống Nhất (đường sắt Bắc-Nam) và các tuyến đường ngang là các quốc lộ 7, 8,9.
Đường Hồ Chí Minh hoàn thành sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các huyện phía tây, phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới.
Cùng với phát triển giao thông Đông-Tây, hàng loạt cửa khẩu được mở để tăng cường giao thông với các nước láng giềng, trong đó Lao Bảo là cửa khẩu quốc tế quan trọng.

Quốc lộ 1 nâng cấp, hiện đại hóa, đặc biệt là việc làm đường hầm ô tô qua Hoành Sơn, Hải Vân đã làm tăng đáng kể khả năng vận chuyển Bắc-Nam trên tuyến đường huyết mạch này, đồng thời sẽ tạo sức hút lớn cho các luồng vận tải theo quốc lộ 9 tới cảng Đà Nẵng.
Một số cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng và hoàn thiện (Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây) gắn liền với sự hình thành các khu kinh tế cảng biển.
Các sân bay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình) được nâng cấp giúp phát triển kinh tế, văn hóa và tăng cường thu hút khách du lịch.

35.北中部の社会経済開発問題

1.一般的な概要

北中部地域は、Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huếの各省(県)で構成されています。
Bạch Mã山脈は、北中部と南中部の自然境界と見なされています。
北中部の自然面積は51.5千km2、人口は1,060万人(2006年)で、面積の15.6%、国の人口の12.7%を占めています。

ベトナム政府の地図で、北中部地域の地理的位置の範囲を決定します。

当然のことながら、北中部は北西部と北中央部に属しています。
Thanh HoáとNghệ Anの一部では、気候はHồng川デルタと北中部の間で継続的であり、依然として冬の北東モンスーンの影響を強く受けています。
ベトナムとラオスの自然な境界線であるSơn Bắc山脈は、南西風が強く吹き、夏は暑く乾燥しています。
しかし、干ばつの直後に、嵐が来て大雨や洪水をもたらす可能性があり、洪水は生産と生活に損害を与えます。

天然資源に関して、北中央海岸には、クロム鉄鋼、スズ、鉄、石灰岩、セメント用粘土、宝石類など、多くの貴重な鉱物資源があります。
森は比較的広い面積を持っています。
MãとCảの河川域には、貴重な灌漑、水輸送(下流)、水力発電の可能性があります。
農業開発の可能性はやや制限されています。平地が狭いので、Thanh – Nghệ平地のみが大きいです。
丘陵地帯が比較的広い北中央海岸は、森林庭園を発達させ、大きな牛を飼育することができます。
沿岸では、漁業や養殖を発展させることが可能です。

北中部平原はSầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Thuận An, Lăng Côなどの有名なビーチを含む重要な観光資源もあります。
世界自然遺産Phong Nha – Kẻ Bàng。世界文化遺産Huế記念碑、Huế王室音楽。

社会経済、人口の生活水準はまだ低いです。
戦争は後退しましたが、特に山岳地帯では依然として影響が残っています。
この地域のインフラは依然として貧弱であり、外国投資は限界があります。
地域への投資を中心に、特に中核となる主要経済地域の形成と発展により、近い将来、北中部地域の経済は重要な発展段階を迎えるでしょう。

2.農林水産構造の形成

中部沿岸地域全般で、北部中部の農業林業・漁業構造の形成は、地域経済構造に大きな意味を持っています。
それは地域経済形成と発展の余地を連続に作り出すからです。

国の産業と比較すると、北中部の割合は小さいです(2005年の国の工業生産値の約2.4%を占めています)。
工業化と近代化を加速させるには、農業、林業、漁業などの強みを含め、地域の利用可能な強みを促進する必要があります。

図35.1。地域の農林水産構造を示す西から東への図

a)林業の強みを活用する

全地域の森林面積は246万ヘクタールで、国の森林面積の約20%を占めています。
森林被覆率は47.8%(2006年)で、中央高地のすぐ後ろにあります。

森には、さまざまな種類の貴重な木材(チーク、アイアンウッド、チキン、ベルベットタマリンド、サルスベリ、センダン科など)があり、
貴重な森林産物、鳥や動物がたくさんいます。
現在、豊かな森林は主にベトナムとラオスの国境地域、特にNghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bìnhに集中しています。
特に、生産林は面積の34%にすぎませんが、約50%は保護林で、16%は特殊用途林です。
一連の林業場は、森林の回復と保護と並行します。

