30.交通・通信産業の発展

Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc

1.Giao thông vận tải
Mạng lưới giao thông vận tải của nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau.

a) Đường bộ (đường ô tô)

Trong những năm gần đây, nhờ huy động các nguồn vốn và tập trung đầu tư nên mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại hóa.

Về cơ bản, mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng.

Các tuyến đường chính:

Hai trục đường bộ xuyên quốc gia là quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh (đang xây dựng). Quốc lộ 1 chạy suốt từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau) dài 2300km, là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta, nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
Đường Hồ Chí Minh là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai, có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của dải đất phía tây đất nước.

Trong quá trình hội nhập quốc tế, hệ thống đường bộ Việt Nam cũng đang hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực với các tuyến thuộc mạng đường bộ xuyên Á trên lãnh thổ Việt Nam.

b) Đường sắt

Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3143km.

Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội-TP.Hồ Chí Minh) dài 1726km, chạy theo chiều dài đất nước, gần như song song với quốc lộ 1, tạo nên một trục giao thông quan trọng theo hướng bắc-nam.

Các tuyến đường khác là: Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Thái Nguyên, Hà Nội-Đồng Đăng, Lưu Xá-Uông Bí-Bãi Cháy.

Các tuyến đường thuộc mạng đường sắt xuyên Á trên lãnh thổ Việt Nam đang được xây dựng, nâng cấp để đạt tiêu chuẩn đường sắt ASEAN.

c) Đường sông

Nước ta có nhiều sông ngòi nhưng mới chỉ sử dụng khoảng 11 000 km vào mục đích giao thông.

Vận tải đường sông chủ yếu tập trung trong một số hệ thống sông chính:

Hệ thống sông Hồng-Thái Bình.

Hệ thống sông Mê Công-Đồng Nai.

Một số sông lớn ở miền Trung.

d)Ngành vận tải đường biển

Đường bờ biển dài 3260 km, nhiều vùng, vịnh rộng, kín gió và nhiều đảo, quần đảo ven bờ, nằm trên đường hàng hải quốc tế.
là những điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển giao thông đường biển.

Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu là theo hướng bắc-nam. Quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng-Thành phố Hồ Chí Minh, dìa 1500 km.

Các cảng biển và cụm cảng quan trọng là :
Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng-Liên Chiều-Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn-Vũng Tàu-Thị Vải.

e) Đường hàng không

Hàng không là ngành non trẻ nhưng có bước tiến rất nhanh nhờ có chiến lược phát triển táo bạo, nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất.

Cả nước có 22 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế.

Các tuyến bay trong nước được khai thác trên cơ sở 3 đầu mối chủ yếu là: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ngoài ra, chúng ta đã mở các đường bay đến nhiều nước trong khu vực và trên khu vực.

g) Đường ống

Vận chuyển bằng đường ống ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí.
Ngoài tuyến đường ống vận chuyển sản phẩm xăng dầu B12 (Bãi Cháy-Hạ Long) tới các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, các đường ống dẫn dầu khí từ nơi khai thác dầu khí ngoài thêm lục địa vào đất liền đã được xây dựng và đi vào hoạt động.

2.Ngành thông tin liên lạc

Thông tin liên lạc gồm 2 hoạt động chính là bưu chính và viễn thông.

a)Bưu chính

Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính là có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp. Toàn bộ mạng lưới Bưu chính Việt Nam có hơn 300 bưu cục với bán kính phục vụ với bán kính phục vụ là 5,85 km/bưu cục, khoảng 18 nghìn điểm phục vụ với mật độ bình quân 2,3 km/điểm và hơn 8 nghìn điểm bưu điện-văn hóa xã.

Tuy vậy, hoạt động bưu chính vẫn còn những hạn chế: mạng lưới phân bố chưa hợp lí, công nghệ chung còn lạc hậu, quy trình nghiệp vụ ở hầu hết các địa phương vẫn mang tính thủ công, chưa tương xứng với chuẩn quốc, thiếu lao động có trình độ cao…

Trong giai đoạn tới, ngành bưu chính sẽ phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa nhằm đạt trình độ hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực; bên cạnh các hoạt động công ích sẽ đẩy mạnh các hoạt động knh doanh để đưa Bưu chính trở thành ngành kinh doanh hiệu quả.

b) Viễn thông

Ngành viễn thông ở nước ta có đặc điểm nổi bật là tốc độ phát triển nhanh vượt bậc và đón đầu được các thành tựu kĩ thuật hiện đại.