森林資本の保護と開発は、野生生物の生息地を保護し、希少で貴重な動植物種の資源を保護するのに役立ちます。
また、森林は、水源を調整し、森林の害を制限するのにも役立ちます。短くて急な川での突然の洪水を防ぎます。
沿岸の植林は、風、嵐を遮断し、砂の飛散、砂の流れが、農地、村への侵入を防ぐために機能します。

b)ミッドランド、デルタ、および沿岸地域の農業の強みの活用を組み合わせ

丘陵地帯と山岳地帯は、牛の飼育に適しています。
水牛は約75万頭(全国の4分の1を占める)で、牛は約110万頭(全国の5分の1以上を占める)です。
玄武岩質が小さいですが肥沃な土地です。
北中部は、多年生の産業作物に特化した多くのエリアを確立しています。
(Tây Nghệ An, Quảng Trịではコーヒー、Quảng Bình, Quảng Trịではゴムとコショウ、お茶では西Nghệ An)。

平原では、主に砂質の土壌で、多年生の商品作物(ピーナッツ、サトウキビ、タバコ)の開発に適していますが、米にはあまり適していません。
この地域では、多年生の商品作物と米の集中に特化した地域を確立しています。
したがって、1人あたりの平均食糧は大幅に増加しました。(2005年には1人あたり約348kgに達しました)。

c)漁業開発を促進する

大きくて有力な漁場はありませんが、北中部の省(県)はすべて海洋漁業を発展させることができます。
Nghệ Anは北中央海岸の重要な漁業地域です。
しかし、ほとんどの漁船は容量が少なく、沿岸漁業が主であるため、多くの場所で漁業利益は少なく、生産が減少するリスクがあります。
現在、淡水と海水養殖は非常に強力に開発されており、沿岸の農村経済構造を著しく変化させています。

図35.2。北中部地域のいくつかの主要な強力開拓地域

3.産業構造の形成と交通インフラの整備

a)主要産業と専門産業の開発

現在、この地域の産業は、豊富な埋蔵量のある鉱物資源、農業林業漁業の原材料、豊富な労働力資源に基づいて開発されており、比較的安価です。
技術的条件と資本の制限により、この地域の産業構造は形成されておらず、今後数十年で多くの変化が起こるでしょう。
この地域の一部の鉱物資源は、未だ利用されていません、採掘量はわずかです(クロマイト、スズなど)。
この地域には、Bim Son、Nghi Son(Thanh Hóa)、Hoang Mai(Nghệ An)などのいくつかの大きなセメント工場があります。
Hà Tĩnhの統合製鋼工場(Thạch Khêの鉄鉱石を使用)は、2007年5月に建設されました。

エネルギー(電気)施設の開発は、地域の産業開発の優先事項です。
地域の燃料制約により、電力需要は主に国の送電網に基づいています。
Cả川(ゲアン)のBản Vẽ(320 MW)、Chu川(Thanh Hóa)のCua Dat(97 MW)、
Rào Quán川(Quảng Trị)のRào Quán(64MW)よ うないくつかの水力発電所が建設中です。

この地域の産業の中心地は、Thanh Hóa-Bỉm Sơn, Vinh, Huếで、さまざまな専門分野製品があります。
Huếは主要経済地域となっていて中部地域は開発において有利です。

b)インフラストラクチャの構築は主に輸送交通

インフラ開発への投資の増加は、地域の社会経済開発に大きな変化をもたらしています。
これまでのところ、この地域の交通ネットワークは主に国道1号で構成されています。
統一鉄道(南北鉄道)と並走道路は国道7、8、9号です。
ホーチミン道路の完成により、西部地区の経済発展が促進され、人口が再分配され、新しい都市ネットワークが形成されます。
東西輸送の発展に伴い、近隣諸国との交通を増やすために一連の国境門が開かれました。
そのうち、Lao Bảoは重要な国際国境門です。

国道1号線のアップグレードと近代化、特にHoành Sơn, Hải Vânを通る自動車トンネルの建設により、
この幹線道路で南北を輸送する能力が大幅に向上し、魅力が生まれます。国道9号線からダナン港への交通の流れ。
いくつかの深海港は、港湾経済地帯の形成に関連して建設するために投資されています(Nghi Son、Vung Ang、Chan May)。
Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình)のアップグレードされた空港は、経済、文化の発展と観光客の誘致に貢献しています。

コメント