Trước thời kì Đổi mới, mạng lưới và thiết bị viễn thông cũ kĩ lạc hậu; các dịch vụ viễn thông nghèo nàn, chỉ dừng ở mức phục vụ cho các cơ quan, các doanh nghiệp nhà nước và một số cơ sở sản xuất.

Những năm gần đây, Viễn thông Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao, đạt mức trung bình 30%/năm, đến năm 2005 Việt Nam đã có trên 15,8 triệu thuê bao điện thoại, đạt 19 thuê bao/100 dân. Điện thoại đã đến được hầu hết các xã trong toàn quốc.

Công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học-kĩ thuật, công nghệ mới, hiện đại đang được chú trọng đầu tư.
Mạng viễn thông với kĩ thuật lạc hậu được thay bằng mạng kĩ thuật số, tự động hóa cao và đa dịch vụ.
Các tuyến truyền dẫn liên tỉnh viba và cáp quang đã đạt tiêu chuẩn vào loại cao nhất hiện nay.
Việt Nam có trên 5000 kênh đi quốc tế qua các hệ thống thông tin vệ tinh và cáp biển hiện đại.

Mạng lưới viễn thông ở nước ta tương đối đa dạng và không ngừng phát triển.

+Mạng điện thoại: bao gồm mạng nội hạt và mạng đường dài, mạng cố định và mạng di động.

Nhìn chung, mạng điện thoại và số máy điện thoại tăng với tốc độ rất nhanh; trong vòng 15 năm, từ năm 1990 đến năm 2005, số thuê bao điện thoại đã tăng 112 lần; về kĩ thuật, công nghệ đã được số hóa lần hoàn toàn.
Tuy vậy, vẫn có sự phân bố rất không đều giữa các vùng và các địa phương trong từng vùng.

+Mạng phi thoại: đang được mở rộng và phát triển với nhiều loại hình dịch vụ mới, kĩ thuật tiên tiến bao gồm: mạng Fax, mạng truyền trang báo trên kênh thông tin.

+Mạng truyền dẫn: được sử dụng với rất nhiều phương thức khác nhau như: mạng dây trần, mạng truyền dẫn Viba, mạng truyền dẫn cáp sợi quang, mạng viễn thông quốc tế.

Mạng lưới viễn thông quốc tế ngày càng phát triển mạnh, hội nhập với thế giới qua thông tin vệ tinh và cáp biển.
Năm 2005, Việt Nam có hơn 7,5 triệu người sử dụng Internet, chiếm 9,0% dân số, thuộc hạng cao ở châu Á.

30.交通・通信産業の発展

1.交通機関
私たちの国の輸送ネットワークは、さまざまな種類の輸送を含め、非常に包括的に発展しました。

a)道路(高速道路)

近年、各種の資金源を投資したおかげで、道路網は拡張され、近代化されました。
基本的な道路ネットワークはすべての地域をカバーしています。

主なルート:

国境を越える2つの道路は、国道1号線とホーチミン道路(建設中)です。
国道一号線は、Hữu Nghị 国境(Lạng Sơn) からNăm Căn (Cà Mau) まで2300 kmの長さで、国の基幹道路です。
国のすべての主要な経済地域(中部高地を除く)ほとんどを道路で結んでいます。
ホーチミン道路は、国の西側地域の社会経済的発展を促進することを目的とした国境を越える2番目の軸です。
国際統合の過程で、ベトナムの道路システムは、アジア横断道路ネットワークに属するルートを持つ地域の道路システムに統合されています。

b)鉄道

私たちの国の鉄道の全長は3143kmです。

統一鉄道(ハノイ-ホーチミン市)は国土に沿って1726 kmの長さで、国道1号線とほぼ平行で、南北方向に重要な交通軸を形成しています。
その他のルートは、Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Thái Nguyên, Hà Nội-Đồng Đăng, Lưu Xá – Uông Bí – Bãi Cháyです。
ベトナム国内のアジア横断鉄道ネットワークのルートは、ASEANの鉄道基準を満たすように構築および改修されています。

c)河川水運

私たちの国には多くの川がありますが、輸送目的で約11,000 kmしか使用しません。

河川輸送は、主にいくつかの主要な河川系に集中しています。

Hồng-Thái Bình川水系。

メコン-Đồng Nai水系。

中部のいくつかの大きな川。

d)海上輸送産業

海岸線は3260 kmの長さで、多くの地域があり、湾は広く風が強く、多くの島々、海岸の島々、国際海上ルートに位置しています。
私たちの国が海上輸送を発展するための好ましい条件です。

沿岸航路は主に南北方向です。最も重要なのは、ハイフォン-ホーチミン市航路1500 kmです。

重要な港は次のとおりです。
Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng-Liên Chiều-Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn-Vũng Tàu-Thị Vải.

e)航空

航空業界はまだ歴史が浅いですが、大胆な開発戦略、設備の近代化のおかげで、急速に進歩しています。

国には5つの国際空港を含む22の空港があります。

国内路線は、ハノイ、ホーチミン市、ダナンの3つの主要なポイントに基づいて運航されています。
さらに、地域内および地域全体の多くの国へのルートを開設しています。

g)パイプライン

石油・ガス産業の発展に伴い、パイプライン輸送が拡大しています。
石油製品B12((Bãi Cháy-Hạ Long)をHồngデルタ地域に輸送するためのパイプラインシステムに加えて、
沖合の石油およびガス開発地域から本土への石油パイプラインが建設され、稼働しました。

2.通信業界

通信事業には、郵便と電話の2つの主要な事業があります。

a)郵便

郵便業界の際立った特徴は、その質の高いサービスと幅広いネットワークです。
ベトナム郵便事業ネットワークの半径は5.85 kmです。全国に300以上の郵便局があります。
平均密度が2.3 km で約1万8千の支店があり、 8000カ所以上の郵便文化の支店があります。

ただし、郵便活動は依然として制限があります。
ネットワークは合理的ではなく、一般的な技術は時代遅れでです。
ほとんどの地域は依然として近代化されず手動であり、時代に適合していません。

今後、郵便部門は、地域の他の先進国と同等の近代レベルを達成するために近代化およびコンピュータ化の方向に発展します。
公的活動以外にも、郵便局を効果的な事業に変えるための活動を推進します。

b)電気通信

わが国の電気通信産業は、開発スピードが非常に速く、最新の技術的成果が期待されています。

ドイモイ時代以前は、ネットワークと通信機器は時代遅れでした。
貧弱な通信サービスでした。、一部の国営企業と生産施設のサービスのみでした。

近年、ベトナム通信は年平均30%に達する高成長を遂げており、
2005年までにベトナムは1,580万人を超える電話加入者を抱え、100人中19人に達しました。
電話は国内のほぼすべての地域に届きました。

科学的および技術的成果の研究と応用、新しい最新技術は投資に焦点を当てています。
時代遅れのテクノロジーを備えた通信ネットワークは、デジタルネットワーク、高度な自動化サービスに置き換えられています。
電波およびファイバーケーブルの都市間伝送ラインは、今日の市場で最高水準に達しています。
ベトナムには、最新の衛星およびケーブル通信システムを介して5000以上の国際チャネルがあります。

私たちの国の通信ネットワークは比較的多様であり、常に進化しています。

電話ネットワーク:ローカルおよび長距離電話、固定電話、携帯電話を含みます。

一般に、電話網と電話の数は非常に速い速度で増加しました。
1990年から2005年までの15年以内に、電話加入者数は112倍に増加しました。
技術的には、テクノロジーは完全にデジタル化されています。
ただし、地域と各地域の地域との間には依然として非常に不均一な分布があります。

非音声ネットワーク:
多くの新しいタイプのサービスで拡張および開発されており、高度な技術には次のものが含まれます。
Faxネットワーク、情報を送信するネットワーク。

伝送ネットワーク:
裸線ネットワーク、マイクロ波伝送ネットワーク、光ファイバーケーブル伝送ネットワーク、国際通信ネットワークなど、さまざまな方法で使用されます。

国際的な通信ネットワークは、衛星情報と海ケーブルを通じて世界と統合して、力強く成長しています。
2005年のベトナムのインターネットユーザー数は750万人を超え、人口の9.0%を占め、アジアで上位にランクされています。

コメント